Hệ thống các chuyên ngành của kinh tế học giáo dục

Một phần của tài liệu Kinh tế học giáo dục (Trang 25 - 26)

Kinh tế học giáo dục nghiên cứu mối quan hệ giữa kinh tế và giáo dục, tìm ra sự vận động của các quy luật kinh tế trong lĩnh vực giáo dục. Ngày nay các nghiên cứu kinh tế thâm nhập ngày càng sâu sắc vào các lĩnh vực giáo dục. Không một thành tựu nào của giáo dục lại không có sự đóng góp của các yếu tố kinh tế và mỗi bước phát triển của kinh tế lại có sự tham gia tích cực của giáo dục và nguồn nhân lực. Kinh tế và giáo dục thâm nhập cảở những vẫn đề chung lẫn các lĩnh vực cụ thể. Vì thế, bên cạnh kinh tế học giáo dục đại cương còn có các lĩnh vực cụ thể tương ứng với các học của hệ thống giáo dục quốc dân như: Kinh tế học giáo dục nghề nghiệp; Kinh tế học giáo dục đại học. Kinh tế học giáo dục của mỗi ngành học được nghiên cứu và triển khai trong thực tiễn ở các cấp độ và mức độ khác nhau.

Kinh tế học giáo dục đại cương nghiên cứu những quy luật cơ bản của mối quan hệ giữa kinh tế và giáo dục; giữa đầu tư phát triển kinh tế và đầu tư phát triển giáo dục; sự phù hợp giữa kinh tế và giáo dục tong điều kiện của nền kinh tế thị trường trong bối cảnh toàn cầu hoá và nền kinh tế tri thức; mối quan hệ giữa cung và cầu trong giáo dục đào tạo...

Bên cạnh kinh tế học giáo dục đại cương, những vấn đề trong kinh tế của các ngành học như giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học cũng được quan tâm trong mối tương quan với các ngành kinh tế của các ngành học khác. Ví dụ: Mối quan hệ giữa đầu tư vào vốn vật chất với đầu tư vào giáo dục đại học. Giữa hiệu quả kinh tế của giáo dục phổ thông với giáo dục đại học... Các vấn đề kinh tế của ngành học lại được nghiên cứu trong mối liên quan tới mỗi vùng lãnh thổ và cả nước. Ví dụ, các vấn đề phát triển và phổ cập giáo dục ở vùng sâu, vùng khó khăn... Những vấn đề kinh tế trong nội bộ quá trình đào tạo của mỗi loại hình nhà trường cũng như quan hệ về kinh tế giữa nhà trường với cộng đồng: hiệu quả trong và hiệu quả ngoài của quá trình giáo dục...

Có thể nói, cùng với thời gian, những lĩnh vực nghiên cứu về kinh tế học giáo dục là phong phú và đa dạng. Từ những năm 1970, ở Việt Nam đã có nhiều tài liệu về

kinh tế học giáo dục của một số nước đã được nghiên cứu và phổ biến tương đối rộng rãi. Kinh tế học giáo dục được đề cập tới trong chương trình t, bồi dường cán bộ quản lý giáo dục ở trung ương và địa phương, được giảng dạy và học tập trong các khoá đào tạo thạc sỹ Giáo dục học và thạc sỹ Quản lý văn hoá giáo dục. Đáng lưu ý là trong thời gian này những tài liệu về kinh tế học giáo dục của các nhà giáo dục Liên Xô và Đông Đức (cũ) được dịch sang tiếng Việt Một số tài liệu kinh tế học được soạn để bồi dưỡng cán bộ quản lý, đào tạo sau đại học và một số bài báo viết về vấn đề này của các tác giảĐặng Quốc Bảo, Đô Văn Chấn, Đặng Thị Thanh Huyền...

Đặc biệt trong những năm 1991 - 1992, Dự án quốc gia “Nghiên cứu tổng thể về giáo dục - đào tạo và phân tích nguồn năng lực” (VIE 89/022 do các cơ quan của Bộ Giáo dục Và Đào tạo, Chương trình Phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP), Tổ chức giáo dục khoa học và văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) thực hiện. Dự án đã huy động được một số lượng lớn các nhà khoa học kinh tế, khoa học giáo dục nghiên cứu tổng thể nền giáo dục nước ta. Dự án đã cung cấp những số liệu và phương pháp quan trọng cho việc nghiên cứu tổng thể về giáo dục Việt Nam nói chung và kinh tế học giáo dục nói riêng. Riêng về kinh tế học giáo dục và đầu tư tài chính, báo cáo của Dự án đã nêu lên 6 vấn đề gay cấn và những giải pháp để khắc phục những gay cấn đó là:

- Ngân sách quốc gia và việc phân bố cho giáo dục. - Các khác biệt trong việc cấp kinh phí cho giáo dục. - Trợ cấp, học bổng và các hệ thống hỗ trợ.

- Lương, lợi ích và khen thưởng.

- Mở rộng cơ sở tạo nguồn kinh phí cho giáo dục. - Lập ngân sách và quản lý tài chính.

Nghiên cứu kỹ các tài liệu này, đối chiếu những gay cấn, giải pháp và thực tiễn đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo hiện nay sẽ không chỉ giúp ta nắm được các phương pháp và nội dung cơ bản của kinh tế học giáo dục mà còn chỉ ra được những thành tựu và thách thức đối với giáo dục nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Kinh tế học giáo dục (Trang 25 - 26)