Hiệu quả của đầu tư

Một phần của tài liệu Kinh tế học giáo dục (Trang 104 - 105)

1. Đầu tư phát triển giáo dụ c đào tạo của các nước trên thế giới

1.2. Hiệu quả của đầu tư

Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới: hệ thống giáo dục đang tiến bộ chưa từng thấy trong thời gian vừa qua. Mức độ giáo dục trung bình ở các nước phát triển ngày càng tăng. Lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, hầu hết trẻ em được đến trường. Đến năm 1990, 76% trong số 536 triệu trẻ em từ 6- 11 tuổi ở các nước đang phát triển được đến trường. Kết quả là một học sinh trung bình 6 tuổi ở các nước có thu nhập thấp vào những năm 1990 có thể được đi học 8,5 năm, tăng hơn so với mức 7,6 năm vào năm 1980. Mặc dù trên toàn thế giới đạt được những thành tựu to lớn như vậy, vẫn còn tồn tại những vấn đề cơ bản: cần tăng mức tiếp cận với giáo dục ở một số nước, tăng cường công bằng, nâng cao chất lượng và đẩy nhanh cải cách giáo dục ở những nơi cần thiết.

Tuy nhiên, vẫn còn một số lượng lớn trẻ em không được đến trường. Năm 1990 khoảng 130 triệu trẻ em ở độ tuổi tiểu học - trong đó có 60% là nữ không được đến trường (năm 1980 con số nay là 1160 triệu). Tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học thấp. Khoảng 30% trẻ em ở các nước phát triển đi học tiểu học nhưng không tốt nghiệp, tỷ lệ lưu ban và bỏ học cao. Tỷ lệ mù chữ nói chung đã giảm từ 55% số người trưởng thành ở nước có thu nhập trung bình thấp năm 1970 xuống 35% năm 1990 nhưng vẫn còn 900 triệu người mù chữ. Số người mù chữ là nữ nhiều hơn nam đã chứng tỏ sự chênh lệch về giáo dục nam và nữ vẫn tồn tại ở nhiều nước. Nhu cầu giáo dục trung học và sau trung học ngày tăng không được đáp ứng Hầu hết ở các nước có thu nhập trung bình và thấp,

số người muốn được vào học ở các cơ sở đào tạo trung học ngày một tăng đã làm chính phủ gặp khó khăn trong việc tài trợ và mở rộng hệ thống giáo dục công cộng. Cha mẹ nghèo gặp khó khăn trong việc chi trả học phí cho con học ở các trường tư. Tại các nước đang phát triển, nhiều trẻ em trong độ tuổi 12- 17 không đến trường chỉ vì thiếu chỗ học chứ không phải vì họ không muốn. Chất lượng giáo dục còn nhiều hạn chế, người học khó thích ứng với sự biến đổi nhanh chóng của thực tiễn sản xuất và đời sống.

Về hiệu quả đầu tư, tài trợ công cộng ngày càng khó khăn do quy mô giáo dục ngày càng tăng. Sự can thiệp của nhà nước có thểđánh giá trên mấy điểm: giảm được sự mất công bằng, tại thêm cơ hội cho các tầng lớp dân nghèo và những bất lợi trong xã hội, bù đắp kinh phí giáo dục do không vay được từ thị trường vốn. Nhưng các chi phí công cộng cho giáo dục thường kém hiệu quả khi nó được phân bổ giữa các cấp và bên trong mỗi cấp và khi nó được phân.phối không đúng giữa người sử dụng. Các khoản chi công cộng thường không công bằng, chi cho giáo dục tiểu học thường có lợi cho dân nghèo nhưng các khoản chi công cộng cho giáo dục nói chung lại có lợi cho tầng lớp khá giả vì phần lớn trợ cấp nhà nước chi cho các bậc cuối trung học và đại học là nơi có rất ít học sinh là con em các gia đình nghèo. Các chi phí này không công bằng khi có những học sinh có năng lực và đủ tiêu chuẩn lại không được vào học các trường đại học chỉ vì không còn chỗ hoặc họ không có khả năng trả học phí hoặc họ không kiếm được nguồn tài trợ.

Hầu hết các nước đều chi phần lớn cho các khoản chi công cộng vào giáo dục tiểu học. Trợ cấp của các nhà nước làm tăng mức cung với giáo dục đại học. Mặc dù các khoản chi phí công cộng cho mỗi học sinh sinh viên đại học giảm so với chi phí cho một học sinh tiểu học nhưng mức chi phí đó vãn còn cao. Tỷ lệ chi cho mỗi sinh viên đại học cao hơn nhiều so với học sinh tiểu học. Ví dụ, ở châu Phi còn chưa được đi học và chất lượng trường đại học ở khu vực này thường là thấp.

Sự phối hợp các đầu vào không hiệu quả, các quy định quản lý thường mang tính cứng nhắc, thiếu linh động và không phù hợp với từng địa phương (từng trường) cụ thể. Để giảng dạy có hiệu quả, việc phối hợp đầu tư vào giáo dục không thể giống nhau giữa nước này với nước khác, thậm chí địa phương này với địa phương, trường này trường khác. mà phụ thuộc vào điều kiện của từng địa phương và môi trường cụ thể.

Một phần của tài liệu Kinh tế học giáo dục (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)