Phát triển côngnghệ với vấn đề đào tạo nhân lực lao động kỹ thuật trong nhà trường

Một phần của tài liệu Kinh tế học giáo dục (Trang 47 - 49)

1. Mối quan hệ giữa giáo dục với kinh tế:

1.2. Phát triển côngnghệ với vấn đề đào tạo nhân lực lao động kỹ thuật trong nhà trường

trong nhà trường.

Cùng với quá trình phát triển của xã hội công nghệ, nội dung giáo dục trong các loại hình phổ thông và chuyên nghiệp đã có những bước thay đổi căn bản. Đểđảm bảo cho thế hệ trẻ nói riêng và các tầng lớp cư dân nói chung có khả năng hoà nhập với xã hội công nghệ trong lĩnh vực sản xuất cũng như tiêu dùng; hình thành và phát triển các giá trị văn hoá công nghệ tiến bộ, nội dung giáo dục công nghệ đã và đang trở thành nội dung giáo dục cơ bản của mọi loại hình đào tạo. Giáo dục công nghệ cho mọi người đã trở thành tiêu đề chủ yếu trong hội thảo của tổ chức SEMEO tại Philipin. Rõ ràng sự phát triển công nghệ là một trong những nhân tố quan trọng định hình diện mạo của mô hình phát triển nhà trường tương lai. Công nghệ được hiểu tổng quát là tập hợp công cụ - phương tiện nhằm biến đổi các nguồn tự nhiên, thông tin thành sản phẩm hữu ích, hàng hoá. Những năm gần đây, theo sự thống nhất của các tổ chức quốc tế về công nghiệp - công nghệ thì công nghệ thể hiện trong 4 thành phần:

- Thiết bị: Bao gồm máy móc, dụng cụ, nhà xưởng,... Đây là phần cứng của công nghệ giúp tăng năng lực cơ bắp (máy cơ - điện) và tăng trí lực của con người (máy tính điện tử). Thiếu thiết bị thì không có công nghệ nhưng thiết bị không đồng nhất với công nghệ. :

- Con người: Bao gồm đội ngũ nhân lực để vận hành, điều khiển và quản lý dây chuyền thiết bị. Phần này phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đội ngũ lao động (trình độ văn hoá - nghề nghiệp: sức khoẻ, vốn tiếng nước ngoài,...)

- Thông tin: Bao gồm tài liệu công nghệ (Catalo), bản chỉ dẫn công nghệ, đặc tính kỹ thuật. Phần này có thể trao đổi trong thị trường hoặc được cung cấp có điều kiện trong dạy bí quyết (Know how) theo luật. bản quyền sở hữu công nghệ.

- Quản lý - tổ chức: Bao gồm các hoạt động, các liên hệ về phân bổ nguồn lực, tạo lập mạng lưới sản xuất, tuyển dụng nhân lực, trả lương, chính sách,... Với phần này, công nghệđược hiện thân trong thể chế và khoa học quản lý trở thành nguồn lực. Mô hình phát triển công nghệ của một số nước liên quan trực tiếp đến mô hình phát triển nhân lực - sản phẩm của các loại hình đào tạo trong và ngoài nhà trường.

Trong điều kiện hiện nay, khi các mối quan hệ kính tế - thương mại quốc tế phát triển đa dạng, nhiều nước đã và đang tiến hành chính sách mở cửa, thu hút vốn đấu tư và chuyển giao công nghệ. Bối cảnh trên tạo điều kiện cho nhiều nước (Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia,...) thực hiện chủ trương phát triển đa loại hình công nghệ trong cùng một giai đoạn phát triển nhằm phát huy tiềm lực trong nước (nhân lực, tài nguyên, vốn,...) và cả các năng lực công nghệ, đầu tư nước ngoài.

Chiến lược phát triển đa loại hình công nghệ vừa mở rộng các loại hình công nghệ cần nhiều công nhân, ít hàm lượng tri thức, vốn và nguyên liệu đồng thời tranh thủ tiếp cận công nhẹ cao trong các lĩnh vực kinh tế có điều kiện (thông tin - viễn

thông, chế biến thực phẩm, điện tử,...) đòi hỏi phải đa dạng hoá các loại hình đào tạo nhân lực, phát triển nhiều loại hình nhà trường đa năng với nội dung đào tạo công nghệ thích ứng với nhu cầu nhân lực của ngành sản xuất - dịch vụ. Sựđổi mới nhanh chóng trình độ công nghệ và các hình thức tổ chức sản xuất trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi phải có cơ chế mềm trong tổ chức và nội dung đào tạo ở trường chuyên nghiệp. Quá trình xâm nhập mạnh mẽ của khoa học - công nghệ với nền tảng cơ khí hoá và điện tử họ cùng với sự xuất hiện nhu cầu đa dạng về nhân lực lao động kỹ thuật của ngành sản xuất và địa phương sẽ thúc đẩy sự co hẹp của các loại hình trường chuyên ngành, đưa đến sự mở rộng các loại hình trường đa ngành với nhiều loại trình độ đào tạo.

Theo thời gian, sự phát triển công nghệđã trải qua các giai đoạn:

Giai đoạn 1: Công nghệ cổ điển, vai trò ngày càng giảm (bao gồm: Khai mỏ luyện kim, gia công kim loại, gỗ, đóng tàu,...)

Giai đoạn 2: Công nghệđã phát triển tới hạn, có triệu chứng bão hoà (bao gồm: Hoá dầu, vật liệu gốm, cơ khí chính xác, chế tạo ô tô,...)

Giai đoạn 3: Công nghệđang phát triển hiện nay (bao gồm: Sợi quang, rô bốt,...)

Giai đoạn 4: Công nghệ mới đang nảy sinh, phát triển mạnh vào đầu thế kỷ XXII (bao gồm: Phần mềm, công nghệ sinh học, viễn thông vệ tinh, trí thức nhân tạo,...)

Những giai đoạn phát triển trên cho ta hình ảnh chung về tiến trình phát triển công nghệ trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Tiến trình phát triển của loại hình công nghệ cũng đồng thời là tiến trình phát triển của các loại hình đào tạo chuyên nghiệp. Nó có tác động trực tiếp đến quá trình nảy sinh, phát triển và chuyển đổi các loại hình đào tạo chuyên nghiệp theo nhu cầu phát triển của các ngành công nghiệp - dịch vụ và các lĩnh vực công nghệ.

Trong lĩnh vực giáo dục chuyên nghiệp, các loại hình nhà trường không chỉ được phân công theo trình độ đào tạo (công nhân - kỹ thuật viên - kỹ sư) mà còn mang dấu ấn đặc trực của các lĩnh vực sản xuất dịch vụ (các ngành) và trình độ phát triển khoa học công nghệ của các ngành đó.

Do tính đa dạng của các ngành sản xuất và dịch vụ xã hội cũng như tính đa cấp của các trình độ công nghệ của các ngành này mà đưa đến đặc trưng nhiều loại hình các nhà trường trong giáo dục chuyên nghiệp. Nhà trường chuyên nghiệp phát triển gắn chặt với quy mô, tốc độ và trình độ phát triển của các ngành kinh tế - dịch vụ và trình độ đào tạo không có khả năng khép kín hoàn toàn trong phạm vi nhà trường (do không có khả năng sư phạm hoá hoàn toàn các nội dung đào tạo) và do đó quá trình đào tạo trong nhà trường chỉ là một phần trong toàn bộ quá trình đào tạo người lao động trong suất cuộc đời. Thế giới nghề nghiệp thay đổi và biến động nhanh. Theo dự báo, đến năm 2000 có khoảng 25% số nghề có một nội dung lao động mới (trong tổng

nghiệp mới ra đời.

Tiến bộ khoa học - công nghệ với hai đặc trưng cơ bản là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và kỹ thuật thâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực hoạt động xã hội, một mặt tạo ra điều kiện thuận lợi cho nhà trường (đổi mới thiết bị dạy học) đồng thời cũng đề ra yêu cầu mới trong quá trình phát triển của nhà trường hiện nay, đặc biệt là nội dung giáo dục khoa học - công nghệ trong trường phổ thông và chuyên nghiệp. Giáo dục khoa học - công nghệ trong nhà trường một mặt phải bảo đảm mối liên hệ chặt chẽ giữa tri thức khoa học và kỹ năng công nghệ (xuất hiện các chương trình tích hợp khoa học - công nghệở phổ thông và chương trình tích hợp khoa học lý thuyết,chuyên môn, kỹ thuật cơ bản ở trường dạy nghề), mặt khác hình thành xu thế phát triển các môn khoa học tích hợp (khoa học tự nhiên, khoa học môi trường ,…) phù hợp với các bước phát triển mới của khoa học về cấu trúc các ngành khoa học và trình độ phát triển của nó.Hiện đại hoá nội dung giáo dục khoa học - công nghệ trong trường phổ thông và chuyên nghiệp, thực hiện các giải pháp liên thông nội dung giáo dục khoa học công nghệ trong các loại hình trường phổ thông - chuyên nghiệp như thiết kế các chương trình kỹ thuật, chương trình khoa học, chương trình nghề chung cho các loại hình đào tạo phổ thông và chuyên nghiệp ở bậc trung học (phân hoá trình độ và dung lượng nội dung hợp lý cho các loại hình đào tạo) Mở rộng các nội dung tự chọn.

Một phần của tài liệu Kinh tế học giáo dục (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)