Nguyên nhân của những yếu kém, bất cập

Một phần của tài liệu Kinh tế học giáo dục (Trang 118 - 119)

2. Đầu tư giáo dục ở Việt Nam

2.3. Nguyên nhân của những yếu kém, bất cập

Nguyên nhân của những yếu kém, bất cập về mặt chủ quan là do trình độ quản lý Nhà nước và giáo dục chưa theo kịp với thực tiễn và nhu cầu phát triển. Nền kinh tếđã chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng ngành giáo dục vẫn chưa thoát khỏi những quan niệm và cách làm của cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, chậm đề ra các định hướng chiến lược và chính sách vĩ mô đúng đắn để xử lý mối quan hệ giữa quy mô, chất lượng, hiệu quả giáo dục. Nhiều vấn đề lý luận phát triển giáo dục trong giai đoạn mới chưa được nghiên cứu đầy đủđể làm căn cứ cho các chủ trương. Công tác tổ chức và cán bộ chưa được quan tâm đúng mức. Cơ chế tuyển chọn, bồi dưỡng và sàng lọc cán bộ quản lý chưa đảm bảo để có bộ máy quản lý giáo dục đủ mạnh, đáp ứng những yêu cầu đặt ra đối với hệ thống giáo dục.

Bên cạnh đó, trong một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành, quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu chưa được nhận thức đầy đủ và chưa phát huy tác dụng chỉ đạo trong hành động. Ở không ít các địa phương, mối quan hệ liên kết, phối hợp giữa các ngành, các cấp, các lực lượng xã hội với ngành giáo dục chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ; việc kết hợp giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội tuy được quan tâm nhưng thiếu biểu hiện cụ thể.

Về mặt khách quan, khó khăn lớn nhất là nhu cầu học tập của nhân dân và nhu cầu dân trí, nhân lực, nhân tài phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội thì rất cao nhưng năng lực, điều kiện đảm bảo chất lượng, hiệu quả giáo dục lại rất hạn chế. Mặc dù Đảng, Nhà nước và nhân dân rất quan tâm đầu tư, tạo điều kiện cho sự nghiệp giáo dục phát triển. Ngân sách đầu tư của Nhà nước mới đủ để duy trì bộ máy, trong ngân sách giáo dục chi cho con người (lương và các khoản phụ cấp, trợ cấp) chiếm tỷ trọng rất lớn song vẫn chưa đảm bảo đời sống giáo viên, cán bộ, công nhân viên. Chi cho công việc, mua sắm sửa chữa chỉ còn 15 - 20%. Phần chi cho hoạt động giảng dạy và học tập chiếm tỷ trọng rất nhỏ (7 - 10%) không đảm bảo nhu cầu cần thiết phục vụ giảng dạy và học tập về trang thiết bị thí nghiệm, thư viện...Sự thiếu hụt về nguồn lực và nhất là cơ chế chưa hợp lý về phân bổ còn có chỗ chưa hợp lý.

Các căn cứ để xác định mức phân bổ ngân sách còn phức tạp, thiếu cơ sở khoa học và sự thống nhất. Theo nghiên cứu của Phân ban phát triển chính phủ Anh và Bộ

Giáo dục Việt Nam, có 40 sự khác biệt trong hệ thống tài chính cho giáo dục (Cấp phát theo dân số, theo số học sinh, tỷ lệ giáo viên/ học sinh, mức lương...). Kinh phí cấp cho giáo dục theo đầu người dân như hiện nay, nếu xét về hình thức là có sự công bằng giữa các tỉnh, nhưng thực chất đã không tạo được động lực phát triển giáo dục ở các địa phương, đặc biệt là ở những nơi có nền giáo dục phát triển. Tỉnh, huyện và trường lại được cấp phát ngân sách trên số học sinh đến trường.

Việc quản lý và sử dụng nguồn lực (bao gồm cả các nguồn do nhân dân đóng góp trực tiếp theo chủ trương xã hội hoá) chưa được tập trung, thống nhất, sử dụng kém hiệu quả đang là thách thức lớn đối với ngành giáo dục. Mức độ đầu tư xây dựng cơ bản, cơ chế giao kế hoạch đầu tư và quản lý các nguồn vốn xây dựng cơ bản còn chưa hợp lý, thiếu khách quan, chưa phù hợp giữa quy mô đào tạo với điều kiện cơ sở vật chất hiện có. Việc xây dựng ít nhất mỗi huyện một trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia có tác dụng làm nâng cao chất lượng giáo dục ở một trường song lại kéo theo nguy cơ tập trung nguồn lực ở một nơi, làm giảm nguồn lực ở những nơi có nhu cầu cao dẫn đến làm tăng sự bất bình đẳng về chất lượng trường học. Hơn nữa, tình trạng thiếu việc làm, các cơ sở sản xuất kinh doanh không thu hút hết lao động, nhất là lao động đã qua đào tạo, ảnh hưởng đến sự phát triển giáo dục, gây trở ngại cho việc phân luồng và cân đối cơ cấu đào tạo. cũng cần phải thấy rằng những chậm trễ trong cải cách hành chính Nhà nước, đổi mới quản lý kinh tế, tài chính và chính sách lao động, tiền lương...cũng là những yếu tố tác động không thuận lợi trong sự phát triển giáo dục.

Một phần của tài liệu Kinh tế học giáo dục (Trang 118 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)