Một số khái niệm kinh tế vận dụng vào giáo dục và đào tạo

Một phần của tài liệu Kinh tế học giáo dục (Trang 26 - 33)

5.1.Tăng trưởng và phát triển kinh tế 5.1.1. Tăng trưởng kinh tế

Là sự tăng thêm về quy mô, sản lượng của nền kinh tế và được biểu thị bằng mức tăng của tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hoặc tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thời kỳ sau so với thời kỳ trước.

Thước đo tổng hợp đối với toàn bộ nền kinh tế một đất nước là tổng sản phẩm quốc dân (GNP) viết tắt từ cụm từ tiếng Anh (Goss National Product) và Tổng sản phẩm trong nước (GDP) viết tắt từ tiếng Anh (Goss Domestic Product).

- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) phản ánh kết quả cuối cùng các hoạt động sản xuất vật chất và dịch vụ của tất cả các cá nhân đơn vị nước đó trong một năm.

- Tổng sản phẩm độc dân (NP) phản ánh kết quả của tổng sản phẩm trong nước cộng với phấn lợi tức do thu nhập từ nước ngoài đưa về và trừđi các khoản chi trả cho nước ngoài đã đóng góp vào nền kinh tế của nước đang được xem xét

- Có thể nói, GDP và GNP là thước đo ngắn gọn và có hiệu quả cho ta biết được khối lượng hàng hoá và dịch vụ được tiền tệ hoá ở một quốc gia trong một năm. Dựa vào đây, người ta còn có thể tính thu nhập bình quân quy ra đơ vị tiền tệ của nước đó (hoặc đô la Mỹ) theo đầu người. Qua GDP và GNP người ta tính được tình hình dinh dưỡng, y tế, giáo dục của một đất nước, đánh giá được sự phát triển kinh tế của nước đó.

Tuy nhiên, sử dụng thước đo GDP và GNP mới chỉ nói lên mặt tăng trưởng kinh tế ở một đất nước, nó chưa phản ánh được tình hình xã hội ở nước đó. Một đất nước được gọi là phát triển và tiến bộ xã hội không chỉ có tăng trưởng kinh tế mà còn phải khắc phục được vấn đề đói nghèo, bất bình đẳng và thất nghiệp, ô nhiễm môi trường...

Vì thế, có người than phiền rằng, chỉ dựa vào GDP sẽ tầm thường hoá cuộc sống, GDP nói đến sự tăng trưởng kinh tế mà không đề cập đến các nhu cầu khác của xã hội và cá nhân. Sửa đổi vấn đề này, người ta đưa ra nhiều khái niệm mà như “Phát triển”, “Tiến bộ xã hội”, “Chất lượng cuộc sống”, “Phát triển bền vững”... Đặc điểm cơ bản của các khái niệm này là sự tăng trưởng kinh tế với giảm đói nghèo, với bình đẳng và sự tiến bộ xã hội và con người, đảm bảo con người được phát triển bền vững thông qua mối quan hệ thân thiện với tự nhiên.

5.1.2. Phát triển kinh tế:

Là một quá trình lớn lên hay tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm tăng về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu xã hội. Sự phát triển kinh tế muốn ổn định và đem lại hiệu quả cao chỉ khi có sự phát triển bền vững.

Khái niệm “Phát triển bền vững” được G.H. Bruntland sử dụng lần đầu tiên năm 1987 trong Báo cáo của Uỷ ban quốc tế về môi trường và phát triển. Theo ông, “Phát triển bền vững” biểu thị sự hài hoà, đồng tiến hoá và cộng sinh giữa con người, xã hội và tự nhiên. Trong quan hệ này, con người là trung tâm. Phát triển bền vững được hiểu là sự tương tác hài hoà giữa xã hội của con người và thiên nhiên nhằm bảo vệ sinh quyển và con người đang sống trong đó và đảm bảo sự phát triển lâu dài vô hạn của con người. Mục đích của sự phát triển bền vững là sự giải quyết mâu thuẫn giữa nền văn minh và sinh quyển, cái mâu thuẫn đó dẫn đến sự diệt vong cả hai nếu không có sự tỉnh táo khắc phục kịp thời.

Mở rộng mục tiêu của phát triển bền vững, người ta thường nêu ra 5 thông điệp sau:

- Phát triển mà sự tăng trưởng không mất việc làm (Không gia tăng sự thất nghiệp).

- Phát triển mà sự tăng trưởng không mất lương tâm (Không gia tăng sự phân cực giàu nghèo).

- Phát triển mà sự tăng trưởng không mất tiếng.nói (Đảm bảo quyền dân chủ của nhân dân).

- Phát triển mà sự tăng trưởng không mất gốc rễ (Giữ vững được bản sắc văn hoá, ngôn ngữ).

- Phát triển mà sự tăng trưởng không mất tương lai (Bảo vệđược môi trường sinh thái).

Giáo dục đào tạo có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện các tiêu chí của phát triển bền vững.

5.1.3. Chỉ số phát triển người (HDI)

Chỉ số phát triển người hiện này trở thành một đại lượng thông dụng biểu hiện cho sự phát triển của mỗi quốc gia và mỗi vùng. Chỉ số phát triển người được hợp lại từ 3 thành phần: Tuổi thọ bình quân; chỉ số phát triển giáo dục và thu nhập trong nước tính theo đầu người bằng sức mua tương đương.

Chỉ số phát triển người (HDI) được tính như sau:

Chỉ số tuổi thọ + Chỉ số giáo dục + Chỉ số GDP đầu người HDI=

3

Để tính chỉ số tuổi thọ, cần dựa vào 3 đại lượng: tuổi cực đại (quy ước là 85); tuổi cực tiểu (quy ước là 25); và tuổi thọ bình quân. Chẳng hạn năm 1992 tuổi thọ bình quân của người Việt Nam là 65,2. Chỉ số tuổi thọ của người Việt Nam được tính như sau:

Chỉ số tuổi thọ = (65,2 - 25) : (85 - 25) = 0,67.

Chỉ số thu nhập quốc dân trong nước theo đầu người được tính theo phương pháp sức mua tương đương. Và được tính như sau:

Ví dụ: gọi giá trị cực tiểu là 100$; giá trị cực đại là 5.448$; thu nhập bình quân đầu người ở nước ta năm 1992 là 1.110$ ta có:

Chỉ số thu nhập quát dân theo đầu người = (l010 – 100)/5446 - 100) = 0,17. Giả dụ năm 1992 chỉ số giáo dục ngói ta là 0,78 ta có chỉ số phát triển người như sau:

HDI = (0,67 + 0,78 + 0,17) : 3 = 0,539.

Nam được xếp thứ 120 trên 174 nước. Nước ta ở vào nhóm nước trung bình. Nhưng nếu so sánh với GDP đầu người thì nước ta thụt đi 31 bậc. Việt Nam xếp thứ 151.

5.2. Các đại lượng đo lường sự tăng trưởng kinh tế. - Tổng sản phẩm quốc dân (GNP)

- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) - Thu nhập bình quân đầu người. - Tuổi thọ bình quân trong dân số.

- Số calo bình quân đầu người (Cal/người/ngày)

Các chỉ tiêu phản ánh tuổi thọ bình quân và chăm sóc sức khoẻ. - Tuổi thọ bình quân

- Tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh (tỷ lệ chết của trẻ em dưới 1 tuổi và tỷ lệ chết của trẻ em dưới 5 tuổi tính theo phần nghìn).

- Các chỉ số khác: bảo hiểm, chăm sóc sức khoẻ, số giương bệnh, bệnh viện, số người trên một bác sỹ, tỷ lệ chi công cộng về sức khoẻ trong tổng số chi tiêu công cộng...

Các chỉ tiêu phản ánh trình độ văn hoá, giáo dục:

- Tỷ lệ người có học, biết chữ tính từ 15 tuổi trở lên trong dân số. - Số năm đi học bình quân tính cho những người từ 25 tuổi trở lên. - Tỷ lệ chỉ tiêu của nhà nước cho giáo dục.

- Số giáo sư tiến sỹ, số lớp, trường học...

Các chỉ tiêu phản ánh tình trạng tăng dân số và việc làm: - Tốc độ tăng dân số bình quân.

- Tỷ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai. - Tỷ lệ thất nghiệp.

Chỉ số phát triển người (HDI): Là chỉ tiêu kết hợp và lượng hoá ba thành phần cơ bản liên quan đến sự phát triển con người, đó là:

- Tuổi thọ bình quân.

- Trình độ văn hoá (bao gồm tỷ lệ người biết đọc, biết viết, số năm đi học bình quân)

- GNP (hoặc GDP) bình quân đầu người (được tính theo phương pháp PPP) 5.3. Các chỉ tiêu phản ánh tình trạng bất bình đẳng và nghèo đói

Đường con Lorenz và hệ số Giai: đánh giá sự bất bình đẳng về phân phối và thu nhập.

- Đánh giá sự nghèo khổ

- Độc lập hay phụ thuộc kinh tế 5.4. Các chỉ số về cơ cấu kinh tế - Chỉ số cơ cấu ngành trong GDP - Chỉ số cơ cấu hoạt động ngoại thương (X-M) - Chỉ số về mức tiết kiệm - đầu tư (I = S) - Chỉ số cơ cấu nông thôn, thành thị. - Chỉ số về sự liên kết kinh tế

5.5. Các nhân tố của tăng trưởng và phát triển kinh tế Nguồn gốc của tăng trưởng và phát triển báo gồm: - Các nhân tố kinh tế (hàm sản xuất)

- Các nhân tố phi kinh tế + Cơ cấu dân tộc

+ Cơ cấu tôn giáo

+ Đặc điểm văn hoá, xã hội

+ Các thể chế chính trị - kinh tế - xã hội

5.6. Vai trò của Nhà nước và con đường phát triển. - Nền kinh tế hỗn hợp và quá trình phát triển - Vai trò của Nhà nước trong sự phát triển kinh tế

+ Bảo đảm các lợi ích công cộng của xã hội.

+ Thực hiện cân đối ngân sách quốc gia.

+ Tổ chức và phối hợp các hoạt động trên phạm vi quốc gia.

+ Thực hiện phân bốđiều chỉnh quyền và tài sản của công dân, đảm bảo dân chủ, công bằng xã hội.

+ Tăng cường và hoàn thiện các quan hệ thị trường, tạo thuận lợi co sự tăng trưởng nhanh chóng.

+ Lựa chọn quy mô, bước đi và vạch ra kế hoạch chương trình phát triển thúc đẩy có hiệu quả sự phát triển.

5.7. Chỉ số phát triển giáo dục

Chỉ số phát triển giáo dục đặc trưng cho sự phát triển hệ thống giáo dục quốc dân của một nước hay cộng đồng. Chỉ số phát triển giáo dục được xác định trên cơ sở hai đặc trưng của hoạt động đào tạo là trận thái vềđối tượng và trạng thái vềđiều kiện tiến hành việc đào tạo. Trạng thái về đối tượng đào tạo được thể hiện ở kết quả của các hoạt động giáo dục - đào tạo tập trung ở các chỉ tiêu sau:

- Số người biết chữ (%) tư 15 tuổi trở lên.

- Số người từ 16 - 23 tuổi đi học đúng độ tuổi tương ứng (%)

- Số năm học trung bình cho người ởđộ tuổi lao đống từ 23 - 55 tuổi. - Số nhà khoa học và kỹ thuật viên bậc cao trên 1000 lao động...

Trạng thái điều kiện đào tạo nói lên sự thuận lợi hay khó khăn của các hoạt động đào tạo, nó có ảnh hưởng đến kết quả của các hoạt động giáo dục. Điều kiện đào tạo định tính bằng các chỉ tiêu chính sau:

- Số học sinh/ giáo viên ở tiểu học và trung học. - Kinh phí cho giáo dục từ GDP (%).

- Kinh phí cho giáo dục từ ngân sách Nhà nước (%)

- Kinh phí cho giáo dục tiểu học và trung học tả tổng kinh phí cho hoạt động giáo dục quốc dân.

Trong chiến lược giáo dục ở nước ta có một sốđịnh hướng đáng chú ý về chỉ số phát triển giáo dục như sau:

Nhóm I.

- Tăng tỷ lệ biết chữ cho dân số từ 15 tuổi trở lên từ 90% hiện nay lên 95% vào năm 200 và 99% vào năm 2020.

- Nâng tỷ lệ học sinh tiểu học đi học đúng độ tuổi lên 98% vào năm 2000.

- Nâng tỷ lệ học sinh trung học đi học đúng độ tuổi từ 42% lên 55% vào năm 2000, 70% vào năm 2020.

- Nâng tỷ lệ sinh viên đại học và các hình thức đào tạo sau trung học (độ tuổi 17 - 23) lên 6% năm 2000 và 6% năm 2010 và 25% năm 2020.

Số năm đi học bình quân từ 23 tuổi lên 6 năm 2000, 7 năm vào 2010. Nhóm II.

Ngân sách dành cho giáo dục - đào tạo từ GDP nâng lên 5% vào năm 2000. Tương ứng với 15% tổng ngân sách Nhà nước.

Giáo viên giảng dạy các bậc học sẽ được chuẩn hoá, đặc biệt là đối với tiểu học, năm 2000 có 20% giáo viên có trình độ cao đẳng sư phạm, 2010 là 40%, và 2020 là

100%.

Ngày nay, trong nhiều tài liệu kinh tế học giáo dục, khi đề cập đến chỉ số phát triển giáo dục thường nhấn mạnh đến trạng thái về đối tượng đào tạo, đặc biệt là dựa trên hai tiêu chí là số năm học bình quân và tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi. Ví dụ, năm 1992 UNDP đã tính tổng hợp cho Việt Nam đai 49% số người đi học đúng độ tuổi cho các ba bậc học; số người lớn biết chữ là 91,9%. Chỉ số phát triển giáo dục được tính như sau:

Chỉ số biết chữ: (91,9 - 0) : (100 - 0) = 0,919.

Chỉ sốđi học đúng độ tuổi: (49 - 0) : (100 - 0) = 0,490.

Chỉ số phát triển giáo dục được tính bằng cách: lấy chỉ số biết chữ nhân với chỉ sốđi học đúng độ tuổi rồi đem kết quả chia cho 3.

Chỉ số phát triển giáo dục Việt Nam = [(0,919 x 2) + 0,490]: 3 = 0,78. 5.8. Hiệu quả kinh tế giáo dục

Cho đến nay, có nhiều phương pháp đưa ra để xác định hiệu quả kinh tế của giáo dục. Khi xem xét về sự tăng trưởng kinh tế, người ta dùng phương pháp hàm sản xuất để chỉ ra sự đóng góp vào sự tăng trưởng của giáo dục. Những người theo thuyết tăng trưởng mới cho rằng, sự tăng trưởng kinh tế được hình thành do sự gia tăng nhân tố vốn, nhân tố lao động và nhân tổ tổng hợp. Giáo dục - đào tạo được coi là phần cất lõi của nhân tố tổng hợp. Giáo dục tác động đến nguồn nhân lực, cải tiến chất lượng lao độn, tác động và thúc đầy khoa học kỹ thuật phát triển. Giáo dục tác động trực tiếp và gián tiếp đến các yếu tố của sản xuất và làm cho nó phát triển.

Hiệu quả kinh tế của giáo dục - đào tạo còn được xác định trên cơ sở sốđo của hai đại lượng là những chi phí cho giáo dục và sự gia tăng giá trị sản phẩm do giáo dục mang lại. Chẳng hạn, nếu gọi số chi cho giáo dục là Z, sự gia tăng giá trị sản phẩm do giáo dục mang lại là P. Khi đó:

Hiệu quả của giáo dục E sẽ là: E = P/Z (1)

Giá trị sinh lợi tuyệt đối của giáo dục D được biểu thị: D = P - Z (2). Chỉ số sinh lợi của giáo dục R là: R = D/Z (3)

Thay (2) vào (3) và chú ý đến (l) ta có: R = P-Z/Z = P/Z - Z/Z = E – 1

Nhà kinh tế học giáo dục người Nga X.G.Strumilin từ phương pháp thống kê và khảo sát thực tiễn đã tính ra trong một kế hoạch 5 năm cuối thập niên 20 bỏ một đồng vốn vào giáo dục tiểu học sẽ sinh lợi gấp 4,cần.

5.9. Tỷ suất lợi nhuận từ giáo dục

Thuyết về tỷ suất lợi nhuận từ đầu tư về giáo dục do Ngân hàng Thế giới đưa ra rát giống với lợi nhuận của bất cứ dự án đầu tư nào khác: đó là tổng số các chi phí và

lợi nhuận của đầu tư giáo dục vào các thời điểm khác nhau được phản ánh trong doanh thu hàng năm (tính bằng %), tương tự như các tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng hay trái phiếu Nhà nước.

Tỷ suất lợi nhuận từ giáo dục lo có nghĩa là khi đầu tư 100.000 USD vào giáo dục sẽ thu được lợi nhuận hàng năm là 10.000 USD trong suất cuộc đời của một người trung bình đã được đào tạo. Giả thuyết rằng, một người tốt nghiệp trung học tiếp tục đi học để lấy bằng đại học. Anh ta sẽ phải chịu một khoản chi phí trực tiếp là 10.000 USD một năm. Ngoài ra, học sinh này còn chịu khoản cư phí gián tiếp vì mất cơ hội làm việc khi theo học. Chi phí này tương đương với một học sinh có bằng trung học như mình kiếm được số tiền trên thị trường lao động, chẳng hạn 20.000USD một năm. Về lợi ích, sinh viên này sau khi tốt nghiệp và đi làm sẽ kiếm được số tiền mỗi năm là 45.000 USD trong suốt cuộc đời của họ.

Như vậy, nếu bỏ ra 120.000 USD vào 4 năm học ở đại học (4 năm x 30.000 USD) giáo dục sẽđem lại cho cá nhân đó lợi nhuận hàng năm là 15.000 USD, tương đương với lãi suất 12,5% năm. Đây là tỷ suất lợi nhuận của cá nhân, dựa trên chi phí của cá nhân phải trả trong quá trình đào tạo của mình. Việc đào tạo con người còn có

Một phần của tài liệu Kinh tế học giáo dục (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)