Marketing trong giáo dục và đào tạo

Một phần của tài liệu Kinh tế học giáo dục (Trang 33 - 39)

6.1.Marketing là gì?

- Marketing là một khoa học kinh tế chuyên nghiên cứu các tính quy luật hình thành nhu cầu của thị trường, của xã hội và hệ thống các chính sách, phương pháp,

nghệ thuật làm cho quá trình sản xuất luôn luôn phù hợp với nhu cầu xã hội, làm thoả mãn nhu cầu ở mức tối đa nhằm đạt được hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất.

6.2. Các tư tưởng cơ bản của Marketing

Trong nền kinh tế thị trường, thị trường là quan trọng nhất, vì vậy các doanh nghiệp, các cơ sở dịch vụ phải dành cho thị trường vỉ trí ưu tiên số 1 trong chiến lược phát triển của mình. Tư tưởng này đòi hỏi các nhà quản lý phải thực hiện những điều sau đây.

- Đổi mới tư duy từ khẩu hiệu “tất cả cho sản xuất” sang khẩu hiệu “tất cả cho thị trường”. Điều đó hoàn toàn không có nghĩa là coi thường khâu sản xuất mà phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường để tổ chức sản xuất theo phương hướng tiếp thị.

- Chỉ bán “cái thị trường cần” chứ không phải “bán cái nhà sản xuất có”.

- Khách hàng là người quyết định qua việc ủng hộ bằng việc mua hàng là luôn luôn đúng. Cần phải biết lắng nhe ý kiến khách hàng để phục vụ tốt hơn.

- Nhà doanh nghiệp phải biết dung hoà lợi ích với khách hàng - người tiêu thụ sản phẩm của mình.

Bốn tư tưởng trên thực chất là đặt khách hàng ở vị trí trung tâm của sản xuất kinh doanh và dịch vụ, coi khách hàng vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp, các cơ sở dịch vụ.

6.3. Quá trình quản lý của marketing (Marketing Mix)

Quá trình quản lý của marketing bao gồm các giai đoạn chủ yếu được thể hiện theo sơđồ :

Sơđồ: Quá trình quản lý của marketing

6.4 Ứng dụng

Ngày nay Marketing không còn bó hẹp trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà được mở rộng ra các lĩnh vực hoạt động khác như văn hoá, giáo dục - đào tạo

Trong giáo dục - đào tạo, việc ứng dụng marketing trong hoạt động quản lý nhà trường là một lĩnh vực rất mới. Tuy nhiên, trong quản lý ở phòng giáo dục - đào tạo giáo dục nói chung cũng không thể bỏ qua yếu tố marketing trong nền kinh tế thị

trường nên cần phải tổ chức các hoạt động quản lý theo hướng tiếp thị. Điều này có nghĩa là người quản lý phải hiểu đúng đắn nhu cầu đào tạo, khách hàng của nhà trường, thị trường cung ứng...

Điều hết sức quan trọng là phải phân biệt sự khác biệt giữa thị trường giáo dục với các thị trường hàng hoá thuần tuý.

Có thể coi giáo dục là một lĩnh vực dịch vụ đặc biệt (có thể gọi là dịch vụ có bù đắp hoặc dịch vụ không vụ lợi). Sản phẩm dịch vụ này có 4 đặc trưng cơ bản sau:

- Tính không hiện hữu

- Tính không thể tách rời khỏi nguồn gốc - Tính không ổn định về chất lượng - Tính không lưu giữđược.

6.4.1. Giáo dục - đào tạo trong cơ chế thị trường Quan niệm về thị trường trong giáo dục - đào tạo

Nói một cách chung nhất, thị trường trong giáo dục - đào tạo là nơi diễn ra quan hệ cung - cầu về sản phẩm của giáo dục - đào tạo. Thực chất, đó là mối quan hệ giữa những kiến thức, kỹ năng mà người học tích luỹ được trong trường học với nhu cầu của thị trường lao động, là sự gắn ký giữa đào tạo và sử dụng nhân lực trong thị trường sức lao động.

Sản phẩm của giáo dục - đào tạo.

Trong phạm vi ngành giáo dục - đào tạo (ở mọi cấp học, bậc học trong hệ thống giáo dục) đều có sản phẩm riêng, có thị trường khách hàng riêng. Sản phẩm của giáo dục đào tạo là một loại sản phẩm đặc biệt: đó là nhân cách con người để từđó tạo ra mọi giá trị cho xã hội.

Một câu hỏi lớn đặt ra đối với ngành giáo dục - đào tạo trong cơ chế thị trường là: Tăng cường công tác tự chủ cho ngành giáo dục - đào tạo thì các tường có thể “nhận khoán” như xí nghiệp được không? Nếu không nhận khoán như các xí nghiệp thì hoạt động Marketing của các trường học sẽ phải thực hiện như thế nào? “Khách hàng” của các trường phổ thông là ai? Việc đảm bảo công bằng trong giáo dục trong nền kinh tế thị trường phải được thực hiện như thế nào?

Mặc dầu giáo dục được coi là lĩnh vực “dịch vụ có bù đắp” song không thể lấy lợi nhuận làm động lực, hơn nữa, thực hiện khoan với các trường học có thể gây nên tình trạng chạy đua theo chỉ tiêu lên lớp mà khó kiểm soát chất lượng. Không được xem xét sản phẩm của giáo dục như các sản phẩm vật chất thuần tuý dẫn đến thương mại hoá trong giáo dục.

Có thể chỉ ra 2 loại “khách hàng” của giáo dục - đào tạo

Thứ nhất, đối với các trường công lập, nhà trường phải thực hiện được các “đơn đặt hàng” của nhà nước mà đại diện là ngành giáo dục - đào tạo, nhà trường phổ thông phải đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng theo đúng yêu cầu về chất lượng đào tạo do Bộ Giáo dục - đào tạo quy định. Thực chất, các trường phải thực hiện mục tiêu kép: tạo ra các “sản phẩm” có kiến thức kỹ năng lao động với mục tiêu hướng vào thị trường lao động trực tiếp (bộ phận chủ yếu) là một bộ phận tiếp tục học lên đại học, cao đẳng.

Thứ hai, đối với các trường dân lập, tư thục, nhà trường phải thực hiện theo yêu cầu của cha mẹ học sinh, song mặt khác vẫn phải đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng của hệ thống giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục - đào tạo

6.4.2. Malketing trong giáo dục - đào tạo Chức năng marketing trong giáo dục - đào tạo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong giáo dục - đào tạo, Marketing làm chức năng liên kết toàn bộ các hoạt động của nhà trường (quản lý nhân sự, quản lý chương trình, quản lý tài chính, CSVC) với “khách hàng” sao cho đạt hiệu quả đào tạo cao nhất. Từ khâu nghiên cứu người học nhu cầu của thị trường, nhu cấu của xã hội đến khâu đề ra ý niệm của sản phẩm, tổ chức tạo ra đích thực các sản phẩm đó, đến khâu cung ứng các sản phẩm ra thị trường, xã hội va các dịch vụ sau cung ứng. Trong tất cả các khâu của hoạt động marketing, người quản lý ngành giáo dục - đào tạo luôn phải vận dụng tư tưởng marketing- tư tưởng hiệu quả cao nhất trên cơ sở thoả mãn nhu cầu của khách hàng, lấy khách hàng làm trung tâm làm phương châm và mục tiêu hoạt động của mình.

Những yếu tố cơ bản của marketing trong giáo dục - đào tạo

Có thể khái quát những yếu tố cơ bản của Marketing trong giáo dục - đào tạo như sau theo công thức 7P

Pl (Product): Sản phẩm P2 (Price) Giá

P3 (Promotion) Xúc tiến (tiếp thị, quảng cáo) P4 (Place) Địa điểm

P5 (People) Con người

P6 (Process) Quá trình thực hiện P7 (Proof) Minh chứng

Các yếu tố trên tạo thành Marketing tổng hợp (Marketing Mix) mà người quản lý phải triển khai, thực hiện một cách đồng bộ trong chiến lược Marketing của ngành giáo dục - đào tạo.

Mối quan hệ giữa chương trình đào tạo với thị trường giáo dục Mối quan hệ này được thể hiện dưới dạng ma trận sau đây:

Bảng: Mối quan hệ giữa chương trình đào tạo với thị trường giáo dục

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HIỆN TẠI MỚI HIỆN TẠI Chương trình hiện tại cho thị trường hiện tại Chương trình mới cho thị trường hiện tại THỊ TRƯỜNG NGƯỜI HỌC MỚI Chương trình hiện tại cho thị trường mới Chương trình mới cho thị trường hiện mới

Nguồn. Nguyễn Văn Trung - Marketing trong giáo dục - đào tạo. Tài liệu cho lớp bồi dưỡng CBQLGD.

Giáo dục - đào tạo ngày nay đang hoạt động trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN nên phải được quản lý theo phương hướng tiếp thị, tức là phải xác định sự thoả mãn nhu cầu khách hàng để thực hiện mục tiêu của nhà trường XHCN.

Marketing là cân nhắc tất cả các lĩnh vực hoạt động của nhà trường với mụctiêu là khách hàng làm trung tâm, với mục đích cuối cùng là hình thành nhân cách đáp ứng nhu cầu của thị trường vốn nhân lực, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, theo “đơn đặt hàng” của xã hội và cá nhân người đi học theo nguyên tắc không vụ lợi.

Câu hỏi và bài tập nghiên cứu chương II

Câu l: Anh chị hãy tóm lược những tư tưởng cơ bản về mối quan hệ giữa kinh tế và giáo dục.

Câu 2: anh chị hãy xác định đối tượng, nhiệm vụ của kinh tế học giáo dục. Trong thực tiễn công tác của bản thân, anh chị. thấy cần khai thác những khía cạnh nào trong đối tượng và nhiệm vụ của kinh tế học giáo dục.

Câu 3: Anh chị hãy trình bày quan điểm phương pháp luận trong nghiên cứu kinh tế học giáo dục.

Câu 4: Nêu một số phương pháp cụ thể trong nghiên cứu kinh tế học giáo dục. Câu 5: Trình bày các khái niệm: Phát triển bền vững; Chỉ số phát triển người; Chỉ số phát triển giáo dục; tỷ suất lợi nhuận từ giáo dục.

Câu 6: Bài tập nghiên cứu: Hãy tìm hiểu thực trạng quan niệm của nhân dân địa phương (nơi đồng chí công tác) về mối quan hệ giữa kinh tế với giáo dục, trên cơ sở đó chỉ ra những biện pháp phát huy những quan điểm tích cực và khắc phục những quan điểm không phù hợp.

CHƯƠNG BA

MI QUAN H GIA KINH T VI GIÁO DC VÀ MT S VN ĐỀ CƠ BN CA KINH T HC GIÁO DC

Một phần của tài liệu Kinh tế học giáo dục (Trang 33 - 39)