đạo của Đảng đối với Nhà nước và cấp ủy đảng đối với chính quyền địa phương các cấp
1.1.2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và cấp ủy đảng đối với chính quyền địa phương các cấp
Ngay từ những ngày đầu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định: giai cấp cơng nhân phải xây dựng một chính đảng có tổ chức thống nhất, độc lập và phải “biến mỗi chi bộ của mình thành trung tâm và hạt nhân của các hội công nhân”. V.I. Lênin cho rằng, Đảng phải thiết lập cơ sở của mình ở các nhà máy, cơng xưởng nơi tập trung giai cấp cơng nhân, và ở đây "nhóm những nhà cách mạng - cơng nhân nhất định cũng phải là hạt nhân và người lãnh đạo" [36, tr.17].
Với sự phát triển của cách mạng và đặc biệt sau khi Đảng Cộng sản (b) Nga trở thành Đảng cầm quyền, với vai trị là lãnh tụ chính trị của toàn xã hội, các tổ chức cơ sở đảng được thành lập không chỉ trong các nhà máy, cơng xưởng mà cịn ở tất cả các đơn vị cơ sở trong hệ thống tổ chức xã hội. Vai trò của các tổ chức đảng càng đặc biệt quan trọng ở thời kỳ tập trung lãnh đạo xây dựng và phát triển kinh tế. Theo V.I. Lênin, tổ chức đảng phải là những pháo đài trên mặt trận này và có trách nhiệm “đem hết sức lực, đem hết sự chú ý để tạo ra, để phát huy một tính chủ động lớn hơn ở cơ sở” [38, tr. 279].
Tuy nhiên ngay từ những ngày đầu nắm quyền lãnh đạo chính quyền, V.I. Lênin đã cho rằng, Đảng lãnh đạo Nhà nước là vấn đề có tính ngun tắc, nhưng phải chống lẫn lộn chức năng lãnh đạo của Đảng với chức năng quản lý của Nhà nước, chống sự can thiệp vụn vặt vào công việc nhà nước, dành cho Đảng sự lãnh đạo chung. Đảng không bận bịu với những công việc manh mún. V.I. Lênin đã chú ý nhiều tới phương thức lãnh đạo của Đảng, nhất là đối với Nhà nước. Người chỉ rõ: “Giữa Đảng và các cơ quan Xơ viết, hiện đã có những quan hệ khơng đúng... Sửa chữa được hiện tượng đó là một việc rất khó vì nước ta chỉ có một đảng cầm quyền duy nhất lãnh đạo", "Phải chấm dứt tình trạng là bất cứ vấn đề vụn vặt nào cũng đưa ra trước Ban Chấp hành Trung ương, mà phải nâng cao uy tín của Hội đồng bộ trưởng dân uỷ” [37, tr. 136 - 137].
Lãnh tụ Hồ Chí Minh đã vận dụng những nguyên lý trên vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền; thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng, bảo vệ miền Bắc XHCN và đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, Hồ Chí Minh khẳng định cách mệnh “Trước hết phải có Đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngồi thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vơ sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững mạnh thì cách mạng mới thành cơng, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy” [16, tr. 267-268]. Như vậy, Hồ Chí Minh đã
chỉ ra nội hàm chủ yếu của khái niệm sự lãnh đạo của Đảng là sự vận động tổ chức nhân dân và liên lạc với nhân dân trên thế giới để cùng thực hiện thắng lợi mục tiêu của Đảng. Muốn thế, Đảng phải là người dẫn đường, cầm lái, phải có trí tuệ để đưa con thuyền cách mạng vượt qua khó khăn, thử thách đến bờ vinh quang.
Hồ Chí Minh đã khái quát phương thức lãnh đạo gồm ba nội dung chủ yếu: Truyền bá lý luận Mác; đề ra khẩu hiệu, mục đích, kế hoạch đấu tranh; “Kinh qua đảng viên và các tổ chức đảng, Đảng liên hệ chặt chẽ với quần chúng” [18, tr.299, 232- 233].
Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Hồ Chí Minh cịn chỉ ra nội hàm của sự “lãnh đạo đúng” như sau:
“1. Phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng; 2. Phải tổ chức sự thi hành cho đúng;
3. Phải tổ chức sự kiểm soát” [17, tr. 285].
“…kiểm soát khéo bao nhiêu khuyết điểm lòi ra hết” [ 17, tr. 287] Theo Hồ Chí Minh, muốn làm được điều đó nhất định phải so sánh kinh nghiệm của dân chúng, phải có dân chúng giúp sức thì mới thành cơng, mặt khác trong quá trình lãnh đạo, người lãnh đạo phải kết hợp giữa sự đánh giá lãnh đạo của mình với sự nhận xét, phản ánh của quần chúng, vì vậy, người lãnh đạo phải giữ mối liên hệ chặt chẽ giữa mình với các tầng lớp quần chúng, đó là nền tảng, lực lượng của Đảng và nhờ đó mà Đảng thắng lợi. Từ đó, Hồ Chí Minh chỉ ra quy trình lãnh đạo đúng của Đảng bao gồm: Đảng đề ra nghị quyết; Đảng tổ chức lãnh đạo thực hiện nghị quyết và Đảng kiểm tra, kiểm soát (bao hàm cả sự giám sát). Muốn lãnh đạo đúng, theo Người thì: “Bất kỳ cơng việc gì cũng phải dùng hai cách lãnh đạo sau đây: một là, liên hợp chính sách chung với sự chỉ đạo riêng. Hai là, liên hợp người lãnh đạo với quần chúng" [17, tr. 288]. Công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện liên tục, xuyên suốt trong cả khi Đảng đề ra nghị quyết; tổ chức thực hiện nghị quyết và khi sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm; kiên quyết từ bỏ cách lập luận “chủ trương đúng nhưng thực hiện sai”.
Tuy nhiên, theo Hồ Chí Minh thì Đảng khơng bao biện làm thay các công việc của Nhà nước. Khi thực thi pháp luật, kế hoạch của Nhà nước, đảng viên với tư cách là công dân trở thành tấm gương hành động gương mẫu chấp hành các quyết định của Nhà nước, chấp hành Hiến pháp và pháp luật, tức là “Đảng lãnh đạo bằng nêu gương, “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”.
Vấn đề có tính ngun tắc trong sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là tập trung dân chủ. Người giải thích: “Dân chủ là thế nào? Là dân làm chủ. Dân làm chủ thì chủ tịch, bộ trưởng, thứ trưởng, uỷ viên này khác là làm gì? Làm đầy tớ. Làm đầy tớ cho nhân dân, chứ không phải là làm quan cách mạng” [17, tr. 375]. Dân chủ và tập trung phải đi đôi với nhau. Người khẳng định: “Tập thể lãnh đạo là dân chủ. Cá nhân phụ trách là tập trung. Tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách, tức là dân chủ tập trung" [17, tr. 505]. Khi nói về tập trung, người nhấn mạnh phải thống nhất về tư tưởng, tổ chức và hành động. Do đó thiểu số phải phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, mọi đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng.
Chú trọng nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, vì theo Người, “Lãnh đạo khơng tập thể, thì sẽ đi đến cái tệ bao biện, độc đoán, chủ quan. Kết quả là hỏng việc. Phụ trách không do cá nhân, thì sẽ đi đến cái tệ bừa bãi, lộn xộn, vơ chính phủ. Kết quả cũng là hỏng việc. Tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách cần phải đi đôi với nhau” [17, tr. 505].
Học tập, nhận thức và vận dụng đúng tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng lãnh đạo đối với Nhà nước là cơ sở bảo đảm sự lãnh đạo của Huyện ủy đối với chính quyền huyện, vừa phát huy được vai trò chủ động trong quản lý, điều hành kinh tế - xã hội trên địa bàn của chính quyền huyện không chỉ ở Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, mà ở tất cả các cấp, các ngành của nước ta hiện nay.
1.1.2.2. Quan điểm của Đảng ta về sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và cấp ủy đảng đối với chính quyền địa phương các cấp
Để đề ra đường lối đổi mới kinh tế - xã hội của đất nước, trên cơ sở nhìn thẳng sự thật, Đảng ta đã chỉ ra bài học: “Những thành tựu đã đạt được,
những tiềm năng được khai thác, những kinh nghiệm có giá trị đều bắt nguồn từ sự nỗ lực phấn đấu của quần chúng ở cơ sở mà hạt nhân là tổ chức đảng. Nhưng mặt khác, sự yếu kém của nhiều tổ chức đảng đã hạn chế những thành tựu của cách mạng" [3, tr. 89]. Từ đó Đảng đề ra yêu cầu đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế; đổi mới tổ chức; đổi mới đội ngũ cán bộ; đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (khoá VI) tháng 3-1989 đã nêu ra khái niệm “Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng”. Thơng báo của Bộ Chính trị số 172-TB/TW ngày 25-11-1989 đặt ra yêu cầu “đổi mới một bước phương thức lãnh đạo của các cấp uỷ đảng”.
Tiếp tục cụ thể hoá yêu cầu “đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng”, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII đề cập ba vấn đề:
Một là, cần quy định cụ thể mối quan hệ và lề lối làm việc giữa Đảng với
Nhà nước và các đoàn thể nhân dân ở các cấp, trước hết là ở cấp Trung ương;
Hai là, khẳng định rằng mọi cán bộ và đảng viên trong cơ quan nhà
nước phải phục tùng sự lãnh đạo của Đảng và thực hiện sáng tạo Nghị quyết của Đảng, gương mẫu chấp hành pháp luật của Nhà nước;
Ba là, tăng cường sự lãnh đạo thống nhất của Đảng và trách nhiệm
trực tiếp của các cơ quan nhà nước, các đoàn thể, các tổ chức sản xuất kinh doanh đối với công tác cán bộ.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH được
Đại hội lần thứ VII của Đảng thông qua nêu rõ nội dung cơ bản của phương thức lãnh đạo của Đảng: “Đảng lãnh đạo xã hội bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương cơng tác; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức kiểm tra và bằng hành động gương mẫu của đảng viên. Đảng giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo chính quyền và các đồn thể. Đảng không làm thay công việc của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị” [4, tr. 21].
Nghị quyết Trung ương 2, (Khoá VII) nhấn mạnh: “Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là điều kiện quan trọng nhất để tiến hành đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, làm cho sự lãnh đạo của Đảng có chất lượng và có hiệu quả hơn, đồng thời làm cho sự quản lý và điều hành của Nhà nước có hiệu quả, pháp luật được tôn trọng, quyền làm chủ của nhân dân được phát huy”. Đảng lãnh đạo Nhà nước chứ không làm thay Nhà nước. Cần phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và giải quyết tốt mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước. Nhà nước thể chế hố đường lối, chính sách của Đảng. Quán triệt những quan điểm có tính ngun tắc trong quá trình tiến hành sự nghiệp đổi mới, Nghị quyết Trung ương 3 (Khoá VII) đã đưa ra những quan điểm đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước: “Là Đảng cầm quyền, Đảng ta có trách nhiệm lãnh đạo tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Trong tình hình mới, cần có phương thức thích hợp để nâng cao chất lượng và hiệu quả lãnh đạo của Đảng, phát huy mạnh mẽ vai trò, hiệu lực của Nhà nước và các đoàn thể nhân dân, xây dựng một hệ thống chính trị hoạt động năng động, có hiệu lực, hiệu quả”.
Đảng đã đặt ra yêu cầu đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và xem đây là một vấn đề của Đảng tự đổi mới, tự chỉnh đốn. Đồng thời nhận thức rõ đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng phải đồng bộ với đổi mới hoạt động của Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân, nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, qua đó nâng cao vai trị và hiệu quả lãnh đạo đối với toàn xã hội.
Từ sau Hội nghị Trung ương 3, khoá VII, hệ thống các phương pháp, hình thức, biện pháp lãnh đạo đối với Nhà nước và các đoàn thể nhân dân đã từng bước định hình, phát triển về mặt tổ chức, thể chế cụ thể. Bộ Chính trị đã lần lượt ra các quyết định thành lập Ban Cán sự, Đảng đoàn như Ban Cán sự Đảng Chính phủ (14/11/1992), Ban Cán sự Đảng ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ (14/11/1992), nhằm đảm bảo sự lãnh đạo bằng tổ chức trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội.
Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ khoá VII chỉ rõ sự lãnh đạo của Đảng
được thực hiện bằng cách: “Đảng đề ra đường lối, chính sách xây dựng và bảo vệ đất nước; nắm vững tổ chức và cán bộ để bảo đảm thực hiện có kết quả đường lối của Đảng. Đảng lãnh đạo theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; lãnh đạo thông qua tổ chức đảng chứ không chỉ thông qua cá nhân đảng viên; lãnh đạo bằng các quyết định của tập thể và bằng cách theo dõi, cho ý kiến chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện, khuyến khích những mặt tốt, uốn nắn những lệch lạc, nhằm phát huy mạnh mẽ vai trò và hiệu lực của Nhà nước, chứ không điều hành thay Nhà nước” [5, tr. 63].
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng tiếp tục khẳng định quan điểm trên, đồng thời cụ thể hoá hơn nữa bằng yêu cầu: “Đảng đoàn, Ban Cán sự Đảng trong các cơ quan nhà nước và đoàn thể chịu trách nhiệm trước cấp uỷ về quán triệt đường lối, chính sách của Đảng trong hoạt động của các cơ quan và đồn thể đó; phối hợp với Đảng uỷ khối và cấp uỷ đảng địa phương trong công tác xây dựng Đảng ở các cơ sở thuộc ngành mình quản lý”.
Đảng uỷ, Đảng đồn, Ban Cán sự làm việc theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, có chế độ sinh hoạt định kỳ với nội dung rõ ràng, khơng lẫn lộn với sinh hoạt chính quyền” [6, tr.143].
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng xác định yêu cầu “Tăng cường vai trò lãnh đạo và tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Đảng lãnh đạo Nhà nước thông qua việc đề ra đường lối, chủ trương, các chính sách lớn, định hướng cho sự phát triển và kiểm tra việc tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước” [7, tr. 144].
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng cụ thể hóa hơn “Đảng lãnh đạo nhưng không bao biện làm thay Nhà nước; trái lại, phát huy mạnh mẽ vai trò chủ động sáng tạo của Nhà nước trong quản lý đất nước và xã hội. Khẩn trương xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy định cụ thể về nguyên tắc, nội dung và cơ chế Đảng lãnh đạo đối với Nhà nước trong từng
lĩnh vực: lập pháp, hành pháp, tư pháp và từng cấp, từng loại hình tổ chức nhà nước” [9, tr 138].
Về phương thức lãnh đạo, Đảng đề ra yêu cầu: “Tiếp tục đổi mới phong cách, lề lối làm việc của Đảng theo hướng thực sự dân chủ, kỷ cương, thiết thực, sâu sát cơ sở, sâu sát quần chúng, làm việc có chương trình, kế hoạch, có trọng tâm, trọng điểm, nói đi đôi với làm. Đổi mới cách ra nghị quyết văn kiện và báo cáo phải ngắn gọn, thiết thực, cụ thể; đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả của hội nghị. Cấp uỷ dành nhiều thời gian tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, tổng kết việc thực hiện nghị quyết; chỉ đạo hoạt động của Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân.
Xây dựng và thực hiện chế độ báo cáo xin ý kiến, Đảng ủy cơ sở định kỳ 06 tháng một lần phải báo cáo về hoạt động của mình trước hội nghị tồn thể đảng viên trong đảng bộ” [9, tr. 310-311].
Trải nghiệm, tổng kết những thành công và chưa thành công qua các thời kỳ cách mạng, Đảng đã đúc kết những công việc quan trọng nhất trong phương thức lãnh đạo của Đảng: “Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; bằng cơng tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương