Nâng cao nhận thức của cấp uỷ, chính quyền về sự cần thiết phải đổi mới sự lãnh đạo của Huyện ủy đối với chính quyền huyện

Một phần của tài liệu Đổi mới sự lãnh đạo của huyện ủy đối với chính quyền huyện (từ thực tế huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 83 - 88)

phải đổi mới sự lãnh đạo của Huyện ủy đối với chính quyền huyện

3.2.1.1. Nâng cao nhận thức của cấp uỷ, chính quyền huyện về tính tất yếu Đảng lãnh đạo Nhà nước trong điều kiện Đảng duy nhất cầm quyền.

Vai trò lãnh đạo của Ðảng đối với Nhà nước và xã hội được quy định tại Ðiều 4 của Hiến pháp năm 1992, tuy nhiên, cần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên trong cấp ủy, chính quyền về mối quan hệ giữa quyền lực chính trị của Đảng với với quyền lực nhà nước của các cơ quan nhà nước. Quyền lực chính trị của Ðảng cầm quyền trong mối quan hệ với Nhà nước được thể hiện trên hai phương diện: quyền định hướng chính trị cho tổ chức và hoạt động của nhà nước và quyền sử dụng bộ máy nhà nước để thực hiện các mục tiêu chính trị của mình. Ðảng cầm quyền khơng thực hiện quyền lực nhà nước và phải thông qua bộ máy nhà nước để thực hiện cương lĩnh chính trị, chủ trương, đường lối của mình. Ðảng khơng làm thay cơng việc của Nhà nước. Do vậy để đảm đương sứ mệnh cầm quyền, Ðảng phải chăm lo xây dựng, củng cố bộ máy nhà nước, bảo đảm cho bộ máy nhà nước thực hiện đúng các chức năng, nhiệm vụ theo luật định.

Trải qua hơn 80 năm đấu tranh cách mạng, Ðảng Cộng sản Việt Nam xác lập được vị trí cầm quyền của mình thơng qua uy tín của Ðảng, niềm tin của nhân dân và hiệu quả lãnh đạo của Ðảng đối với xã hội. Trong bối cảnh mới, Ðảng chỉ có thể tiếp tục giữ vững được vị trí cầm quyền của mình khi uy tín của Ðảng trong xã hội tiếp tục được khẳng định và không ngừng nâng cao,

khi niềm tin của nhân dân đối với Ðảng tiếp tục được củng cố, hiệu quả lãnh đạo đối với Nhà nước và xã hội được tăng cường. Mọi sự lạm dụng vốn uy tín và niềm tin của quần chúng nhân dân đối với Ðảng được xây đắp trong các thời kỳ cách mạng sẽ dẫn đến nguy cơ làm suy giảm uy tín của Ðảng, xói mịn niềm tin của nhân dân đối với Ðảng.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã xác định rõ một số nhiệm vụ trọng tâm đối với công tác xây dựng Ðảng. Ðể đảm đương được vai trị lãnh đạo, Ðảng phải vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức nâng cao trình độ trí tuệ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực lãnh đạo...

3.2.1.2. Đổi mới, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của Huyện ủy, HĐND và UBND huyện và của đảng viên về mối quan hệ giữa lãnh đạo của Huyện ủy, quản lý của chính quyền

Một là, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, phân biệt rõ hai

công việc lãnh đạo và quản lý. Lãnh đạo là quyết định đường lối, sách lược, gắn những vấn đề tổng quát, còn quản lý là tổ chức thực hiện, xử lý những vấn đề rất thực tế. Lãnh đạo nặng về biện pháp chính trị, quản lý thiên về biện pháp hành chính, người làm quản lý là những "Nhà hành chính".

Về phương thức tác động, lãnh đạo sử dụng chủ yếu là phương pháp động viên, thuyết phục, gây ảnh hưởng, còn quản lý dựa vào pháp luật và các thể chế, quy chế. Về hiệu lực, lãnh đạo giúp cho quần chúng nhân dân tự tổ chức và làm cho ảnh hưởng của lãnh đạo lan toả ra tồn xã hội, cịn quản lý thường thơng qua hoạt động của chính quyền tác động trực tiếp đến nhân dân, có hiệu lực trực tiếp.

Về chức năng lãnh đạo gồm xác định phương hướng, mục tiêu lâu dài, lựa chọn chủ trương, điều hoà phối hợp các mối quan hệ và động viên thuyết phục con người. Chức năng quản lý bao gồm các việc: xây dựng kế hoạch, sắp xếp tổ chức, chỉ đạo điều hành và kiểm sốt tiến trình hoạt động.

Tuy nhiên, lãnh đạo và quản lý có nhiều điểm tương đồng, đều phục vụ chung một mục đích, gần như bổ sung cho nhau, đan xen nhau mà không cản trở nhau. Do đó, lãnh đạo phải đi trước một bước, biết nhìn xa trơng rộng, vạch đường chỉ lối nói chung, hết sức tránh sai lầm, chủ quan; đồng thời, biết theo dõi tiến trình quản lý và đánh giá kết quả chung khơng chỉ của q trình quản lý.

Hai là, đổi mới nhận thức về mối quan hệ giữa Huyện ủy và chính quyền huyện. Huyện ủy là lực lượng lãnh đạo toàn diện kinh tế - xã hội của huyện, nhưng không phải là cơ quan quyền lực nhà nước (HĐND, UBND). Sự khác nhau đó quy định những điểm khác biệt về chức năng, nhiệm vụ, phương thức và phương pháp hoạt động giữa Huyện ủy với chính quyền. Nếu khơng phân biệt rõ ràng, thấu đáo những khác biệt đó và đặc biệt là khơng kiên quyết, mạnh dạn chuyển biến từ đổi mới nhận thức sang đổi mới tổ chức và hoạt động của đảng bộ và chính quyền huyện thì khơng tránh khỏi tình trạng xảy ra „Nhà nước hố Đảng” và “hình thức hố Nhà nước”, làm cho Huyện ủy trở nên hành chính hố, quan liêu hố kiểu chính quyền và chính quyền khơng có thực quyền, vừa thụ động, vừa trì trệ, xơ cứng trong quản lý. Thước đo hiệu quả sự lãnh đạo của Huyện ủy phải được thể hiện ở sức mạnh, hiệu lực thực tế của chính quyền huyện. Để quản lý nhà nước, chính quyền huyện phải sử dụng sức mạnh của tổ chức và hành chính như sức mạnh cưỡng chế của pháp luật.

Huyện ủy lãnh đạo chính quyền bằng chủ trương, nghị quyết, bằng công tác cán bộ và kiểm tra việc chính quyền huyện thực hiện chấp hành chủ trương, nghị quyết như thế nào, thông qua tổ chức như đảng uỷ, chi bộ trực thuộc, các bộ phận chuyên trách giúp việc Huyện ủy. Với vai trị lãnh đạo chính quyền huyện, Huyện ủy quyết định những vấn đề chính trị thuộc về chủ trương, nghị quyết, quan điểm, nguyên tắc đối với tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện, nhưng chính quyền huyện lại tổ chức quyền lực, thực thi vai trò, chức năng quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật. Do đó,

Huyện ủy không can thiệp sâu vào hoạt động của các ngành chun mơn của chính quyền huyện có tính chất đặc thù của khoa học quản lý... Điều đó chẳng những khơng hạ thấp và làm suy giảm vai trị lãnh đạo của Huyện ủy, mà trái lại còn làm tăng thêm sức mạnh của Huyện ủy, tránh cho cấp ủy huyện rơi vào tình trạng độc đốn, lạm quyền, làm thay, mất dân chủ.

Nhiệm vụ hàng đầu về công tác tư tưởng của đảng bộ huyện là góp phần làm cho cán bộ, đảng viên nắm chắc và có ý thức trách nhiệm, chủ động, sáng tạo thực hiện thắng lợi chủ trương, nghị quyết của đảng bộ và của cấp trên. Đồng thời, phải đa dạng hoá các hình thức, phương pháp cơng tác tư tưởng, khơng ngừng nâng cao trình độ năng lực, phẩm chất đạo đức đội ngũ cán bộ, đảng viên. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng; xây dựng cho đảng viên niềm tin và ý chí kiên định lý tưởng cách mạng, kiên định mục tiêu con đường đi lên CNXH.

Ba là, đổi mới nhận thức, phân định rõ mục tiêu lãnh đạo của Huyện ủy đối với chính quyền huyện và mục tiêu hoạt động của chính quyền huyện.

Mục tiêu lãnh đạo của Huyện ủy đối với chính quyền huyện là phát huy vai trị của chính quyền trong việc thể chế hố, tổ chức thực hiện có hiệu quả những quan điểm của đảng bộ đối với sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng. Mục tiêu quản lý của chính quyền huyện là biến toàn bộ những quan điểm chỉ đạo của đảng bộ trên các lĩnh vực tương ứng nói trên trở thành hiện thực. “Sự lãnh đạo của cấp ủy đối với chính quyền địa phương là định hướng và bảo đảm để HĐND quyết định các nhiệm vụ kinh tế - xã hội ở địa phương, tạo điều kiện cho UBND, người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đề ra. Cấp ủy không làm thay, không can thiệp quá sâu vào cơng việc của chính quyền” [23, tr. 386].

Mục tiêu lãnh đạo của Huyện ủy và mục tiêu quản lý của chính quyền huyện có nội dung tương tự như nhau, nhưng nội dung lãnh đạo của Huyện ủy đối với chính quyền và nội dung quản lý của chính quyền huyện nhằm đạt

mục tiêu đó lại có những điểm khác nhau. Điều đó được bộc lộ ở sự khác biệt giữa nhiệm vụ của Huyện ủy với nhiệm vụ của HĐND và UBND huyện. Với tư cách là cơ quan lãnh đạo toàn diện trên địa bàn, Huyện ủy đề ra các chủ trương, nghị quyết có tính định hướng sát hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của địa phương và thuyết phục, vận động quần chúng thực hiện; mặt khác, Huyện ủy lãnh đạo HĐND, UBND thể chế hoá và tổ chức thực hiện các nghị quyết, chủ trương đó. Huyện ủy khơng trực tiếp giải quyết các cơng việc của chính quyền huyện.

Chính quyền bằng quyền lực của mình có nhiệm vụ bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân trong huyện, nghiêm trị các hành động xâm hại đến lợi ích của xã hội và của nhân dân, xây dựng xã hội giàu mạnh, thực hiện cơng bằng xã hội, mọi người có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, có điều kiện để phát triển kinh tế và văn hoá.

Bốn là, nâng cao nhận thức của cấp uỷ, chính quyền về kiện toàn hệ tổ

chức bộ máy của đảng bộ và chính quyền huyện.

Huyện ủy đổi mới cơ chế lãnh đạo đối với chính quyền huyện, trên cơ sở tự đổi mới, tự chỉnh đốn Đảng, thực hiện dân chủ trong đảng bộ, kiện toàn bộ máy của Huyện ủy theo hướng tinh gọn và tinh nhuệ, phù hợp với đặc thù của lãnh đạo chính trị. Sử dụng những cán bộ, cơng chức giỏi vào công việc chuyên mơn, khắc phục tình trạng "thừa" bộ máy và con người mà "thiếu" hoạt động hiệu quả, như đã từng xảy ra ở một số địa phương.

Đòi hỏi bức xúc hiện nay đối với chính quyền huyện là phải cải cách bộ máy hành chính nhà nước trong sạch, vững mạnh, hiệu lực và hiệu quả; đội ngũ cán bộ, công chức gần dân, sát dân, trọng dân, tinh thông về nghiệp vụ, tận tuỵ mẫn cán, am hiểu và tôn trọng pháp luật.

Năm là, nâng cao nhận thức của cấp uỷ, chính quyền huyện về phát

huy tính tiên phong, gương mẫu của đảng viên. Tiếp tục xây dựng đảng bộ huyện trong sạch, vững mạnh trong tình hình mới, nâng cao năng lực lãnh đạo, chất lượng và hiệu quả thực tế của các nghị quyết; xây dựng đội ngũ cán

bộ, đảng viên thực sự là đội ngũ tiên phong trong hoạt động thực tiễn, mỗi đảng viên thực sự là hạt nhân lãnh đạo, là tấm gương có sức lơi cuốn, tập hợp nhân dân trong tiến trình thực hiện các mục tiêu của phát triển kinh tế, cải cách hành chính, huy động sức mạnh của khối đồn kết tồn dân.

Lãnh đạo chính trị của Huyện ủy đối với chính quyền huyện là lãnh đạo tồn diện, do đó địi hỏi Huyện ủy phải sâu sát thực tế, khoa học, tư duy trí tuệ cao, nhạy bén sâu sắc, ln nắm bắt được chủ trương, nghị quyết của trên, vận dụng phù hợp, sáng tạo vào điều kiện thực tế của huyện để chính quyền làm tốt vai trị quản lý nhà nước của mình.

Một phần của tài liệu Đổi mới sự lãnh đạo của huyện ủy đối với chính quyền huyện (từ thực tế huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)