Lãnh đạo chính quyền đẩy mạnh cải cách hành chính, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí

Một phần của tài liệu Đổi mới sự lãnh đạo của huyện ủy đối với chính quyền huyện (từ thực tế huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 97)

tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí

3.2.4.1. Lãnh đạo đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước, nhất là thủ tục hành chính

Đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm mục tiêu chung là tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chính quyền huyện và cấp xã, xây dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại; đội ngũ cán bộ, công chức từng bước nâng cao về phẩm chất và năng lực, hệ thống các cơ quan chính quyền huyện hoạt động có hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới.

Trong quá trình lãnh đạo đẩy mạnh cải cách hành chính, Huyện ủy tăng cường lãnh đạo chính quyền huyện khẩn trương rà soát các loại thủ tục hành chính, bãi bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp trên xem xét, sửa đổi theo hướng thuận tiện cho nhân dân và tổ chức. Xử lý nghiêm những cá nhân và tổ chức tuỳ tiện đặt ra "Lệ làng", hoặc quy định trái thẩm quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân.

Tiếp tục lãnh đạo UBND huyện thực hiện có hiệu quả cải cách thủ tục hành chính theo mô hình "một cửa" và “một cửa liên thông” nhằm tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong quan hệ giữa chính quyền với các tổ chức, công dân, giảm phiền hà, chống tệ quan liêu, tham nhũng, cửa quyền của cán bộ, công chức; tạo quan hệ gắn bó mật thiết giữa chính quyền với nhân dân; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước. Chú trọng việc rà soát, đơn giản hóa thủ hành chính, công khai các thủ tục hành chính, phí, lệ phí và thời gian giải quyết công việc của tổ chức, công dân, bảo đảm nhận yêu cầu và trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, giải quyết nhanh chóng, thuận tiện cho công dân, các tổ chức. Việc phối hợp giữa các bộ phận trong chính quyền có liên quan để giải quyết công việc tổ chức, công dân là trách nhiệm của chính quyền huyện. Các bộ phận liên quan trong chính quyền huyện có trách nhiệm giải quyết hồ sơ của tổ chức, công dân do bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển đến, trình lãnh đạo có thẩm quyền ký và chuyển về bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo đúng thời gian quy định.Trường hợp giải quyết hồ sơ không đúng thời gian như đã hẹn thì bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm thông báo cho tổ chức, công dân biết lý do và hẹn lại thời gian trả lại kết quả.

Để bảo đảm cho công tác cải cách hành chính thực sự là khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, Huyện ủy cần tăng cường công tác tư tưởng, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương của cán bộ, công chức; chỉ đạo sâu sát các cơ quan có liên quan thực hiện kiểm tra, giám sát và tiến hành sơ kết, uốn nắn trong từng thời gian.

3.2.4.2. Tăng cường lãnh đạo công tác chống tham nhũng, lãng phí

Đại hội lần thứ X, XI của Đảng đã khẳng định: "Tích cực phòng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí là đòi hỏi bức xúc của xã hội, là quyết tâm chính trị của Đảng ta" và yêu cầu "toàn Đảng, toàn bộ hệ thống chính trị và toàn xã hội phải có quyết tâm chính trị cao đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí". Nghị quyết TW3 (khoá X) "Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí" đã thể hiện quyết tâm chính trị lớn của Đảng là kiên quyết đấu tranh làm trong sạch bộ máy, xây dựng đảng và xây dựng Nhà nước, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên thật sự trong sạch, vững mạnh tạo ra bước chuyển biến mới trong công cuộc đấu tranh không khoan nhượng chống tệ tham nhũng, lãng phí mà Đảng nắm vững ngọn cờ lãnh đạo, cán bộ, đảng viên là người gương mẫu đi đầu.

Đối với đảng bộ huyện cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đảng viên, cán bộ, công chức và nhân dân về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 06 - CT/TW của Bộ Chính trị ngày 07/11/2006 về tổ chức cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" tạo nên phong trào tự tu dưỡng, rèn luyện, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và tệ tham nhũng lãng phí trong Đảng, trong xã hội. Đảng viên trong đảng bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, phải nêu gương về đạo đức, lối sống và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về chống tham nhũng, lãng phí. Đưa nội dung Luật phòng, chống tham nhũng và Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vào chương trình giáo dục, bảo vệ, biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích chống tham nhũng, lãng phí.

Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu, tính tự giác của các chi bộ và đảng viên, kiên quyết xử lý trách nhiệm các đồng chí trong ban chấp hành và người đứng đầu các đơn vị, cơ quan trong xã để xảy ra tiêu cực, tham nhũng, lãng phí. Đẩy mạnh việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở. Nâng cao tính

chiến đấu, tinh thần tự phê bình của cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo theo phương châm "Trên trước, dưới sau, trong trước, ngoài sau". Công khai kết quả tự phê bình, kiểm điểm. Trong sinh hoạt đảng và nhận xét, đánh giá đảng viên hàng năm phải có nội dung về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Lãnh đạo phát huy vai trò kiểm tra, giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội. Chỉ đạo thường xuyên, rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng thực hiện chủ trương cán bộ chủ chốt huyện tự phê bình trước hội nghị.

Thực hiện nghiêm việc kê khai tài sản đối với cán bộ chủ chốt ở huyện và những người ứng cử đại biểu HĐND theo Quyết định số 487/2004/NQ- UBTVQH, ngày 17/3/2004 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về việc kê khai tài sản đối với những người ứng cử đại biểu HĐND các cấp. Xác minh bản kê khai của cán bộ, đảng viên và hướng dẫn kiểm tra đảng viên làm kinh tế tư nhân đúng pháp luật Nhà nước và quy định của Đảng.

Cán bộ, đảng viên thực hiện nghiêm những quy tắc ứng xử theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí hành chính đối với Đảng, chính quyền, MTTQ và đoàn thể cấp huyện.

Thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, giải quyết dứt điểm các vụ khiếu nại, tố cáo còn tồn động nhất là tranh chấp đất đai ở huyện còn diễn biến phức tạp. Có biện pháp tích cực an toàn bảo vệ người phát hiện, tố cáo tham nhũng và có chính sách khoan dung với người tự giác, thành khẩn khai báo, khắc phục hậu quả. Chủ động xử lý kỷ luật về Đảng và chính quyền ngay khi đủ cơ sở chứng minh cán bộ, đảng viên có vi phạm, không chờ cơ quan pháp luật xử lý.

Chỉ đạo xử lý dứt điểm các vụ việc gây nhiều dư luận bức xúc. Nghiên cứu kết hợp hoạt động kiểm tra, giám sát của uỷ ban kiểm tra đảng uỷ với thanh tra nhân dân, đề cao trách nhiệm của các đơn vị trong việc tự kiểm tra để từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Đảng bộ huyện lãnh đạo thực hiện tốt việc công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước, chú trọng quản lý chặt chẽ quỹ đóng góp của nhân dân, kể cả quản lý các quỹ từ thiện, quỹ xã hội của các tổ chức chính trị - xã hội. Thường xuyên duy trì chế độ khảo sát về sự hài lòng của công dân, các tổ chức đối với cơ quan quản lý nhà nước, qua đó kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại yếu kém mà chính quyền cấp xã vấp phải trong việc phục vụ nhân dân.

Đảng bộ huyện lãnh đạo phát huy vai trò của các cơ quan dân cử, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí. HĐND phát huy vai trò giám sát hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước; phản ánh kiến nghị những ý kiến đóng góp, những bức xúc của nhân dân, thực hiện cơ chế nghe chính quyền báo cáo, thảo luận và chất vấn về công tác chống tham nhũng, lãng phí trong các kỳ họp định kỳ hàng năm. Uỷ ban MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp giám sát hoạt động phòng, chống tham nhũng, lãng phí; chủ động giám sát việc sử dụng các nguồn kinh phí từ ngân sách, nhân dân đống góp, các quỹ từ thiện, nhân đạo...

Một phần của tài liệu Đổi mới sự lãnh đạo của huyện ủy đối với chính quyền huyện (từ thực tế huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)