M ω là phần công suất do biến đổi động năng của các chi tiết trong hệ
Hình 4.7 Trục để lắp với đầu đo của thiết bị đo mômen
Hai trục này được quay trơn trên hai gối đỡ ổ bi. Mỗi gỗi đỡ bao gồm hai ổ bi được lắp chặt vào ca bi. Các gối đỡ này được lắp hệ thống giá được chế tạo chính xác, có thể tháo rời và bắt chặt vào khung máy kéo khi tiến hành thí nghiệm.
Hình 4.9. Cụm thiết bị đo mômen, puly và trục
Puly trung gian Puly trung gian Trục
Trục
Thiết bị đo mômen
Để dẫn truyền động từ puly động cơ tới thiết bị đo mômen, từ thiết bị đo này tới puly của ly hợp bằng bộ truyền đai ta cần phải có hai puly trung gian được lắp ghép với các trục chế tạo và cố định bằng then. Thiết bị đo mômen chịu được vận tốc quay tối đa là 3000 vòng/phút, nên khi lựa chon đường kính puly trung gian là 118mm để đảm bảo số vòng quay trục thiết bị đo nằm trong giá trị cho phép.
Các chi tiết trong khâu trung gian được tính toán, chế tạo chính xác, sau đó đều được xử lý như tôi, nhiệt luyện để đảm bảo các tiêu chuẩn về độ bền, độ đồng trục, độ vuông góc, độ không song song, v.v…
Dưới đây là hình ảnh về khâu trung gian đã chế tạo và lắp trên máy B-2010 để tiến hành thí nghiệm.
Các chi tiết khâu trung gian Thiết bị đo mômen
Hình 4.10. Khâu trung gian và thiết bị đo mômen
4.2.2. Thiết kế và chế tạo các thiết bị lắp ráp các dụng cụ đo khác
Ngoài thiết bị đo mômen, trong quá trình thí nghiệm còn sử dụng rất nhiều các thiết bị khác như thiết bị đo lực kéo, thiết bị đo vận tốc thực tế, thiết bị đo số vòng quay của bánh sao chủ động, v.v… vì vậy cùng cần được thiết kế, chế tạo đồ gá lắp và lựa chọn vị trí lắp đặt.
Các thiết bị gá lắp trên, việc chế tạo đơn giản hơn song phải đảm bảo độ chắc chắn, giảm rung sóc để giảm tới mức thấp nhất các ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến các thông số thí nghiệm.
Hình 4.11. Các lập là lắp ráp sensor đo vận tốc được hàn hoặc bắt chặt vào khung
Đối với các sensor đo vận tốc của bánh sao chủ động, ly hợp, puly động cơ, puly trung gian chúng tôi chế tạo các lấp là để hàn hoặc bắt vào các chi tiêt cố định trên máy kéo. Khoảng cách từ các sensor tới chi tiết đo có thể điều chỉnh.
Hình 4. 12. Khớp đa năng và Sensor tốc độ V1
Với thiết bị đo vận tốc thực tế. Chúng tôi chế tạo một khớp nối đa năng có thể xoay ngang, lên xuống để hiệu chỉnh khoảng cách của thiết bị đo tới mặt đất khi thí nghiệm.
Lực kéo của máy kéo B-2010 khi thí nghiệm là khá lớn nên để đảm bảo chắc chắn và an toàn chúng tôi đã hàn móc nối và gia cố chắc chắn để lắp thiết bị đo lực kéo.
Trong thí nghiệm chúng tối sử dung máy kéo MTZ-50 đề gây tải. Vì vậy chúng tôi phải chế tạo móc và giá cố chắc chắn trên máy MTZ-50 để lắp dây cáp nối giữa máy kéo thí nghiệm và máy kéo gây tải.
Ngoài các thiết bị đo, quá trình thí nghiệm còn sử dụng thiết bị gom dữ liệu, thiết bị chuyển đổi dữ liệu. Các dữ liệu sau sau khi gom và chuyển đổi sẽ được đưa