D – Tín hiệu số vòng quay puly trung gian E – Tín hiệu số vòng quay ly hợp
Hình 4.24 Đường đặc tính kéo máy kéo xích B-2010 trền nền bê tông ở số truyền
trền nền bê tông ở số truyền 3
4.6. Phân tích kết quả nghiên cứu thực nghiệm
- Đường đặc tính tốc độ của động cơ JD 32 thực nghiệm và đặc tính tốc độ khi nghiên cứu bằng lý thuyết là tương thích cả về định tính và định lượng. sai số giữa khảo sát lý thuyết và thực nghiệm nằm trong vùng cho phép, sai số này là do khi nghiên cứu thực nghiệm mức ga chưa hoàn toàn đạt cực đại thể hiện ở tốc độ của động cơ.
- Hiệu suất kéo lý thuyết cao hơn so với hiệu suất kéo thực nghiệm. Nguyên nhân có sự sai lệch này là khi khảo sát lý thuyết một số thông số đầu vào cho chương trình được lấy theo số liệu thống kê có sự sai lệch với thực tế của máy máy kéo B-2010 (ví dụ hệ cản lăn, hệ số bám, độ trượt, hiệu suất….)
- Khả năng kéo bám của máy kéo xích B-2010 bằng thực nghiệm thấp hơn so với khả năng kéo bám của máy kéo này khi khảo sát lý thuyết, nguyên nhân là khi
khảo sát lý thuyết một số thồng số như mất mát ma sát trong hệ thống di động xích, mất mát trong hệ thống truyền lực được lấy theo kinh nghiệm của tài liệu [14] đối với máy kéo xích (sắt) không phù hợp với xích cao su.
- Theo kết quả thí nghiệm PKmax = 10092N. Tổng trọng lượng của máy kéo khi thí nghiệm G =95000N. Hệ số bám tương đối: Pkmax/G =1,06. Như vậy đối với máy kéo xích B-2010 hệ số bám tương đối của máy kéo này là lớn hơn 1. Đây là một ưu điểm của các máy kéo xích nói chung và máy kéo xích B-2010 nói riêng. Với lực kéo lơn như vậy máy kéo hoàn toàn có thể hoàn thành các nhiệm vụ cơ bản trong nông lâm nghiệp ở nền đất yếu và trên đồi dốc.
Diện tích tiếp xúc của dải xích với mặt đất là: F =2.1,4.0,35 = 0,98m2 = 9800cm2 Áp lực riêng: G/F = 0,1 (KG/cm2). Áp lực này là rất nhỏ, nhờ vậy máy kéo xích B-2010 có thể làm việc được trên các đất nền yếu (1-3KG/cm2) ở vùng đồng bằng sông Hồng.
- Đường đặc tính vận tốc làm việc ở số truyền 3 xây dựng bằng thực nghiệm có định tính phù hợp với đường đặc tính vận tốc ở số truyền 3 khi khảo sát bằng lý thuyết. Về định lượng, giá trị vận tốc làm việc ở các tải trọng khác nhau giữa đường vận tốc xây dựng bằng lý thuyết và thực nghiệm có độ sai lệch. Sai số tương đối tính theo phần trăm là rất nhỏ. Có độ sai lệch này là do trong tính toán lý thuyết một số thông số được lấy theo kinh nghiệm, không phù hợp với thực tế khi khảo nghiệm, ngoài ra khi khảo sát lý thuyết vận tốc làm việc của máy được xác định đường đặc tính ngoài của động cơ
KẾT LUẬN CHUNG
Sau một thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài “ Nghiên cứu xây dựng đường đặc tính kéo thực nghiệm của máy kéo xích B-2010” chúng tôi đã thực hiện và hoàn thành các nội dung chính sau: