M ω là phần công suất do biến đổi động năng của các chi tiết trong hệ
Suy ra: Y G = cos α + P tg Kp γ ;
CHƯƠNG III XÂY DỰNG ĐƯỜNG ĐẶC TÍNH KÉO CỦA MÁY KÉO 3.1 Đặt vấn đề
3.1. Đặt vấn đề
Đường đặc tính kéo của máy kéo là một văn bản kỹ thuật quan trọng của mỗi loại máy kéo. Thông qua đó có thể xác định được các chỉ tiêu kéo của máy kéo, làm cơ sở cho việc tính toán thành lập liên hợp máy hoặc dùng để đánh giá chất lượng thiết kế, chế tạo như mức độ hợp lý của công suất động cơ, sự phân bố tỷ số truyền, kết cấu hệ thống di động …
Thực tế, máy kéo hầu hết sử dụng loại hộp số cơ học phân cấp, không thể duy trì cho động cơ luôn luôn làm việc ở chế độ danh nghĩa, nghĩa là động cơ làm việc thiếu tải hoặc quá tải tuỳ thuộc vào tải trọng kéo và số truyền làm việc. Do vậy các đường cong công suất ứng với các số truyền là khác nhau được minh họa như hình 3.1
Hình 3.1. Đường đặc tính kéo của máy kéo dùng hộp số cơ học
a - Máy kéo xích; b - Máy kéo bánh lốp b) Nm d d 3 2 4 1 0 Pm
Nm d 4 3 2 1 d 0 Pm
Đường đặc tính kéo thế năng
Đường bao của các đường cong công suất chính là đường đặc tính kéo thế năng. Như vậy ở mỗi số truyền chỉ có nhiều nhất là một điểm tiếp xúc với đường đặc tính kéo thế năng. Đối với máy kéo xích (Hình 3.1a) do khả năng bám tốt nên điểm cực đại của các đường cong công suất nằm trên đường đặc tính kéo thế năng, lúc đó động cơ làm việc ở chế độ danh nghĩa. Ở các máy kéo bánh, khi lực kéo lớn độ trượt sẽ tăng nhanh nên điểm cực đại ứng với các số truyền thấp thường không nằm trên đường đặc tính kéo thế năng, ví dụ số truyền 1 trên hình 3.1b.
Như vậy chỉ khi dùng hộp số vô cấp máy kéo mới phát huy hết khả năng kéo, đó chính là lý do tại sao gọi đường cong công suất kéo Nm= f(Pm ) đồ thị cân bằng công suất của máy kéo là đường đặc tính kéo thế năng.
Đường đặc tính kéo của máy kéo là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của độ trượt δ, vận tốc chuyển động v, công suất kéo Nm, chi phí nhiên liệu giờ GT và chi phí nhiên liệu riêng gT vào lực kéo ở móc Pm ứng với các số truyền khác nhau
khi máy kéo chuyển động trên mặt đồng nằm ngang.
Khi máy kéo làm việc trên các điều kiện đất đai khác nhau, đường đặc tính kéo của nó cũng thay đổi. Bởi vậy để có một khái niệm tổng quát về các tính chất đặc trưng của máy kéo, thông thường người ta xây dựng đường đặc tính kéo của máy kéo trên các loại đất điển hình.
Tuỳ thuộc vào phương pháp xác định các chỉ tiêu kéo (v, δ, Nm, GT, gT), đường đặc tính kéo của máy kéo có thể phân thành 2 loại: Đường đặc tính kéo thực nghiệm và đường đặc tính kéo lý thuyết.
− Đường đặc tính kéo thực nghiệm được xây dựng trên cơ sở các số liệu thực nghiệm thu được khi khảo nghiệm máy kéo trên đường hoặc trên đồng ruộng. Các chỉ tiêu kéo có thể thu được trực tiếp trên thiết bị đo hoặc có sử dụng một số công thức đơn giản để tính toán.
− Đường đặc tính kéo lý thuyết được xây dựng theo các kết quả tính toán lý thuyết trên cơ sở sử dụng một số số liệu kỹ thuật hoặc số liệu thực nghiệm làm điều kiện đầu. Nói cách khác là các giá trị của các chỉ tiêu kéo được tính toán theo công thức, còn các số liệu ban đầu chỉ đóng vai trò phụ.
Việc xây dựng các đường đặc tính kéo cho các máy kéo trên các nền đất khác nhau là cần thiết, ít nhất là trên một loại đất điển hình. Để xây dựng đường đặc tính kéo, đã có hai phương pháp phổ biến là phương pháp tính toán lý thuyết và phương pháp khảo nghiệm máy thực. Phương pháp khảo nghiệm máy thực cho kết quả chính xác hơn nhưng đòi hỏi chi phí lớn về vật chất và thời gian thí nghiệm.
Để giảm chi phí xây dựng đường đặc tính kéo lý thuyết của máy kéo xích song vẫn đảm bảo độ chính xác cần thiết ta có thể khảo nghiệm đặc tính kéo cho một số truyền, các chỉ tiêu kéo của các số truyền còn lại được tính toán trên cơ sở sử dụng đặc tính kéo của số truyền được khảo nghiệm.