Tình hình phát triển máy kéo ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng đường đặc tính kéo thực nghiệm của máy kéo xích B-2010 (Trang 26 - 28)

0 ptg exp k 2 k 2 1 k 1 exp k 2 k 2 1 k

1.4.2. Tình hình phát triển máy kéo ở Việt Nam

Trong thời kỳ bao cấp, Miền Bắc nhập nhiều loại máy kéo từ các nước Đông Âu, Trung Quốc. Trong đó số lượng máy nhập từ Liên Xô (cũ) chiếm nhiều nhất. Vê chất lượng, qua thực tế sử dụng nhiều năm đã khẳng định loại máy kéo bánh MTZ – 50/80 và cả loại máy kéo xích DT – 75 do Liên Xô chế tạo là phù hợp với điều kiện sản xuất của nước ta trong thời kỳ đó.

Sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, ruộng đất được giao cho nông dân sử dụng lâu dài, kích thước ruộng bị thu hẹp, manh mún. Các máy kéo lớn không phát huy được hiệu quả sử dụng và thay vào đó là các loại máy kéo công suất nhỏ.

Tại miền Bắc các máy kéo đang sử dụng rất đa dạng về chủng loại, mã hiệu và tính năng kỹ thuật, công suất khoảng 6 – 12 mã lực đối với máy kéo 2 bánh và

15 – 30 mã lực đối với máy kéo 4 bánh. Phấn lớn trong số đó là các máy nhập từ Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan,… Thực trạng vấn đề này do nhiều nguyên nhân gây ra, một phần do kích thước đồng ruộng ở các vùng không giống nhau đặc biệt ở Miền Bắc diện tích thửa ruộng quá nhỏ, vốn đầu tư từ nông hộ thì hạn chế; ngay cả nhóm, cá nhân chuyên kinh doanh các máy nông nghiệp đi làm thuê vẫn còn khó khăn về vốn. Mặt khác, do nền công nghiệp chế tạo máy kéo ở nước ta chưa phát triển các máy kéo chủ yếu nhập ngoại không được quản lý về chất lượng và cũng không có chỉ dẫn cần thiết của các cơ quan khoa học. Vì thế sự trang bị máy kéo ở các nông hộ gần giống như một cuộc “thử nghiệm” với trình độ rất thấp và không có sự hỗ trợ của các nhà khoa học cũng như sự bảo hộ của pháp luật đối với sử dụng máy. Hậu quả của việc trang bị máy móc thiếu những căn cứ khoa học cần thiết là nhiều chủ máy có hiệu quả sử dụng thấp thậm chí còn bị phá sản, chưa thực sự có tác dụng kích thích phát triển sản xuất nông nghiệp. Đây cũng là bài học thực tế cho các nhà khoa học, các nhà quản lý và những người sử dụng máy.

Cùng với việc nhập khẩu thì công tác nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy kéo ở nước ta bắt đầu khá sớm, từ năm 1962 đã nghiên cứu thiết kế chế tạo và thử nghiệm nhiều loại máy MTZ – 7M (lấy tên “Tháng tám”). Tiếp theo đó, liên tục đã có nhiều chương trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước về chế tạo máy kéo, nhưng cho đến nay chưa có mẫu máy kéo lớn nào được sản xuất chấp nhận. Nguyên nhân chính là chúng ta chưa có những hệ thống máy móc thiết bị hiện đại để đáp ứng được yêu cầu chế tạo các loại máy kéo có kết cấu phức tạp, đỏi hỏi có độ chính xác cao; chưa có công nghệ hợp lý hoặc tiên tiến và chưa có cả kinh nghiệm thiết kế v.v… Có thể nói sự phát triển của ngành chế tạo máy kéo ở nước ta vẫn đang trong thời kỳ nghiên cứu thăm dò.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng đường đặc tính kéo thực nghiệm của máy kéo xích B-2010 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w