Tăng cƣờng xúc tiến kêu gọi thu hút đầu tƣ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Giải pháp chủ yếu phát triển bền vững Khu công nghiệp Sông Công - tỉnh Thái Nguyên (Trang 90 - 94)

II. Cơ cấu kinh tế của thị xã Sông Công

3.2.3. Tăng cƣờng xúc tiến kêu gọi thu hút đầu tƣ

Trong những năm qua KCN Sông Công - tỉnh Thái Nguyên đã đạt được nhữn kết quả rất đáng khích lệ là do ban quản lý KCN đã làm tốt vai trò tham mưu cho UBND tỉnh trong việc xây dựng các cơ chế chính sách phù hợp với điều kiện của tỉnh và phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, xong bên cạnh đó còn nhiều hạn chế, bất cập chưa phù hợp với các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy trong thời gian tới Ban quản lý KCN cần cố gắng hơn nữa trong việc thu hút đầu tư, đảm bảo lấp đầy 100% diện tích đất KCN.

tư nước ngoài. Xác định rõ mục tiêu, danh mục ngành nghề và khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư vào KCN trong từng giai đoạn.

- Phối hợp với các tổ chức thương mại quốc tế và các cơ quan xúc tiến đầu tư tại tỉnh tiến hành công tác xúc tiến đầu tư có mục tiêu, có địa chỉ cụ thể đối với các quốc gia có tiềm năng về vốn đầu tư và công nghệ.

- Liên kết chặt chẽ với các tỉnh trong vùng lân cận trong công tác thu hút đầu tư và phân bố ngành nghề hợp lý căn cứ trên lợi thế cạnh tranh của từng tỉnh.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng, các tổ chức quốc tế, các hiệp hội ngành nghề, hiệp hội doanh nghiệp các quốc gia trên địa bàn tỉnh, định kỳ tiến hành tổ chức các hội chợ công nghệ - thiết bị cho tại các KCN, xây dựng mô hình chợ công nghệ - thiết bị "ảo" trên mạng. Qua đó tăng cường công tác tư vấn cho các doanh nghiệp chuyển giao công nghệ, mua bán công nghệ, cung cấp thông tin chính xác về ứng dụng công nghệ tạo giao lưu giữa các doanh nghiệp trong, ngoài KCN, từng bước đẩy nhanh quá trình chuyển giao đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ công nghệ kỹ thuật trong KCN lên trình độ tiên tiến.

- Quản lý chặt chẽ công tác thu hút đầu tư và cấp phép đầu tư vào các KCN theo đúng quy hoạch và định hướng đề ra.

+ Phối hợp trong công tác xúc tiến đầu tư để hạn chế cạnh tranh tự phát mà có thể hỗ trợ nhau, như cung cấp thông tin, kinh nghiệm, giới thiệu lẫn nhau. + Phối hợp xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, cung cấp thông tin và hỗ trợ lẫn nhau. Tạo các vùng nguyên liệu cung cấp cho các KCN và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cung cấp hàng hoá cho nhau, thay thế hàng nhập khẩu, làm giảm giá thành, tăng cường xuất khẩu.

3.2.4. Tăng cƣờng đào tạo nguồn lao động cung cấp cho doanh

nghiệp KCN Sông Công - tỉnh Thái Nguyên

Thái Nguyên tuy có nhiều lao động nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp. Hiện tại, các lao động dư thừa tại thị xã Sông Công đã

được Sở Lao động thương binh xã hội tỉnh đào tạo nghề miễn phí trên cơ sở nghề truyền thống của địa phương. Nhưng những nghề này lại không nằm trong phạm vi kinh doanh của nhiều doanh nghiệp KCN nên xảy ra hiện tượng nhà đầu tư không sử dụng lao động địa phương, điều mà các doanh nghiệp và Ban quản lý đã hứa khi giải phóng mặt bằng làm KCN. Vì vậy không thể nói chung chung là nâng cao chất lượng lao động để đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp trong KCN mà quan trọng là nâng cao như thế nào. Giải pháp cho vấn đề này là trên cơ sở quy hoạch, định hướng phát triển các ngành nghề của thị xã, tiến hành khảo sát thăm dò nhu cầu nhân công của các doanh nghiệp đã, đang và sẽ đầu tư vào KCN để tổ chức đào tạo lao động một cách hợp lý; Nâng cao chất lượng hệ thống đào tạo trong trường dạy nghề cho sát yêu cầu thực tế bằng cách đầu tư mới trang thiết bị, cử giáo viên đi học tập không chỉ ở các trường đại học mà còn ở tại các doanh nghiệp, tổ chức học ngoại khoá cho học sinh. Ban quản lý KCN cần có sự năng động, linh hoạt trong mối quan hệ với các nhà đầu tư. Thông thường mỗi dự án đều phải mất thời gian xây dựng nhà xưởng, cơ sở sản xuất tối thiếu là gần 12 tháng. Trong khoảng thời gian này, Ban quản lý KCN sẽ đề nghị các nhà đầu tư tạm ứng trước một phần kinh phí đào tạo lao động với cam kết: Đào tạo đúng nghề nhà đầu tư yêu cầu và kinh phí đào tạo được trừ dần vào lương của người lao động khi họ làm việc cho nhà đầu tư. Với các giải pháp này, Ban quản lý KCN và các đơn vị đào tạo liên quan sẽ tạo cho KCN Sông Công - tỉnh Thái Nguyên một đội ngũ lao động chất lượng cao, đáp ứng kịp thời nhu cầu tuyển dụng của các nhà đầu tư khi đầu tư vào KCN.

Có chính sách cụ thể thu hút lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao là người Việt Nam hoặc người nước ngoài vào làm việc tại KCN Sông Công - tỉnh Thái Nguyên thông qua: chế độ tiền lương, thu nhập, thuế thu nhập; ưu đãi về nhà ở và phương tiện làm việc; cải thiện điều kiện, giảm phí chuyển tiền ra nước ngoài đối với lao động nước ngoài.

Nghiên cứu xây dựng, ban hành các chính sách thu hút, đãi ngộ đối với giáo viên dạy nghề có tính đến yếu tố đào tạo nghề trong các ngành công nghệ cao và ngành kinh tế mũi nhọn. Trong đó, các chính sách quan trọng như: tiền lương, tiền thưởng, chính sách nhà ở; chính sách đào tạo nâng cao, bồi dưỡng chuyên môn kỹ thuật ở trong và ngoài nước.

Về chế độ tiền lương, nên kết hợp chặt chẽ ba yếu tố: chức vụ, trình độ chuyên môn và thời gian làm việc, trong đó đặc biệt chú ý đến tiêu chuẩn thời gian làm việc cho doanh nghiệp. Chế độ lương này sẽ hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng người lao động tự ý chuyển từ nơi này đến nơi khác gây bất ổn cho kế hoạch và năng suất của doanh nghiệp.

Nếu không sớm cải cách chế độ tiền lương, tiền công cho lao động, đặc biệt là lao động thuộc nhóm nghề nghiệp chuyên môn kỹ thuật cao, cũng như các chính sách khuyến khích, đãi ngộ khác có liên quan về điều kiện cư trú, điều kiện ở, làm việc, về tâm lý... thì không thể tạo được môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi để thu hút và tuyển dụng nhân tài đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH- HĐH của tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn mới.

Xúc tiến thành lập và củng cố các tổ chức đoàn thể: Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ... tập hợp vận động và giáo dục công nhân để học tự quản và để dễ dàng phổ biến đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, từng bước tiến tới xoá bỏ tình trạng "mù" luật, mù thông tin; mục đích cuối cùng là để nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của giai cấp công nhân, mặt khác cũng giúp họ bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của mình.

Vấn đề cần nhấn mạnh là: không phải chúng ta chỉ có nhiệm vụ chuẩn bị lực lượng để làm việc, mà thực tế chúng ta phải chuẩn bị lực lượng lao động đủ mạnh, đủ hấp dẫn để thu hút đầu tư nước ngoài trong tình hình cạnh tranh quyết liệt của các nước trong khu vực, chúng ta phải chuẩn bị một lực lượng lao động có trình độ, có tay nghề từ nguồn lao động của một nền kinh

tế nông nghiệp lạc hậu, đặc biệt là khi chúng ta gia nhập WTO và thực hiện mục tiêu chuyển dịch CCNN trong KCN nhằm phục vụ CNH- HĐH đất nước.

3.2.5. Xây dựng nhà ở tập trung cho công nhân và các công trình hạ tầng ngoài hàng rào KCN Sông Công - tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Giải pháp chủ yếu phát triển bền vững Khu công nghiệp Sông Công - tỉnh Thái Nguyên (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w