Nâng cao hiệu quả quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Giải pháp chủ yếu phát triển bền vững Khu công nghiệp Sông Công - tỉnh Thái Nguyên (Trang 95)

II. Cơ cấu kinh tế của thị xã Sông Công

3.2.6. Nâng cao hiệu quả quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên

Với cơ chế quản lý "một cửa, tại chỗ" trong thời gian qua đã tạo điều kiện cho Ban quản lý tiếp cận với nền kinh tế thị trường và phương thức quản lý hiện đại tiên tiến; phát huy sức mạnh tổng hợp từ trung ướng đến địa phương. Mô hình cơ chế "một cửa, tại chỗ" của Ban quản lý các KCN đã mang lại hiệu quả tốt. Bên cạnh đó, vẫn còn một số hạn chế.

Để có thể thực hiện việc chuyển dịch CCNN thành công thì vai trò của Ban quản lý vô cùng quan trọng. Cho nên, để đạt được kết quả tốt trong chương trình chuyển dịch CCNN thì cần phải nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của Ban quản lý theo hướng sau:

- Ban quản lý với tư cách một cơ quan quản lý nhà nước mang tính đặc thù, làm công tác quản lý nhà nước vừa làm công tác ngoại giao, do đó cần phải có chính sách đặc thù đối với mô hình quản lý này. Cần tiến hành nghiên cứu xác định đúng vị trí của Ban quản lý trong hệ thống quản lý hành chính nhà nước. Để cơ chế "một cửa, tại chỗ" được vận hành có hiệu quả, mô hình bộ máy tổ chức của Ban quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên cần nghiên cứu một cách có hệ thống, xác định rõ chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền của Ban quản lý trong công tác quản lý các hoạt động trên địa bàn KCN; mối quan hệ giữa Ban quản lý với các cấp chính quyền trong hệ thống công quyền cần có sự phân công, phân nhiệm và phối hợp một cách nhịp nhàng trong công tác quản lý nhà nước xử lý các vấn đề phát sinh một cách có hiệu quả.

- Tiến hành xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, ứng dụng các chương trình tin học quản lý các KCN như cấp phép đầu tư, cấp phép lao động cho người nước ngoài, quản lý giám sát môi trường doanh nghiệp, quản lý hoạt động xuất nhập khẩu qua mạng; xây dựng hệ thống cơ sở

dữ liệu chuyên ngành phục vụ công tác quản lý nhà nước tại Ban quản lý; xây dựng trung tâm giao dịch thương mại hàng hoá công nghệ và xúc tiến đầu tư trên mạng... Tiến đến thực hiện mô hình Chính phủ điện tử phù hợp với yêu cầu phát triển CNH - HĐH.

- Cải tiến, hợp lý hoá các quy trình nghiệp vụ tại Ban quản lý theo hướng nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, xét duyệt, điều hành với quan điểm "thông thoáng, chặt chẽ".

- Nâng cao chất lượng công tác đối ngoại với doanh nghiệp định kỳ, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh và các Bộ ngành trung ương trong việc tháo gỡ các khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp theo phương châm "xem khó khăn của nhà đầu tư như khó khăn của chính mình".

- Phối hợp với các cấp trung ương và tỉnh tiến hành rà soát, bổ sung hoàn thiện và xây dựng mới các văn bản pháp luật liên quan đến chủ trương, chính sách quản lý, phát triển KCN tạo ra chính sách nhất quán, thông thoáng, minh bạch.

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát cơ sở trên các lĩnh vực quy hoạch, đầu tư, xây dựng, môi trường... Kiên quyết trong xử lý các trường hợp vi phạm nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức tại Ban quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên đủ trình độ năng lực trong công tác chuyên môn và có đạo đức trong sáng.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Giải pháp chủ yếu phát triển bền vững Khu công nghiệp Sông Công - tỉnh Thái Nguyên (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w