b. Các tiêu chí đánh giá tác động lan tỏa của khu công nghiệp
2.1.5.2. Thực trạng về phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên
a. Về phát triển kinh tế.
- Tăng trưởng kinh tế của tỉnh bình quân 5 năm 2006-2010 đạt 11,11%, trong đó:
+ Tăng trưởng ngành công nghiệp và xây dựng bình quân 5 năm giai đoạn 2006-2010 tăng 14,91%;
+ Ngành nông, lâm nghiệp có mức tăng trưởng và đóng góp cho tăng trưởng ở mức thấp nhất, bình quân 5 năm 2006-2010 tăng 4,14%, thấp hơn bình quân giai đoạn 2001-2005.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 2006-2010 cho thấy cơ cấu kinh tế của tỉnh đã chuyển dịch đúng hướng, đó là tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ; giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp trong GDP. Cụ thể năm 2005 cơ cấu kinh tế của tỉnh là công nghiệp - xây dựng 38,71%; dịch vụ 35,08%; nông - lâm nghiệp - thuỷ sản 26,21%. Dự kiến kế hoạch năm 2010 cơ cấu kinh tế đạt được như sau: công nghiệp - Xây
dựng 41,54%; Dịch vụ 36,73%, nông lâm nghiệp - thuỷ sản: 21,73 %
+ Ngành công nghiệp - xây dựng có sự chuyển dịch đúng hướng, song tốc độ chuyển dịch còn chậm, năm 2006 là 38,76%, năm 2007 là 39,54%, năm 2008 là 39,78%, năm 2009 là 40,62%, năm 2010 mới đạt 41,54% GDP chưa đạt mục tiêu đề ra là 45% GDP. Trong nội ngành công nghiệp, tỷ trọng công nghiệp chế biến tăng từ 86,5% lên 88,11% (năm 2009) công nghiệp khai thác giảm, công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước có mức tăng tương đương với công nghiệp chế biến.
+ Ngành thương mại - dịch vụ: tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006- 2010 tăng 11,86% (mục tiêu đề ra là 13%/năm); chuyển dịch cơ cấu trong các năm 2006 đến 2009 từ 35,08% tăng lên 36,92%, năm 2010 kế hoạch là 37,32%.
+ Ngành nông lâm nghiệp - thuỷ sản: tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm khu vực này đạt 4,14%, thấp hơn mục tiêu đề ra (5,5%/năm). Cơ cấu kinh tế có mức giảm nhanh so với mức bình quân chung của cả nước, song chưa đạt mục tiêu đề ra. Năm 2006 đạt 24,75% GDP, năm 2009 giảm xuống còn 22,46% GDP, dự kiến kế hoạch năm 2010 đạt 21,73%.
+ Về chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế: qua phân
chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp- xây dựng có mức tăng chậm từ 11,63% năm 2005 lên 14,53% năm 2009; lao động trong ngành dịch vụ có mức chuyển dịch chậm, tăng từ 16,9% năm 2005 lên 17,15% năm 2009, chủ yếu thuộc lĩnh vực thương mại, lưu trú, ăn uống đã tạo điều kiện thu hút và chuyển dịch lao động từ lĩnh vực nông lâm nghiệp. Ngành nông lâm nghiệp mặc dù mức đóng góp trong GDP không lớn, khoảng trên 1/5 GDP toàn tỉnh, song chiếm tỷ trọng lao động lớn (năm 2009 là 68,32%).
- Phát triển doanh nghiệp: Tính đến hết tháng 10/2010, tổng số doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên khoảng 2.778 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký kinh doanh gần 15.497 tỷ đồng, chiếm 98,2% tổng số doanh nghiệp thuộc các loại hình trên địa bàn.
b. Về phát triển xã hội.
- Về Giáo dục và Đào tạo: Trong những năm qua chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực. Giáo dục mầm non phát triển tốt các loại hình; phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và xoá mù chữ được duy trì và giữ vững; phổ cập trung học cơ sở tiếp tục được chỉ đạo một cách toàn diện dự kiến đến hết năm 2010 toàn tỉnh có 340 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt mục tiêu đề ra là 50%.
- Về y tế: Các cơ sở y tế nhà nước đã tổ chức tốt việc khám chữa bệnh, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhân dân. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được đầu tư phục vụ tốt cho công tác khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục hoàn thiện và củng cố mạng lưới y tế cơ sở, dự ước đến hết năm 2010 đã có 136/180 xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế.
- Về công tác giảm nghèo: Đến hết năm 2009 tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống còn 13,99%, năm 2010 ước còn 10,8%.