Quan điểm phát triển các KCN của tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Giải pháp chủ yếu phát triển bền vững Khu công nghiệp Sông Công - tỉnh Thái Nguyên (Trang 80 - 81)

II. Cơ cấu kinh tế của thị xã Sông Công

3.1.1.2. Quan điểm phát triển các KCN của tỉnh Thái Nguyên

Nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu tổng quát mà Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVIII đã xác định là: "tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; phát triển kinh tế nhanh và bền vững, tạo tiền đề vững chắc để Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại trước năm 2020 và là một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, y tế, đào tạo của cả nước". Để đạt được mục tiêu trên, Ban quản lý các KCN đề ra định hướng: quyết tâm huy động mọi nguồn vốn, tập trung đẩy nhanh tiến độ, xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật các KCN gắn liền với bảo vệ môi trường phát triển bền vững; đẩy mạnh công tác vận động thu hút đầu tư, đặc biệt quan tâm kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN. Phấn đấu hết năm 2011, 6 KCN đã có trong danh mục các KCN Việt Nam đều có chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng. Từ năm 2012 trở đi phải có đất đã xây dựng hạ tầng chờ đón các nhà đầu tư thứ cấp.

Theo định hướng trên, Ban quản lý các KCN thực hiện những giải pháp chủ yếu dưới đây:

- Thứ nhất: Khẩn trương tiến hành lập quy hoạch chi tiết các KCN còn lại trong năm 2011, phối hợp với chính quyền các thị xã, thị, thành phố thực hiện tốt công tác công bố quy hoạch, quản lý quy hoạch. Phấn đấu đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 trên địa bàn Tỉnh có trên 10 KCN với diện tích 2400 ha.

Thứ hai: phối hợp với các ngành, chính quyền địa phương đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng KCN, để nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án thuận lợi. Bố trí đủ, kịp thời vốn hỗ trợ theo cơ chế của Tỉnh; thực hiện tốt công tác đền bù, GPMB; giao cho các địa phương quy hoạch, xây dựng khu tái định cư, nhà ở cho người lao động trước khi tiến hành đền bù GPMB.

Thứ ba: Ban quản lý các KCN phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng, xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư hàng năm, chú trọng lựa chọn thu hút đầu tư đối với các dự án có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ sạch, sử dụng đất tiết kiệm có hiệu quả. Phấn đấu sớm lấp đầy diện tích đất của các KCN đã xây dựng hạ tầng.

Thứ tư: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ hành chính, thực hiện tốt cơ chế một cửa, một dấu, tại chỗ, giải quyết kịp thời, dứt điểm những khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp.

Thứ năm: Tăng cường công tác quản lý nhà nước sau cấp giấy chứng nhận đầu tư. Đặc biệt lưu ý về lĩnh vực sử dụng lao động, bảo vệ môi trường, an toàn sản xuất phòng chống cháy nổ...Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng đất đai, nếu vi phạm phải xử lý kiên quyết theo quy định của pháp luật.

Thứ sáu: Cần tăng cường công tác an ninh trật tự, an toàn xã hội, góp phần tạo lập môi trường SXKD lành mạnh trong các KCN, có sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp.

Thứ bảy: Tiếp tục kiện toàn, theo hướng chuyên môn hoá các nghiệp vụ quản lý nhà nước. Cán bộ công chức phải được đào tạo có bài bản, có kiến thức chuyên môn vững vàng, am hiểu pháp luật, có khả năng giao tiếp hiểu biết rộng.

Thứ tám: Phối hợp chặt chẽ với tổ chức Công đoàn, với hệ thống trường đại học, cao đẳng, dạy nghề. Chỉ đạo Trung tâm giới thiệu việc làm quan tâm đến công tác đào tạo nguồn nhân lực. Giải quyết tốt mối quan hệ hài hoà giữa người sử dụng lao động với người lao động về quyền lợi, trách nhiệm, nhà ở, đời sống vật chất và tinh thần.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Giải pháp chủ yếu phát triển bền vững Khu công nghiệp Sông Công - tỉnh Thái Nguyên (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w