Đối với Trung ƣơng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Giải pháp chủ yếu phát triển bền vững Khu công nghiệp Sông Công - tỉnh Thái Nguyên (Trang 98 - 100)

II. Cơ cấu kinh tế của thị xã Sông Công

2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

2.1. Đối với Trung ƣơng

* Về chính sách

- Chính sách về khoa học, công nghệ và môi trường:

Đề nghị Chính phủ sớm nghiên cứu ban hành nghị định sửa đổi bổ sung quy chế quản lý KCN và KCX, danh mục các ngành công nghệ cao khuyến khích góp hần hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến quản lý KCN và KCX theo cơ chế "một cửa", phù hợp với tình hình phát triển trong giai đoạn mới.

Khuyến khích nhập khẩu các công nghệ tiên tiến hiện đại, kiểm soát chặt chẽ những công nghệ, máy móc gây ảnh hưởng đến môi trường và những công nghệ lạc hậu.

Đề nghị chính phủ nghiên cứu xây dựng, ban hành các chính sách ưu đãi chung đối với các ngành mũi nhọn, đặc biệt là các dự án công nghệ cao, kỹ thuật cao, các dự án xây dựng nhà ở công nhân.

Có chính sách ưu đãi với sản phẩm sử dụng công nghệ mới, miễn giảm thuế cho những doanh nghiệp trong thời gian áp dụng vận hành chạy thử đối với các công nghệ mới.

Đầu tư cho công tác nghiên cứu những bí quyết về công nghệ mới, và mua bản quyền những công nghệ mới.

- Về chính sách thuế và hải quan:

Thực hiện tiếp công tác cải cách thủ tục hành chính, trong lĩnh vực thuế và hải quan. Phát huy và nâng cao hiệu quả công tác lập tờ khai hải quan, tờ khai thuế điện tử. Đẩy nhanh tốc độ xử lý việc đưa nguyên phụ liệu đến đơn

vị gia công nội địa và thu về thành phần gia công theo đúng hợp đồng. - Các chính sách khác:

Cổ phần hoá các doanh nghiệp KCN có vốn đầu tư nước ngoài để tăng cường khả năng huy động thêm nguồn vốn đầu tư nước ngoài, vốn của các doanh nghiệp trong nước và của công chúng.

Đảm bảo có sự khác biệt lợi ích giữa các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN so với các doanh nghiệp cùng loại ở bên ngoài KCN.

* Về công tác quy hoạch

Đa dạng hoá các mô hình phát triển các KCN nhằm đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Công bố rõ ranh giới các KCN dự kiến xây dựng để các địa phương quản lý chặt chẽ, tránh gây thiệt hại lãng phí cho công tác đền bù giải toả và đồng thời nhằm tạo sự hợp tác đồng bộ.

Phát triển các KCN gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quá trình đô thị hoá.

* Về cơ chế quản lý

Đề nghị chính phủ sớm hình thành lại cơ quan đầu mối quản lý KCN ở cấp Trung ương để phối hợp với các Bộ ngành tham mưu cho chính phủ các chính sách liên quan đến KCN và kịp thời giải quyết các vướng mắc của doanh nghiệp nằm ngoài thẩm quyền của UBND tỉnh và Ban quản lý cấp tỉnh.

Nhà nước cần nhanh chóng tổng kết cơ chế "Một cửa, tại chỗ" nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm, những điều đạt được, đặc biệt là thấy được những vấn đề còn tồn tại nhằm tìm cách giải quyết tốt nhất các vấn đề tồn tại này, đồng thời cũng chỉ ra được những nguy cơ tiềm ẩn trong thời gian sắp tới.

Tiến hành rà soát các hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, để loại bỏ hoặc điều chỉnh những văn bản không còn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Nhà nước cần có chế độ dành cho Ban Quản lý các KCN đầu tư thích đáng cho công tác vận động đầu tư tránh tình trạng tự phát như hiện nay chủ yếu do các công ty phát triển hạ tầng đảm nhiệm.

Trung ương và tỉnh cần nhanh chóng thiết lập các kênh thông tin trong và ngoài nước tuyên truyền các chủ trương, chính sách và văn bản pháp luật liên quan đến phát triển KCN.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Giải pháp chủ yếu phát triển bền vững Khu công nghiệp Sông Công - tỉnh Thái Nguyên (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w