175. CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỀM KẾT CẤU TRONG NHẶT KÝ CHIẾN TRANH
3.3 Kết cấu bề sâu với ngôn ngữ quy ước
192. Trong nhật ký chiến tranh ta bắt gặp những ngơn ngữ được người viết dùng như một kí hiệu chỉ riêng mình biết. Đó là tên gọi của đồng đội, bạn bè thậm chí là tên của người yêu...Đây là cách tác giả tự nói với mình hay hình dung ra những người thân yêu của mình đang hiện diện để thổ lộ tâm tư tình cảm và thái độ của mình với họ. Trong nhật ký thông thường, ngôn ngữ quy ước, ẩn dụ này cũng xuất hiện nhưng trong chiến tranh thì mật độ xuất hiện nhiều hơn. Các kí hiệu thường được viết tắt chữ cái đầu, in hoa: M, p, N.A, Th, Y, B,...
193. Những ngôn ngữ quy ước này được tác giả sử dụng như một thứ kí hiệu riêng trong những trang nhật ký của mình, để gọi tên một người thân thương nào đó, bộc lộ cảm xúc kín đáo, khách quan. Thạc đã ghi lại cảm xúc nhớ người yêu , gọi tên Phạm Thị Như Anh bằng những kí hiệu viế tắt theo quy ước của riêng hai người từ hồi ở nhà vẫn viết thư cho nhau như p, T. Anh chị dùng tên con gái, như những bạn gái bình thường gửi thư cho nhau. Khi Như Anh đã đi xa, cũng đơi lúc trong nhật ký của mình Thạc ghi rõ tên Như Anh. Bóng dáng Như Anh ln xuất hiện trong tâm trí anh.Có những lúc anh tưởng tượng chị đang ở trước mặt mình, hai người như đang trị chuyện cùng nhau. Dù ở chiến trường gian khổ nhưng trái tim anh luôn vượt biên giới xa xôi hướng về đất nước Liên Xô- nơi Như Anh đang học tập, trăn trở nghĩ: p có khoẻ khơng, có nhức đầu và mệt mỏi hay không? Những đêm khuya như thế này, p đã đi ngủ hay chưa? Bài chắc nhiều và khó, có lúc nào p phải nhíu mày, tập trung suy nghĩ về một bài tốn?... Và ước ao được giúp p phần nào, đỡ cho p một phần khó khăn trong học tập.
194. Trong nhật ký Đặng Thuỳ Trâm cũng vậy, người đọc có thể nhận thấy rõ ràng cách viết tắt của chị khi nhắc đến người yêu. Chị quyết tâm ra đi theo tiếng gọi của tình yêu và Tổ quốc. Nhưng tình u ấy khơng có cái kết đẹp mà chỉ là những đau đớn, dằn vặt cho cả hai. Nghe tin M đau yếu, trái tim chị lại lỗi nhịp. Nhưng chị nhiều lần dặn lịng buộc phải gạt tình cảm cá nhân sang một bên, dành trọn tình yêu cho Tổ quốc. Không
giống như Thạc và Như Anh là những người hạnh phúc trong tình u, Thuỳ Trâm khơng viết nhiều về M trong nhật ký. M như một bí mật trong trái tim của người con gái giàu yêu thương.
195. Không chỉ viết tắt tên người yêu, họ còn viết tắt tên đồng đội khi thể hiện thái độ tơn kính, mến u hay phê phán. Trong “Mãi mãi tuổi hai mươi”, Thạc đã phê bình đồng đội và tỏ rõ quan điểm của mình: “Mình khơng thể chịu đựng được thải độ giả dối, bợ đỡ cấp trên và lẩy lịng cấp dưới, khơng thể chịu đựng được thái độ lên mặt kẻ cả, phát biểu với giọng khe khà, nhạo báng của Đ “Lại là thái độ giả tạo, kiêu ngạo của anh M. Anh ta hay chế nhạo người khác một cách thơ lổ dưới một lớp vỏ ngồi khiêm tổn. Rồi thải độ bề trên, hách dịch, ra lệnh của Th ” [17;112]. Dương Thị Xuân Quý cũng đưa ra quan điểm của mình về đồng đội. “Hơm qua họp Tiểu Ban để quần chúng góp ý cho Ban, Tiểu Ban và đảng viên. Mình cũng nói rất mạnh. Chỉ có chuyện ơng VL bảo với mình là làm thơ khơng cần đi thực tế thì hơi tiếc. Bữa trước mình nói với ơng Điểu và Thảo. Ơng Điểu đưa ra chi bộ bảo là không biết ai nói. Ơng L chổi. Hơm qua Thảo nêu ra. Mình đành phải vạch thẳng. Đại hội chi bộ kì này sẽ nêu lại vì nó sai cơ bản về quan điểm, nhất là ông L vốn cỏ dư luận là sợ ác liệt, ngại đi thực tế. Thế nào ông L cũng căm mình lắm. Anh bảo lẽ ra thì đừng nói với ai. Nêu ra ổng thù mình. Thơi ổng thù thì thù. Rõ ràng mình khơng vu cáo ổng. Ồng khơng đồng ý kết nạp mình thì cịn cả chi èọ”[9;150]. Ln trăn trở với việc vào Đảng nhưng khơng vì lí do đó mà chị sống khơng thật với lịng mình. Dù có thể mất lịng một số cá nhân nhưng chị vẫn kiên quyết đấu tranh. Là người ngay thẳng, chị không a rua theo quần chúng số đông mà luôn đánh giá, phân tích mọi việc cặn kẽ, hợp lí để có cái nhìn đúng đắn về đồng đội.
196. Bên cạnh ngơn ngữ viết tắt là tên người cịn xuất hiện cách viết tắt, gọi tên cứ điểm, chỗ ở theo ngôn ngữ quân đội: trạm 10, đường dây 559, A7, A8, A9... Chiến tranh ác liệt, khi giết hại chiến sĩ của ta, đồ dùng tư trang của họ nhiều khi sẽ bị thu giữ. Địch có thể tìm thấy những thơng tin trong những cuốn nhật ký đó. Vì thế, sử dụng ngơn ngữ viết tắt, quy ước cũng là một cách bảo mật thông tin. Đặng Thuỳ Trâm sau khi hy sinh, nhật ký thu được trên thi thể chị được chuyển tới cho một sĩ quan tình báo Mĩ giữ. Rất
may, con người nhân văn đó khơng đốt trong khi huỷ các tài liệu quân Mĩ thu được mà đã tìm mọi cách để trao lại cho gia đình chị.
197. Cách dùng kí hiệu trong ngơn ngữ khiến nhật ký có sức hút đối với độc giả, họ tò mò tư duy theo suy nghĩ của người viết nhằm đoán xem người tác giả nhắc đến là ai. Nhưng điều quan trọng ở đây là dùng từ ngữ quy ước, người viết có thể bày tỏ được quan điểm của bản thân khi nhận xét về đồng đội của mình và khách quan nói ra những suy nghĩ nhận xét về đức tính của con người khi họ có cả mặt tốt và xấu.
198. Nhật ký là những ghi chép liên tục hay ngắt quãng theo cản hứng và điều kiện của người viết nên câu văn thường ngắn gọn, tự nhiên. Ngôn ngữ thể hiện là ngôn ngữ bên trong, là những tâm sự riêng tư thầm kín. Có thể nói, nhật ký là sự kết hợp hài hồ của hai yếu tố trữ tình và tự sự. Nội dung trong nhật ký chiến tranh nói riêng và nhật ký riêng tư nói chung rất đa dạng, thay đổi linh hoạt. Nhưng dù linh hoạt, sáng tạo đến đâu nó vẫn giữ những đặc trưng của thể loại là ghi chép theo thời gian tuyến tính, khơng có hư cấu tưởng tượng các sự kiện mà ln tn theo tính chân thực. Ngồi ra, nhật ký chiến tranh cịn có đặc điểm kết cấu riêng như giọng văn trăn trối, di chúc, ngôn ngữ quy ước, viết tắt...
199. KẾT LUẬN
200. Ở đề tài khoá luận “Kết cẩu nhật ký văn học (Khảo sát qua 3 cuốn nhật ký
chiến tranh: Nhật kỷ Đặng Thừy Trâm, Mãi mãi tuổi hai mươi, Nhật ký chiến trường) ”,
người viết đã triển khai, làm rõ một số đặc điểm nội dung và nghệ thuật độc đáo về kết cấu trong ba cuốn nhật ký chiến tranh được lựa chọn và khảo sát. Từ kết quả nghiên cứu ban đầu, chúng ta có thể rút ra một số kết luận cơ bản như sau:
1. Nhật ký là một tiểu loại thuộc loại hình kí. Đây là dạng văn xi ghi chép những tâm tư, tình cảm, những sự việc chân thật rất diễn ra hằng ngày của cá nhân người viết. Những tâm tư tình cảm sâu kín khơng thể san sẻ cùng ai, chỉ có thể chia sẻ với nhật ký. Nhật ký là người bạn tri kỉ, người bạn đương thân thiết của người chiến sĩ. Vì vậy, nóln tơn trọng tính riêng tư, bí mật. Nó là những lời độc thoại, tự nói với mình, nói cho mình và nói về mình, tác giả hay nhân vật viết nhật ký luôn ở ngôi thứ nhất. Nếu như ở các thể kí thơng thường trọng tâm thơng tin là các vấn đề xã hội quan trọng thì trong nhật ký tâm điểm là người viết ra chúng, là cái tơi bao qt
và trần thuật lại tồn bộ tác phẩm. Sự xuất hiện của hàng loạt các tác phẩm nhật ký chiến tranh đã gây nên hiệu ứng mạnh mẽ đối với đời sống xã hội và đời sống văn học. Những cuốn nhật ký có số phận kì lạ đã tạo sức hút với bạn đọc và trở thành thể loại văn học khiến các nhà nghiên cứu văn chương phải có thái độ và cái nhìn nghiêm túc về nó.
2. Nhật ký chiến tranh cũng mang đầy đủ những đặc điểm của thể loại nhật ký nói chung nhưng do hồn cảnh ra đời đặc biệt nên một số yếu tố về nội dung và hình thức riêng, về nội dung, nhật ký chiến tranh ghi lại chân thực hiện thực chiến trường, những đau thương mất mát nhân dân Việt Nam phải hứng chịu và trải qua, những khó khăn, gian khổ, tâm trạng, cảm xúc của người trong cuộc. Nó hiện lên như một cuốn phim quay chậm, cận cảnh từng góc cạnh của cuộc chiến với tất cả những gì đang diễn ra tại chiến trường. Các tác giả thơng qua câu chuyện của mình và đồng đội và đồng đội, đã phản ánh được đời sống tinh thần và lý tưởng thanh niên của cả một thời đại.
201. Do được viết trong hoàn cảnh bất thường của cuộc sống nên hình thức của nhật ký chiến tranh cũng có những đặc điểm riêng. Tuỳ theo cản xúc và thời gian của người viết mà dung lượng mỗi trang nhật ký có độ dài ngắn khác nhau. Có những khi vài mặt giấy, có khi chỉ ngắn ngủi vài câu văn....Tất cả những ghi chép linh hoạt đó cho ta thấy khả năng thích ứng kì diệu của người lính. Bên cạnh cách viết linh hoạt sáng tạo cịn là ngôn ngữ quy ước, giọng văn trăn trối, di chúc...
202. về kết cấu, nhật ký chiến tranh có ba kiểu kết cấu chính là: Kết cấu thời
gian, kết cấu khơng gian, kết cấu tâm lí. Thời gian trong nhật ký chiến tranh nói riêng và nhật ký nói chung chủ yếu là thời gian tuyến tính, gắn với các sự kiện. Khơng gian có sự đối lập giữa cao rộng và hẹp, gần xa, n bình và nóng bỏng, ác liệt của chiến trường. Xuyên suốt trong ba cuốn nhật ký là tình cảm nhớ thương gia đình, người thân, người yêu, đồng đội...Ở đó những trăn trở về sự sống và cái chết, về công việc cũng hiện lên rõ rệt. Đan xen với tình cảm nhớ thương là cảm nhận về nhân dân, những tấm gương anh hùng, lí tưởng cao đẹp của người chiến sĩ.
203. Những chàng trai, cô gái tuổi hai mươi tràn đầy nhựa sống tạm từ bỏ những ước mơ, khao khát của trẻ để hồ mình vào dịng người vào Nam, sống và chiến đấu vì nền độc lập của Tổ quốc. Họ ra đi, không trở lại và những trang nhật ký dung dị đời thường, chứa đựng sức mạnh vơ hình là minh chứng rõ ràng nhất cho tội ác của giặc, nhắc nhở thế hệ sau về một thời hào hùng của dân tộc, truyền lửa cho họ vững bước hơn trên đường đời. Mỗi khi trên đường đời khó khăn, mệt mỏi muốn chùn bước, tơi lại nhớ tới câu văn của Dương Thị Xuân Quý: “Khi sức sống đã dồi dào, có lẽ chả có sức mạnh độc ác nào vùi
dập noi sự vươn lên. (...) Những choi non mạnh khoẻ không hề biết sợ (...) Đáng sợ nhất là lịng ta nguội lạnh, chính ta tự huỷ nhựa sống trong ta. Cịn nếu ta vẫn ngun vẹn nhiệt tình và sức sống thì khơng một thế lực nào, một sự tàn phá nào, một khó khăn nào khiển ta chùn bước, khiển ta gục ngã [9; 142]. Trước khó khăn, thử thách, chỉ cần quyết tâm cố
gắng thì con đường ấy rồi sẽ tới đích.