Kết cấu linh hoạt, sáng tạo nhưng vẫn mang tính chỉnh thể

Một phần của tài liệu Kết cấu nhật ký văn học (khảo sát qua 3 cuốn nhật ký chiến tranh nhật ký đặng thùy trâm, mãi mãi tuổi hai mươi, nhật ký chiến trường) (Trang 46)

175. CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỀM KẾT CẤU TRONG NHẶT KÝ CHIẾN TRANH

3.1 Kết cấu linh hoạt, sáng tạo nhưng vẫn mang tính chỉnh thể

181. Những sự việc, những con người trong nhật ký có thể không kết thành một hệ thống, theo một cốt truyện hay một tư duy lý luận chặt chẽ nhưng tất cả vẫn phải tuân thủ trật tự của dòng cảm xúc, các logic bên trong của cảm hứng tác giả. Do ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt là thời chiến tranh nên khi ghi chép, những chiến sĩ không hoàn toàn có nhiều thời gian để trau chuốt từng câu chữ hay lựa chọn tình tiết, sự kiện để ghi chép mà luôn ghi chép nhanh, linh hoạt những sự kiện đang diễn ra trên chiến trận mà theo như Thạc nói là “không kịp xem lại được một lần, không kịp chữa những âm bằng trắc trong một cẩu trúc câu văn vội vàng bụi bặm” [17;125]. Điều này đòi hỏi người viết phải nắm bắt và tận dụng thời gian tốt. Có khi đó là những dòng ghi chép vội trên đường hành quân, nghỉ ngơi sau một ca cấp cứu thương binh, những lúc đau ốm phải nằm nhà một mình, giữ có quan cho mọi người đi công tác... Có thể nói, nhật ký chiến tranh là những hành trình ngôn ngữ gian nan. Bao trang viết có lửa của những liệt sĩ, chiến sĩ đã tái hiện và miêu tả

sinh động về một thời hào hùng của dân tộc, là kho tư liệu vô giá, phản ánh chân thực ước mơ, lí tưởng, hoài bão của thanh niên thời đó. Những tác giả như Đặng Thuỳ Trâm, Dương Thị Xuân Quý, Nguyễn Văn Thạc... đã trở thành niềm tự hào của tuổi trẻ Việt Nam.

182. Dù trong bất kì hoàn cảnh nào chúng ta vẫn thấy ở những con người nhỏ bé đó sức chịu đựng phi thường, đáng khâm phục. Họ luôn nhanh nhạy trước mọi hoàn cảnh để ghi lại cảm xúc chân thực, sâu lắng nhất. Sự linh hoạt thể hiện ở nội dung của nhật ký rất đa dạng, phong phú. Hiện thực chiến trường qua từng tranh nhật ký hiện ra với tội ác của giặc, sự ngang nhiên, trắng trợn của bọn chúng khi xâm lược nước ta. Hình ảnh những em bé miền Nam cha mẹ đều hy sinh; những chiến sĩ hy sinh mà trên ngực là tấm khăn tay của người bạn gái với dòng chữ “Chờ đợi anh”; những thương binh dù đau đớn nhưng trong lòng luôn cánh cánh câu hỏi còn cầm súng chiến đấu được không...đều được tái hiện chân thực qua từng trang nhật ký. Bên cạnh những đau thương, nhật ký chiến tranh còn khắc hoạ khó khăn của quân dân ta lầm than trong lửa đạn nhưng vẫn luôn thật thà, chất phác, yêu thương, đoàn kết đùm bọc lẫn nhau. Mặc bom đạn, con người vẫn kiên cường vươn lên, không chỉ là trong chiến đấu, hành quân mà còn trong cả sáng tác, công tác...

183. Nhật ký chiến tranh đã mô tả được nhiều cung bậc cảm xúc của người viết. Đó là lòng căm thù giặc sâu sắc: “Chúng ta cần phải sổng với ngọn lửa căm thù cháy rực trong tỉm, phải dùng ngọn lửa ẩy đốt cháy kẻ thù” [20;67], “Mỗi lần nhớ đến em là chị lòng chị lại dâng một mối căm thù đến ngạt thở đối với lũ giặc cướp nước. Phải bắt chủng đền tội, phải trả thù cho em và bao người đồng chí của ta đã ngã xuống trong cuộc chiến đấu ác liệt này” [20;96], “Chao ôi còn quân khát máu đó thì chủng ta còn đau khổ. Không cỏ con đường nào hơn là đánh cho giập đầu quân chó đểu” [20; 106]... Đó còn là nỗi nhớ thương gia đình, người thân, người yêu... nỗi bực dọc khi quanh mình vẫn còn những cá nhân sống nhỏ nhen, ích kỉ.

184. Trong trái tim người chiến sĩ, mọi tình cảm riêng tư được gạt qua một bên: “Chiến tranh đã cướp của Th mọi mơ ước về tình yêu. Th không muốn và cũng không thể nghĩ đến nó bởi cuộc sống quanh Th không cho phép. Cho nên M hãy đi đi, theo tiếng gọi của chiến trường và Th ở lại- cũng là tẩt cả cho chiến trường” [20;206]. Tất cả họ đều quyết tâm quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Nhưng cũng có khi hiện thực chiến trường làm họ sợ hãi

và chùn bước vì cái chết luôn cận kề, “chết chóc hy sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm” [20; 160]. Họ sợ không còn gặp lại những người họ yêu thương, bày tỏ những điều chưa kịp nói... Những phút yếu lòng ấy nhanh qua thôi và họ lại vững tay súng chiến đấu vì ngày mai tươi sáng.

185. Trong các cuốn nhật ký, chúng ta đều bắt gặp yếu tố tổng hợp, nghĩa là ghi chép lại tất cả những gì tác giả cảm nhận, chứng kiến và trải nghiệm mà không hề chọn lọc, chắt lọc những tình tiết hay sự kiện nổi bật, chau chuốt ngôn từ hấp dẫn mà thay vào đó đều là những chi tiết có thật, đầy sống động đang diễn ra trước mắt họ. Họ để câu văn trôi theo dòng cảm xúc. Nhưng đó không phải là dòng cảm xúc vô định mà luôn có định hướng. Đó là tính chân thực. Có thể coi tính chân thực là đặc điểm quan trọng nhất của thể loại nhật ký. Dù anh có miêu tả hay, sống động đến đâu thì nó cũng phải tôn trọng sự thật, cảm xúc có mơ mộng đến đâu cũng không thể hư cấu, tưởng tượng. Tôn trọng sự thật, chân thực chính là tôn chỉ của thể loại nhật ký nói chung và nhật ký chiến trường nói riêng. Qua những trang nhật ký có số phận gian truân, kì lạ ấy, chúng ta thấy sáng bừng lên nhân cách sống cao đẹp, giàu cảm xúc và niềm tin vào tương lai của những con người hy sinh hạnh phúc cá nhân, bất chấp đối mặt với cái chết vì nền độc lập tự do của Tổ quốc. Giữa chiến trường ác liệt họ vẫn lạc quan, đọc thơ, làm thơ, hân hoan hát vang khúc ca khải hoàn. Gửi lại những ước mơ, lời hứa lứa đôi dang dở, họ ra đi và nhiều người chẳng bao giờ quay trở lại nhưng họ và từng trang nhật ký- kỉ vật họ để lại, ghi lại dòng cảm xúc của những chiến sĩ- liệt sĩ về một thời đã sống, chiến đấu đầy vinh quang sẽ còn mãi với thời gian.

Một phần của tài liệu Kết cấu nhật ký văn học (khảo sát qua 3 cuốn nhật ký chiến tranh nhật ký đặng thùy trâm, mãi mãi tuổi hai mươi, nhật ký chiến trường) (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w