Tư cách là chiến sĩ

Một phần của tài liệu Kết cấu nhật ký văn học (khảo sát qua 3 cuốn nhật ký chiến tranh nhật ký đặng thùy trâm, mãi mãi tuổi hai mươi, nhật ký chiến trường) (Trang 29)

141. Khi ra chiến trường, họ mang trên vai mơ ước của tuổi trẻ và quyết tâm giành độc lập tự do cho Tổ quốc. Những ngày đầu làm quen với việc hành quân, sống cuộc sống trong quân ngũ khiến họ gặp nhiều khó khăn. Những chàng trai, cô gái tuổi hai mươi tràn đầy nhiệt huyết đã biết thế nào là khó khăn thử thách nơi chiến trường. Họ nặng nhọc mang chiếc ba lô trên vai, có nhà văn đã hóm hỉnh tả rằng nhìn đằng sau chỉ thấy ba lô mà không thấy người. Dù chiến trường đã đón với tất cả những gì ác liệt nhất thì họ vẫn kiên cường trong chiến đấu. Đôi chân nhỏ bé không đủ sức đương đầu với sức nặng của chiếc ba lô đang đè xuống nhưng nó vẫn cố gượng dấn bước và vượt lên, mặc đau buốt tận xương. Nhiều khi họ bước đi nhờ ý chí và tinh thần chứ thực chất không thể chịu được sức nặng của chiếc ba lô trên vai. Vì không quen với việc hành quân nên mới đầu công việc ấy rất vất vả và bị thương nhiều. “Chân đau điếng, đầu gối bên phải bầm tím” [9;33]; “Hết đoạn dốc này đến đoạn dốc

khác, hai giở liền chỉ có leo. Ngực mình như muốn võ ra, tim đập liên hồi và chân chùn lại. Thỉnh thoảng một giọt mồ hôi của người đi trước rỏ xuống đường và in một dấu chẩm tròn nhỏ ươn ướt” [9;54]. Đó là những khó khăn ban đầu khi mới vào chiến trường của Dương Thị Xuân Quý. Chàng trai trẻ Hà thành cũng phải đối diện với những khó khăn như vậy. Nhiều lúc chân đau, phồng rát sau đó vỡ ra khiến anh không thể xỏ vào giày hay dép được. Mỗi lần hành quân là anh không còn nghĩ ngợi được gì nhiều, 30kg trên lưng khiến anh mệt và nhiều khi nản lòng. Hành quân đi đường bằng đã khó, phải đi đường dốc, đường núi còn khó khăn hơn gấp bội. Có lúc Thạc thấy hình như mình đi bằng cả hai tay và hai chân. Nhưng mọi khó khăn thử thách ấy người chiến sĩ đều kiên cường vượt qua. Họ dần quen với việc hành quân, gùi cõng gạo. Cũng nhờ trải qua những khó khăn như vậy, các chiến sĩ càng khâm phục, biết ơn những tấm gương đi trước và quyết tâm vượt khó để các thế hệ sau được sống trong hòa bình, yêu thương. Những khó khăn được người viết ghi lại chính là tư liệu chân thực và quý giá nhất về cuộc chiến, sức chịu đựng phi thường của con người thời chiến.

142. Chiến trường không chỉ có những khó khăn về vật chất hay đau đớn về tinh thần mà nguy hiểm hơn, họ luôn bị thần chết rình rập. Có một thời trong các tác phẩm văn chương chúng ta hết sức tránh nói đến cái chết, sự chia ly, nỗi buồn mất mát. Trong thời kỳ chiến tranh, để không làm cho tinh thần người lính mất đi ý chí hay có cảm giác nặng nề khi nghĩ đến chiến tranh, nhà văn và cả độc giả đều có ý thức hướng đến những tấm gương anh hùng cùng phẩm chất của người lính: gan dạ bất khuất, hiên ngang, vượt qua mọi khó khăn thử thách của cuộc chiến, vinh quang ngẩng cao đầu để khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân, đặc biệt cổ vũ tinh thần tham gia chiến đấu của thế hệ trẻ. Những chi tiết đó xuất hiện trong những tác phẩm văn học thông thường. Còn trong nhật ký chiến tranh, sự thật được mô tả dưới cái nhìn của người trong cuộc, nổi bật lên nhiều chi tiết sinh động về tất cả những gì đang diễn ra trên chiến trường ác liệt, đặc biệt là mất mát đau thương, cái chết. Cái chết với muôn hình muôn vẻ luôn hiện hữu quanh họ, khi thì xác chết không toàn thây, khi thì ở cảnh hoang tàn đổ nát sau những trận càn của kẻ thù...Ở chiến trường, họ có thể cảm nhận chân thực về cái chết. Có khó gì đâu, chỉ một viên đạn lạc cũng có thể khiến họ mất mạng. Cái chết còn dễ hơn ăn một bữa cơm, chân thực như có thể sờ thấy được. Khi chia tay đồng đội, đó có thể là lần cuối cùng gặp họ.

143. Thông qua những trang nhật ký chiến tranh, hình tượng người chiến sĩ được hiện lên chân thực và rõ nét. Họ vượt qua mọi khó khăn thử thách, thậm chí dũng cảm đối mặt với cái chết để bảo vệ Tổ quốc. Những khó khăn nơi chiến trường chính là “lửa thử vàng, gian nan thử sức”. Dù hiện thực có khó khăn đến đâu, người viết vẫn toát lên tinh thần lạc quan, yêu đời, lý tưởng cách mạng sáng ngời, lòng căm thù giặc sâu sắc.

144. Đen với cách mạng bằng trái tim hồ hởi, hăng hái vì đã góp một phần sức mình vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam từ bao đời nay, những thanh niên như Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thuỳ Trâm, Dương Thị Xuân Quý... và muôn vàn thanh niên thời đó đã quyết tâm lên đường theo tiếng gọi của non sông và bầu nhiệt huyết cách mạng đang chảy trong họ. Họ đối mặt với thử thách nơi chiến trường, khó khăn gian khổ với khẩu hiệu: “Thanh niên phải tắm mình trong hào quang rực rỡ của tương lai” [17;47]. Tất cả họ, những con người nhỏ bé, giản dị và cũng vĩ đại vô cùng, luôn cống hiến hết mình vì sự nghiệp cách mạng, không hề do dự hay đắn đo suy nghĩ thiệt hơn cho bản thân mình. Chiến trường một đi không trở lại nhưng họ ra đi “chẳng tiếc đời xanh”. Dù phải đối diện với muôn vàn khó khăn họ cũng không hề nuối tiếc, ân hận về quyết định của mình. Cô gái nhỏ bé nhưng kiên cường Đặng Thuỳ Trâm đã ghi vào nhật kí của mình rằng: “Con cũng là một trong muôn nghìn người đó, con sống và chiến đẩu và nghĩ rằng mình ngã xuống vì ngày mai của dân tộc. Ngày mai trong tiếng ca khải hoàn sẽ không cỏ con đâu. Con tự hào vì đã dâng trọn đời mình cho Tổ quốc. Dĩ nhiên con cũng cay đẳng vì không được sổng tiếp trong cuộc sổng hoà bình hạnh phúc mà mọi người trong đó có con đã hy sinh xương máu để giành lại được. Nhưng có gì đâu, hàng triệu người như con đã ngã xuống mà chưa hề hưởng trọn lấy một ngày hạnh phúc. Cho nên có ân hận gì đâu” [20; 160]. Lý tưởng cao đẹp ấy chính là ngọn sửa soi đường, tiếp thêm sức mạnh giúp họ vững bước.

145. Bên cạnh việc vượt qua mọi khó khăn thử thách, tâm lí không ngại khó, ngại khổ, người chiến sĩ còn hiện lên thông qua tinh thần trách nhiệm. Họ luôn nêu cao tinh thần phê bình và tự phê bình. Khi phải đối diện với khó khăn thử thách về vật chất hay cái chết luôn rình rập cũng khiến con người ta phải băn khoăn do dự thậm chí là hoang mang lo sợ. Đó chính là lúc họ bộc lộ những suy nghĩ chân thực nhất của mình thậm chí cả sự nhỏ nhen,

ích kỉ và tàn nhẫn nữa. Nhật ký chiến tranh với đặc trưng thể loại đã lột tả một cách chi tiết những xúc cảm của con người trong từng hoàn cảnh khác nhau không hề che đậy hay giấu giếm. Nhật ký có thể giành tình cảm, thái độ yêu ghét thậm chí lên án một cách gay gắt thẳng thắn vào những con người hèn nhát, có lối sống ích kỉ, vụ lợi. Trong đó, chúng ta còn bắt gặp những câu hỏi tự vấn lương tâm, tự chỉnh đốn tư cách đạo đức của chính họ khi dao động, khi buồn chán, thất vọng và cô đơn. Vì thế có thể thấy, nhật ký chiến tranh bộc lộ một cách chi tiết, sinh động nhất về bản chất của con người trong sự đa diện nhiều chiều.

146. Với những đố kị, kèn cựa trong hang ngũ, Thạc thấy mệt mỏi: “Mình cảm thấy buồn chán rất nhiều. Con người sống với nhau chưa thực với mong muốn của mình”

[17;112]. Anh thất vọng khi về một nơi mới mà chứng kiến cảnh đồng đội “sống không thật lòng với nhau, mọi người còn ham chuộng thành tích và khen thưởng ỉẳm” [17;86]. Anh buồn và suy nghĩ khi mình không được tín nhiệm, khi đồng đội còn sống ích kỉ, nhỏ nhen:

“So kè thiệt hơn, tranh giành phần tốt. Mình chẳng thể nào hiểu được có những người lại tồi tệ như thế được. Lẽ ra, trong quân đội, khi cuôc sống của nhân dân ta gắn liền với cuộc sống của đồng đội, người ta phải cao thượng, phải khiêm nhường hơn” [17;86]. Giữa chốn chiến trường khốc liệt đó, tình cảm đồng đội, đồng chí phải gắn bó keo sơn, phải sống chân thành, thẳng thắn, vậy mà điều đó vẫn chưa thực hiện được. Trong nhật ký của mình Nguyễn Văn Thạc đã lên án những con người có lối sống vụ lợi, giả tạo: “Mình không thể chịu được cải thái độ giả dổi, bỡ đỡ cẩp trên và ỉẩp lòng cẩp dưới - Không thể chịu đựng được cải thái độ lên mặt kẻ cả, phát biểu với giọng khề khà, nhạo bang của Đ” [17;91]; “Lại là thải độ giả tạo, kiêu ngạo của anh M. Anh ta hay chế nhạo người khác một cách thô lỗ dưới một lớp vỏ ngoài khiêm, tổn. Rồi thái độ bề trên, hách dịch, ra lệnh của Th” [17;112]. Anh thấy rằng: “Những tính xẩu không thể tha thứ được ở người này là sự hợm mình, ở người khác là lòng đổ kị ghen ghét, ở người kia là cái giọng nói cổ ra vẻ hùng hồn. Tất cả những cải đó khiến mình cảm thấy con người có vẻ gì giả tạo. Nghi ngờ và nghi ngờ mãi” [17; 112]. Đó là những tâm sự, nhận xét rất chân thực của người chiến sĩ. Nhưng những lời nhận xét ấy là cảm nhận của cá nhân mà không hề a dua theo số đông. Họ luôn đưa ra những nhận xét đúng đắn dựa trên tình đồng chí sâu sắc. Khi cả tiểu ban đều tỏ vẻ lạnh nhạt với Th Đ thì Dương Thị Xuân Quý vẫn tìm thấy những điểm tốt ở con người này. “Mọi người nói xẩu Th

Đ ghê quá. Mình thì mình có nhận xét riêng về Th Đ. Th Đ có mặt tốt, nhiệt tình phục vụ văn nghệ, nhưng mọi người bóp méo đi, cho là Th Đ hát để kiếm ăn, kiếm bữa chiêu đãi. Họ kêu Th Đ lười lao động, sông dựa. Mình nhận xét khác. Th Đ khi đã nhận việc gì thì làm đến nơi đến chốn nếu đã phân công anh ta. Anh ta chỉ thiếu tự động tỉnh thôi. (...) Mình đã nói thẳng với anh Tiến điều đỏ và cải PA vốn rất ghét Th Đ bây giờ nghe mình nói nó cũng nhận ra mặt tốt của Th. Đ” [9; 146-147]. Không theo đuôi quần chúng mà ngược lại chị luôn đứng trên tinh thần một người đồng chí suy xét sự việc. Chị cũng góp ý với mọi người để hiểu nhau hơn, tăng thêm tình đồng đội. Những mặt trái của người lính trong chiến tranh chỉ là số ít. Cuộc sống quá khó khăn nhiều khi tạo nên tính tư lợi cá nhân. Trong nhật ký chiến tranh, tất cả những sự thật đó được ghi chép chân thực, khách quan. Tinh thần phê bình, đóng góp mong tập thể tiến bộ hơn của họ thật đáng ngợi ca.

147. Không chỉ phê bình, góp ý trước những thói xấu của đồng đội, họ còn nghiêm khắc phê bình bản thân, nhất là khi trong tư tưởng nhen nhóm một suy nghĩ tiêu cực nào đó. Cuộc sống chiến trường khó khăn, nhiều áp lực không tránh khỏi những lúc con người chán nản dù họ ý thức được điều đó là không đúng: “Phải, tôi hiểu rằng với một người con trai đang khoẻ mạnh, đang sung sức, đang ở giữa mùa xuân của cuộc đời mình thì buồn nản, thì chán đời là một điều xấu xa và không thể nào tưởng tượng được. Người ta đã chửi rủa biết bao lần những thanh niên như thế. Nhưng tôi biết làm sao khi chính bản thân tôi đang buồn chán đến tận cùng này” [17;108]. Nhiều khi lý trí cũng không thể khống chế, kiểm soát được cảm xúc. Những suy nghĩ, cảm xúc chân thật đó đã tạo nên tâm lí đa dạng của người chiến sĩ. Nhưng họ không chỉ có góp ý, phê bình mà trong nhật ký của họ còn vang lên những khúc hát ngợi ca những tấm gương anh hùng.

148. Đối lập với những con người đôi khi còn kèn cựa, ganh ghét nhau trong cuộc sống là những con người sống hết mình cho lí tưởng. Họ là những tấm gương sáng khiến người viết cảm phục. Hình ảnh những cô du kích dịu dàng nhưng dũng cảm, mạnh mẽ khi cống thương binh, nhanh nhẹn, khỏe mạnh khi tải đạn, phá bom, mở đường... đã tiếp thêm sức mạnh và ý chí cho các chiến sĩ vững bước hành quân và tin vào ngày mai tươi sáng của dân tộc vì vẫn còn những con người cùng chí hướng, cùng tâm huyết cống hiến sức trẻ cho Tổ quốc như mình. Trong vô vàn những tấm gương anh dũng, kiên cường đuợc nhắc tới

trong ba cuốn nhật ký chiến tranh khảo sát, tôi ấn tượng nhất với câu chuyện của Thiện trong

“Nhật kỉ Đặng Thùy Trâm Thiện được kể khi ấy là một cậu bé mười tám tuổi, cha đi tập kết, chỉ còn hai mẹ con sống với nhau. “Ngày ngày mỗi buổi đi học Thiện đòi mẹ phải trả công, bước chân về nhà Thiện đòi ăn bảnh, bữa nào cơm không cỏ cả thằng nhỏ hờn bỏ cơm đi học, làm mẹ nó phải chạy năn nỉ để nó về ăn một chén cơm cho khỏi đói lòng. Mười lănm tuổi Thiện đòi đi bộ đội, mẹ nỏ không cho đi nhưng Thiện đã nói là làm. Nỏ khai tăng thêm một tuổi rồi theo một đồng chí bộ đội về đơn vị. Mẹ Thiện đưa con đi mà tin rằng giỏi lắm chỉ một tuần con mình sẽ về. Cái thằng nhỏ suốt ngày ăn vặt, chưa hề biết làm một việc nhỏ nào từ lúc lớn đến giờ sao có thể đi bộ đội. Nhưng chị đã lầm. Cuộc đời gian kho nhưng vinh quang của những người bộ đội đã lôi cuốn được Thiện. Thằng nhỏ chịu đựng mọi gian nan cực khổ mà nó chưa hề tưởng tượng được ra. Thiện đã trưởng thành, mười bảy tuổi em đã thành một Đảng viên. Không hiểu sao nó không hề viết thư về cho mẹ, đằng đằng ba năm ròng” [20; 177]. Ở tuổi ấy, họ phải được đến trường, học hành và vui đùa thì ấn tượng lưu lại trong kí ức tuổi thơ của những tâm hồn ấy lại là bom đạn, mất mát, đau thương. Họ đáng được trân trọng và ngợi ca. Những tấm gương ấy khiến người đọc đặc biệt là thế hệ trẻ hiểu hơn về con người thời chiến, thức tỉnh bản thân cần sống xứng đáng với những gì thế hệ cha anh đi trước đã hy sinh giành được.

149. Có thể thấy, tâm lí của người viết với tư cách là một chiến sĩ nơi chiến trường rất đa dạng. Họ sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn thử thách, ra đi chẳng tiếc tuổi xuân vì sự nghiệp thống nhất đất nước. Họ sẵn sàng ngợi ca những tấm gương anh hùng và thẳng thắn phê bình những điều không đúng trong quân ngũ. Không chỉ phê bình đồng đội mà các chiến sĩ còn luôn đề cao tinh thần tự phê. Những dòng tâm sự ấy cũng không hề giấu giếm những phút yếu lòng, sợ hãi, sống thật với bản thân. Chết là đáng sợ nhưng họ luôn sẵn sàng tâm lí đón nhận nó, coi cái chết nhẹ nhàng, không hề bi lụy, lớp người này ngã xuống sẽ có lớp người sau đứng lên trả thù. Họ đã xây lên bức thành đồng về sự kiên cường, bất khuất khiến giặc phải run sợ. Đó chính là sức mạnh vô hình của con người Việt Nam, được truyền qua lớp lớp thế hệ. Nhiệt huyết của những chiến sĩ tuổi đôi mươi đã tạo nên sức mạnh to lớn.

“Khỉ sức sống đã dồi dào, có lẽ chả có sức mạnh độc ác nào vùi dập nổi sự vươn lên...Những chồi non mạnh khoẻ không hề biết sợ...Đảng sợ nhất là lòng ta nguội lạnh. Còn

nếu trong ta vẫn nguyên vẹn nhiệt tình và sức sống thì không một thế lực nào, một sự tàn phá nào, một khỏ khăn nào khiến ta chùn bước” [9;142] .

Một phần của tài liệu Kết cấu nhật ký văn học (khảo sát qua 3 cuốn nhật ký chiến tranh nhật ký đặng thùy trâm, mãi mãi tuổi hai mươi, nhật ký chiến trường) (Trang 29)