175. CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỀM KẾT CẤU TRONG NHẶT KÝ CHIẾN TRANH
3.2 Kết cấu chặt chẽ với giọng điệu trăn trối, di chúc
186. Giọng điệu là thái độ, tình cảm, tư tưởng, đạo đức của người viết đối với hiện tượng được miêu tả. Nó cũng phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thi hiếu thẩm mĩ trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc. Trong nhật ký chiến tranh có rất nhiều giọng điệu khác nhau được thể hiện: giọng ngợi ca, thân sơ, phê phán...đặc biệt là giọng trăn trối, di chúc. Đây là nét đặc trưng riêng của thể loại.
187. Đối mặt với những khó khăn, thách thức nơi chiến trường, con người có những phút giao động, nản lòng khi nghĩ về sự sống còn, được mất sau chiến tranh. Phải
chứng kiến cái chết đang diễn ra hàng ngày, từng giờ, những người thân yêu, đồng đội vừa tối hôm trước trò chuyện, hôm sau chỉ còn là thây ma, phải đào huyệt chôn chính đồng đội mình, thậm chí chính họ cũng nhiều lần suýt chết, đau đớn nhận ra rằng cái chết tưởng chừng như có thể sờ thấy được, chết còn dễ hơn ăn một bữa cơm... khiến trong nhật ký của họ thấp thoáng có giọng điệu di chúc, trăn trối. Đây là một đặc thù thể loại nổi bật của nhật ký chiến tranh. Giọng điệu này xuất hiện khi tác giả đối mặt với cái chết hoặc chứng kiến cái chết bất ngờ của người xung quanh. Trong tim họ thường có một ý nghĩ rằng họ ra đi sẽ không có ngày trở về. Vì thế, khi nghĩ về những người thân yêu, những người xung quanh mình, mỗi dòng tâm sự, tình cảm dành cho người ở lại được tác giả ghi tất cả vào nhật ký như những lời nhắn gửi sau cuối của mình.
188. Trong “Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm”, sau những lần suýt chết vì bom và rọ HU-1A oanh tạc chỗ ở, đã có lần muốn dặn dò, gửi gắm lại kỉ vật của mình nếu không may mình qua đời: “Chị gửi ba lô cho em, trong đỏ cỏ quyển sổ... ” [20;149]. Nhưng câu nói đó ngập ngừng chị bỏ dở, “muốn nói tiếp rằng nếu chị không về nữa thì em giữ quyển sổ và sau đỏ gửi về cho gia đình nhưng mình không nói hết câu” [20;150]. Khi nghĩ về gia đình, chị cũng viết rằng: “Con tự hào vì đã dâng trọn đời mình cho Tổ quốc. Dĩ nhiên con cũng cay đẳng vì không được sống tiếp cuộc sống hoà bình hạnh phúc mà mói người trong đó có con đã đo xương máu để giành /ại”[20;160]. Hình như trong cuộc chiến sống còn này, không ai có thể tiên đoán được số phận mình sẽ ra sao, đồng đội ai còn ai mất. Anh lình binh nhì mới vào chiến trường cũng không giấu nổi tâm sự về nỗi đau mất mát: “Mình mong sao có một ngày đón Như Anh ở ga Hàng cỏ, nhưng rồi có lẽ ngày đó không bao giờ đến cả. Bước chân xuống sân ga, Như Anh cỏ nhớ tới mình hay không” [17;41], “Tương lại không hứa trước điều gì may mắn cả. (...) Ngày mai ra trận, dễ một đi không trở lại lắm. Đôi khi đứng trước cái chết người ta dám nhìn thẳng mặt, nhưng ở xa mà ngó thì chưa chắc đâu, còn suy tỉnh thiệt hơn. Vả lại, ngày mai có biết bao điều thay đổi, hay có, dở cỏ” [17;47], “Tôi biết rằng không lâu nữa tẩt cả những gì mà tôi hằng ôm ấp và mơ ước sẽ cụt khỏi giấc mơ tôi. Bởi hai bàn tay tôi không tài nào giữ được. (...) Tôi đi và gửi tẩm thân này ở một miền đất nước nào đẩy mà tôi biết hoặc chưa thể biết tên” [17;78]. Mỗi khi nghĩ đến cái chết là Thạc lại nghĩ đến người mà anh mang nặng trong
tim suốt cuộc đời. Anh thương chị rồi sẽ đau buồn, lỡ làng hết cả. “Tội nghiệp Như Anh, cứ chờ hoài. Lỡ mình có sao thì lại lỡ làng hết cả. Rồi lại buồn mãi’’ [17;65], “Như Anh, sao Nhu Anh bạo thế? Sao Như Anh dám yêu một người con trai kém Như Anh về mọi mặt...Người con trai ẩy đi chiến trường và rất dễ chẳng bao giờ quay lại. Sao Như Anh dám chờ. Như Anh không
189.______________________________________nghĩ đến những đòi hỏi của mình ưl [17;110] __________________________________
190. Còn trái tim người mẹ như Xuân Quý thì luôn mang nặng trong tim hình ảnh bé Hương Ly yêu dấu. Ở chiến trường chị luôn hình dung con giờ này đang làm gì, ai cắt móng tay cho con, ai tắm cho con...Không ai lo lắng cho con bằng mẹ lo cho con. Có những lần cận kề cái chết chị nghĩ nếu mình hy sinh thì nỗi đau đến với chồng và Ly là vô hạn. Chị thương con còn nhỏ mà phải xa mẹ, cuộc đời con gắn với những dấu mốc kì lạ:
“Đẻ ra vừa biết cười là bom đạn. Vừa biết cười lên tiếng là xa bổ, vừa nhủ răng là sơ tán. Vừa biết gọi mẹ là xa mẹ và vừa biết nói hai tiếg thì nói “Đi Nam ” [9; 151]. Nếu con phải xa mẹ vĩnh viễn thì nỗi đau sẽ lớn tới mức nào. Ra đi khi con còn quá nhỏ, có lẽ khuôn mặt, dáng hình mẹ ra sao Ly cũng chẳng nhớ rõ. Nhưng chị chấp nhận tất cả, vẫn “lao vào” dù biết có hy sinh. “Đi đồng bằng thì chết như chơi”- câu nói của Dân trong đêm nào nằm với chị quả thật rất đúng. Ngay lần đầu tiên đi công tác, chị đã nằm lại với đất lành Duy Xuyên, nhưng chị hạnh phúc vì đã được chết như bao người khác, hiến dâng một phần xương máu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
191. Người lính ra chiến trường đương như tiên đoán cái chết sẽ đến với họ mà không hề hẹn trước. Họ sợ mình không còn cơ hội trao những lời yêu thương nữa. Vì thế nhật ký chiến tranh lúc này đóng vai trò là người đưa tin, là người lưu giữa và gửi đi những thông điệp của họ đến người thân. Họ biết sự ra đi của mình sẽ để lại nỗi đau cho người thân nhưng họ tự hào vì dám sống và chết cho lí tưởng của mình. Câu nói “Có ân hận gì đâu” của Đặng Thuỳ Trâm không chỉ là của riêng chị mà còn là của lớp lớp thanh niên thời đó và sẽ truyền lửa cho thế hệ sau này sống xứng đáng với những hy sinh của họ. Những tấm gương ấy ra đi không ân hận gì để mang lại nền đọc lập tự do cho tổ quốc và
mong thế hệ sau này cũng hãy không ân hận gì cống hiến, xây dựng đất nước văn minh- giàu mạnh- cường thịnh hơn.