Không gian ảo

Một phần của tài liệu Kết cấu nhật ký văn học (khảo sát qua 3 cuốn nhật ký chiến tranh nhật ký đặng thùy trâm, mãi mãi tuổi hai mươi, nhật ký chiến trường) (Trang 27)

133. Trong nhật ký chiến tranh, đối lập với không gian thực là không gian ảo. Không gian thực là không gian đầy tiếng bom đạn, tiếng rên của bệnh nhân. Không gian ảo là không gian của những giấc mơ, kỉ niệm, là không gian tâm trạng, tình cảm.

134. Nỗi nhớ con in sâu vào lòng người mẹ, không một phút giây nào Dương Thị Xuân Quý không nghĩ tới con. Trong cơn đau ốm bệnh tật chị cũng không ngừng gọi tên con, giở ảnh của con ra ngắm. “Mẹ nhớ con trong cơn sốt mê man. Mẹ mơ thay mẹ ở 195 Hàng Bông và chuẩn bị vào trường 105 để đi B. (...) Rồi mẹ lại mơ thây mẹ ở trong B đi ra 195. Đang định về Me thăm con thì có tin trẻ con được về Hà Nội học cả, và bà ngoại lẫn Ly, Liên ra. Mẹ sung sướng ôm con vào lòng” [9;91]. Từ chiến trường ác liệt, người mẹ trẻ trong cơn ốm mê man vẫn nhớ về con, về miền Bắc. Đôi khi hiện về trong tâm trí chị là những hình ảnh bạn bè, người thân, không gian nơi chị sống tràn ngập kỉ niệm: “Ngày này năm ngoái em đã mua hoa lay- ơn về cắm trong cái gác vắng Anh và Ly. Buổi tối em đã lặng lẽ mua cà phê, bánh về mời anh Dân, anh Thú và Chắt” [9;129].

135. Không gian tâm tưởng đôi khi được gợi mở từ không gian, thời gian thực. Những lúc nghỉ ngơi, bắt gặp một cảnh đẹp hay một sự kiên khiến con người suy tư, những kỉ niệm lại hiện về trong nỗi nhớ. “Chiều mưa, những giọt mưa rơi rả rích từ trên mái lá, từ những lá cây tạo thành một âm thanh đều đều buồn đến lạ lùng. Lâu rồi mình quên đi các cảm giác của một cô học sinh Chu Văn An ngoi nhậm chiếc đuôi bút quên nghe thầy giảng bài, lơ đãng nhìn ra mặt Hồ Tây mờ mịt trong mưa phùn mà nghĩ vớ vẩn. Cái cảm giác xa xưa vừa tiểu tư sản, vừa trẻ con mới lớn ẩy sao hôm nay lại song dậy trong mình- một cán bộ đang lặn lội trong cuộc kháng chiến sinh tử này” [20;41]. Từ không gian rừng núi của

bệnh xá, Thùy Trâm chợt nhớ gia đình, nhớ miền Bắc. Trong lòng người con xa quê luôn khắc khoải mong mọi người bình an, hạnh phúc. Không chỉ là nỗi nhớ, không gian ấy còn gợi lên trong lòng họ ước mơ, hy vọng đoàn tụ với người thân yêu. “Chiều đã xuống, ánh nắng đã mờ tắt sau dãy núi xa. (...) Rừng chiều im lặng một cách dễ sợ. Không một tiếng chim kêu, không một tiếng người nói, chỉ có tiếng suối róc rách chảy và chiếc transitor đang phát một bản nhạc. (...) Mình không rời vị trí quan sát một phút nào nhưng đầu óc mình lại là những cảnh của ngày đoàn tụ sum họp” [20;258]. Chính những tưởng tượng đoàn viên trong tương lai cũng là một phần động lực giúp họ hăng say chiến đấu, làm việc hơn nữa để trở về trong vòng tay của những người yêu thương.

136. Không gian tâm trạng trong nhật ký chiến trường không chỉ giới hạn trên mảnh đất hình chữ s mà còn vượt biên giới, tới tận Liên Xô xa xôi. Nguyễn Văn Thạc luôn hình dung Như Anh ở phương trời ấy đang làm gì, học tập thế nào, có nhớ mong những kỉ niệm ngày xưa không... Anh cũng khao khát được san sẻ cùng chị mọi vui buồn trong cuộc sống, giúp đỡ chị phần nào trong học tập.

137. Không gian ảo được đặt trong chiều kích lịch sử, tức là có sự lắp ghép các mảng không gian của quá khứ, hiện tại và tương lai. Không gian hiện tại cùng với kết cấu thời gian chính là yếu tố chi phối tâm trạng con người hướng về những kỉ niệm trong quá khứ hay tưởng tượng về tương lai. Những mảng không gian này liên kết với nhau mạch lạc, hài hòa, linh hoạt theo dòng cảm xúc, tâm trạng của người viết nhật ký. Nó cho người đọc thấy được nỗi lòng tâm sự của người chiến sĩ cũng như ngòi bút viết nhật ký linh hoạt. Dù đi đâu thì trong lòng họ vẫn luôn chan chứa không gian của kỉ niệm, ước mơ- những điều họ trân trọng và bảo vệ. Họ ra đi cũng vì mong muốn mình và mọi người dân Việt Nam sẽ luôn sống trong những không gian hạnh phúc, sum họp ấy.

138. Kết cấu không gian trong nhật ký chiến tranh được tạo bởi hai mảng không gian chính là không gian thực và không gian ảo. Mỗi mảng không không gian ấy lại được tạo nên bởi nhiều mảng không gian nhỏ hơn. Không gian hiện thực được dựng lên bởi không gian của những vùng đất người viết đi qua, không gian chiến trường ác liệt nhưng cũng rất yên bình, thơ mộng. Các mảng không gian đó được đặt trong thế đối lập, miêu tả từ xa đến gần, cao- thấp, rộng- hẹp... Không gian ảo được dựng lên qua tâm trạng người viết, các mảng

không gian quá khứ, tương lai. Các mảng không gian trong nhật ký chiến tranh được kết cấu vừa đối lập vừa liên kết hài hòa với nhau, tạo nên chỉnh thể không gian hấp dẫn cho tác phẩm. Hơn nữa, sự trần thuật, miêu tả bao giờ cũng được xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong một trường nhất định. Chính vì thế, không gian và con người có sự liên hệ với nhau chặt chẽ, không thể tách rời. Tóm lại, kết cấu không gian chính là yếu tố quan trọng, không thể thiếu trong tác phẩm nghệ thuật nói chung và trong nhật ký chiến tranh nói riêng.

Một phần của tài liệu Kết cấu nhật ký văn học (khảo sát qua 3 cuốn nhật ký chiến tranh nhật ký đặng thùy trâm, mãi mãi tuổi hai mươi, nhật ký chiến trường) (Trang 27)