Trách nhiệm với công việc

Một phần của tài liệu Kết cấu nhật ký văn học (khảo sát qua 3 cuốn nhật ký chiến tranh nhật ký đặng thùy trâm, mãi mãi tuổi hai mươi, nhật ký chiến trường) (Trang 35)

150. Ba cuốn nhật ký được chọn khảo sát, chỉ có Nguyễn Văn Thạc ra chiến trường với tư cách là người lính còn Đặng Thùy Trâm công việc chính của chị là một bác sĩ và Dương Thị Xuân Quý ra chiến trường với tư cách là nhà văn- nhà báo. Trong phạm vi khóa luận, chúng tôi tập trung làm rõ những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của hai người phụ nữ với công việc của mình.

2.3.2.1 Dương Thị Xuân Quỷ với tư cách là nhà văn- nhà báo

151. Dù được chiến trường “đón” với tất cả những gì ác liệt nhất, nhiều lần may mắn thoát chết trong những trận B52 ác liệt nhưng Dương Thị Xuân Quý chưa bao giờ từ bỏ ý định ghi chép và viết. Được ra chiến trường với chị là niềm hạnh phúc. “Tất cả những trang bị cho cuộc đời “xê dịch ” gây cho mình một cảm giác thú vị. Mình cảm thấy cuộc đời mình đang mở ra một giai đoạn mới. Vì vậy, giây phút lên đường chính là giây phút mình phẩn khởi nhất” [9;19]. Khó khăn nơi chiến trường ăn không đủ no, chị bực dọc, khóc vì “đói thì không thể làm việc được”. Ý thức của người cầm bút luôn thôi thúc chị lăn xả vào chiến trường, vào nơi nguy hiểm để lấy tư liệu cho bài viết. “Biết đi công tác là nguy hiểm, là cái chết kề bên nhưng sao ở nhà y như chịu một hình phạt. Không biết bao giờ em mới được đi hở Anh?(...) Trần Tiến sắp đi theo bộ đội. Theo anh Phát hôm nay sang nói thì các ổng cho cũng rộng rãi: Đi với bộ đội mà thích viết gì khác cứ viết. Quyết định đi, nhưng ở nhà cũng được, hoặc tháng 9 về cũng được. Nhưng Tiến bảo: Bao giờ ở nhà gọi mới về. Trời ơi, Mình thèm nhỏ rãi. Mình bảo Tiến: Tôi thích viết về trụ bám ở vùng giáp ranh, về mẹ chiến sĩ... ôi, bao giờ các anh ẩy mới cho tôi đi? Tiến im lặng, Buồn hết sức. Mình sẽ nói với anh Phát việc này. Tích cực xỉn đi mới được” [9;100-101].

152. Luôn khao khát được đi thực tế để tác phẩm của mình chân thực hơn, nhưng khi chưa được đi, lẳng lặng nhận nhiệm vụ “trông nhà” cho anh em hoạt động, chị vẫn có những tác phẩm hay. Với sự nhạy bén của một nhà văn, bất cứ hình ảnh nào, sự việc nào chị đều muốn đưa vào tác phẩm của mình. Khi thấy một đám lang trên bãi cát ven suối chị đã bồi hồi: “Mình thật biết ơn ai đã trồng nên nó, trồng mà có lẽ chả bao giờ ăn cả. Mình đã nghĩ

đến một cô gái nào đó thầm lặng trồng những đảm rau ven suối như thể cho các đoàn bộ đội hành quân qua. Ôi tẩm lòng các cô gái cũng trong lành tuyệt vời như dòng suối chảy kín đáo giữa rừng kia. Có lẽ mình sẽ viết một cái gì đó về điều này chăng? Trên đường đi hái rau, ở chân đồi mình gặp một ngôi mộ mới của chiến sĩ ta. (...) Ôi cô gái nào đã kết cho anh hai bông hoa đó, hỡi anh chiến sĩ vô danh? Anh không có bia ghi tên, tuổi, ngày hi sinh. Mộ chí của anh chỉ có hai bông hoa trắng đỏ. Cô gái trồng lang kia và cô gái kết hai bông hoa này? Cô gái ơi, tôi sẽ đưa cô vào sảng tác của tôi nhể’ [9;45]; “Tôi muốn viết quá, một cái truyện về sự cống hiển thầm lặng của các đồng chí” [9;52]. Nhà văn viết tất cả những gì họ thấy trên đường hành quân, hành động nhỏ của người giao liên, tấm lòng của anh nuôi quân, cảnh hành quân vất vả cực nhọc, cảnh chết chóc, ốm đau bệnh tật... Tất cả đều được hiện rõ trong từng trang viết của chị như một bức tranh sinh động về cuộc chiến. Khi được phân công đi Quảng Đà, mảnh đất ác liệt nhất của Khu 5 bấy giờ, chị đã bộc lộ tâm trạng: “Sống giữa không khí mặt trận đầy nguy hiểm nhưng cảm giác của mình là say mê và thứ vị. Lạ thế. Biết là nguy hiểm lắm nhưng sẵn sàng lao vào, dù có hy sinh. Đời người ai chả chết. Dĩ nhiên mình có nghĩ đến đau khổ của Anh và Ly. Nhưng cải gì rồi cũng qua thôi. (...) Lo, mình lo chứ. Nhưng mình quyết tâm và mình nghĩ thế này: Dù có chết thì cũng như bao người đã chết thôi. Nghĩ vậy, không thấy sợ nữa ” [9;151].

153. Càng đọc những dòng ghi chép trong nhật ký của chị, ta càng thấy hiện lên hình ảnh một phụ nữ Việt Nam điển hình. Chị luôn trăn trở, có ý thức trách nhiệm với công việc, chấp nhận hy sinh hạnh phúc cá nhân vì sự nghiệp cầm bút, mong muốn có những tác phẩm phản ánh đúng nhất, mới nhất những sự kiện xảy ra nơi chiến trường. Với chị, cầm bút sáng tạo không phải là ngồi trong căn phòng kín, tập trung viết mà phải đi thực tế, lăn xả vào những nơi nguy hiểm để có những tác phẩm chân thực nhất. Hơn bất kì một người phụ nữ nào khác trong thời kì đó, Dương Thị Xuân Quý với tư cách là nhà văn, nhà báo nên hiểu được cái nghị lực sống lắm khi não lòng của người phụ nữ ở hậu phương hay ở chiến trường, dù ở nơi “Đất cằn ” khắc nghiệt hay chốn bom đạn nguy hiểm luôn cần đến những “Gương mặt thách thức... ”

154. Tốt nghiệp Đại học Y khoa Hà Nội năm 1966, Đặng Thùy Trâm xung phong đi khá xa, vào tận Đức Phổ, Quảng Ngãi. Ở đó, chị đảm nhận công việc là phụ trách một bệnh viện huyện. Công việc là một bác sĩ cứu chữa thương binh nơi chiến trường, tiếp xúc với mất mát đau thương hàng ngày đè nặng lên đôi vai khiến chị mệt mỏi, nhiều khi muốn chùn bước. Nhưng vượt lên tất cả với trách nhiệm tận tụy của người thầy thuốc, chị đã âm thầm cống hiến một phần sức lực nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.

155. Toát lên trong nhật ký của Thùy Trâm là những tâm sự, suy nghĩ trước nỗi đau của bệnh nhân, trách nhiệm của một lương y. Chị luôn tự trách mình khi không thể cứu sống hay chữa khỏi cho bệnh nhân. “Nỗi băn khoăn của một người thầy thuốc + nỗi thương xót mến phục người thương binh ấy làm mình không thể yên bụng. Vuốt nhẹ mái tóc anh, mình muốn nói với anh rằng: với những người như anh mà tôi không cứu chữa được thì đỏ sẽ là nỗi đau xót khó mà phai đi trong cuộc đời phục vụ của một người thầy thuốc” [20; 19]. Dù không cứu được bệnh nhân không phải là trách nhiệm của một mình chị, dù người nhà bệnh nhân hiểu và thông cảm thì trái tim con người giàu yêu thương ấy vẫn dằn vặt. Trong công việc, chị luôn chú ý những chi tiết nhỏ nhất, không ngừng học tập, rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân. Không những tập trung vào công việc cứu chữa thương binh, Thùy Trâm còn phụ trách các lớp đào tạo ngắn hạn cho các y tá để bổ sung cho mạng lưới y tế cách mạng ở các xã. Ngoài hai công việc đó, chị còn nghiên cứu khoa học và đã có những đề tài khoa học về thực tế điều trị ở chiến trường.

156. Hình ảnh nữ bác sĩ nhỏ bé trong cảnh chạy càn nhưng vẫn lo lắng cho thương binh thật khiến ta khâm phục. Cái chết có đến thì cũng đón nhận nó nhẹ nhàng. Dù mệt mỏi nhưng chị vẫn luôn tự hào nhờ sức lực của mình và những y tá ngày đêm lăn lộn trong công tác bên giường bệnh để chữa trị tốt, cứu sống bệnh nhân: “Vô cùng vất vả và cũng còn nhiều khó khăn trong công việc, nhưng hơn bao giờ hết mình cảm thấy rằng mình đã đem hết tài năng sức lực của mình để cổng hiến cho cách mạng” [20;54]. Tinh thần trách nhiệm với bệnh nhân và nghề của chị là tấm gương sáng về y đức. Nó đã truyền ngọn lửa nhiệt huyết cho thế hệ bác sĩ sau này sống trong điều kiện khoa học tiên tiến, đầy đủ cần nêu cao y đức, trách nhiệm hơn nữa.

157. Sống nhiệt huyết với nghề, Dương Thị Xuân Quý và Đặng Thùy Trâm ra đi cũng vì hết mình với trách nhiệm ấy. Tháng 6-1970, quân Mỹ mở cuộc càn quét quy mô lớn lên vùng núi Đức Phổ- Ba Tơ, bệnh xá Đức Phổ bị kẹt giữa vòng vây. Sau hơn mười ngày cầm cự, nuôi giấu và chữa trị cho thương binh trong điều kiện ngặt nghèo, ngày 22/6/1970, trên đường đi tìm vị trí để di chuyển bệnh xá khỏi vòng vây địch, chị chạm trán với một đơn vị lính Mỳ phục kích và hy sinh anh dũng Đức Phổ anh hùng. Dương Thị Xuân Quý cũng

“nằm lại với đất lành Duy Xuyên ” trong chuyến đi công tác đồng bằng đầu tiên. Dù hy sinh, bỏ lại tuổi trẻ, tinh yêu, người thân nhưng họ “tự hào vì đã dâng trọn đời mình cho Tổ quốc”. Hàng triệu người như họ đã ngã xuống mà chưa được hưởng trọn một ngày hạnh phúc nên hy sinh ấy với họ là sự hy sinh anh dũng, không hề ân hận.

Một phần của tài liệu Kết cấu nhật ký văn học (khảo sát qua 3 cuốn nhật ký chiến tranh nhật ký đặng thùy trâm, mãi mãi tuổi hai mươi, nhật ký chiến trường) (Trang 35)