Các phương diện tâm lí khác

Một phần của tài liệu Kết cấu nhật ký văn học (khảo sát qua 3 cuốn nhật ký chiến tranh nhật ký đặng thùy trâm, mãi mãi tuổi hai mươi, nhật ký chiến trường) (Trang 38)

158. Ngoài việc tâm lí bị chi phối bởi trách nhiệm với nghề và tư cách là chiến sĩ, mỗi cá nhân còn có sự chi phối của những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ khác nhau. Nổi bật trong nhật ký Dương Thị Xuân Quý là tư cách của người mẹ, người vợ. Nguyễn Văn Thạc thì luôn trăn trở với những suy nghĩ về tình yêu xa cách. Sáng ngời trong “Nhật ký Đặng Thùy Trâm ” lại là tình cảm đồng chí, đồng đội thiêng liêng.

2.3.3.1 Tâm lí khỉ là mẹ, là vợ

159. Tình mẫu tử luôn là tình cảm thiêng liêng và cao cả. Xuyên suốt nhật ký chiến trường của Dương Thị Xuân Quý là nỗi lòng khắc khoải của một người mẹ hi sinh hạnh phúc bên con để vào chiến trường vì khát vọng giải phóng dân tộc. Mỗi ngày xa con, nỗi nhớ và nỗi đau lại lớn dần. Nỗi nhớ ấy khiến trái tim chị như bị ai đó bóp nghẹt. Chỉ nhìn thấy một chữ Ly khắc trên thân cây thôi cũng khiến lòng chị run lên. Ngay từ trang nhật ký đầu tiên ra chiến trường, chị đã nhớ về ánh mắt tràn ánh trăng của con. Và trên bầu trời có ánh trăng ấy, nhà văn tưởng tượng ra ánh mắt con như trăm nghìn ngôi sao nhỏ soi đường, dẫn lối trên mỗi bước hành quân. Mỗi lần nhớ con là mỗi lần chị khóc. Khóc nhưng không dám nói với ai, chị gắng nuốt ngược nước mắt vào trong. “Nhớ Ly quả đỗi. Bẩt cứ lúc nào nhắc tới Ly là mình lại chảy nước mắt” [9;31]; “Con ơi sảng nay mẹ vừa đi vừa khóc vì thương con. Mẹ khóc giữa hàng quân, người đi trước không nhìn thấy mẹ khóc, người sau không nhìn thấy mẹ

khóc” [9;34]... Không chỉ khóc vì nhớ con mà chị còn khóc vì con phải sống trong sự thiếu thốn tình thương của ba mẹ. “Còn Ly của chúng ta, Ly của chúng ta chẳng có bổ về thăm, cũng chẳng có mẹ. (...) Khổ thân con ta bao nhiêu ” [9;33]; “Năm ngoái mẹ thường vào màn từ 7 giờ toi ru con ngủ và quạt cho con suốt đêm. Năm nay bà ngoại có còn khoẻ mà quạt cho con không? Con cỏ còn được tắm mỗi ngày một lần bằng nước âm ẩm như mùa hè năm ngoải mẹ đã tắm cho con không? Trời ơi, không sao nói hết được những điều mẹ lo nghĩ về con” [9;41]...Đe quên đi nỗi nhớ con, chị lao vào làm việc. Bé Ly luôn là nguồn động lực giúp chị vượt qua mọi khó khăn gian khổ. Có lúc chị chùn bước: “Trời ơi, đêm qua mẹ suy nghĩ lại tất cả, và Ly ạ, lần đầu tiên, lần đầu tiên trong chuyển đi này mẹ hối hận. Mẹ nghĩ biết thế ráng chịu đựng mà ở lại với con”, nhưng ngay sau đó lại vững tin ngay: “Nhưng con ạ, mẹ sẽ bỏ lõ một thời cơ hiểm cỏ là được đi vào chiến trưởng, được tham gia và chứng kiến một sự kiện lịch sử vĩ đại mà mẹ và bố hằng mơ ước.(...) Dù thể nào mẹ cũng không bỏ viết đâu vì mẹ đã phải hy sinh những ngày hạnh phức bên con vì nghệ thuật, điều đó chính là sức mạnh phi thường của mẹ, cổ vũ mẹ mạnh mẽ lên đi” [9;40]. Được chăm cho con từng bữa ăn giấc ngủ, đó là niềm hạnh phúc của người mẹ. Nhưng chị đã hy sinh niềm hạnh phúc cá nhân ấy vì niềm hạnh phúc chung của cả dân tộc. Ngày mải mê với công việc, đêm về nỗi nhớ con lại nhói đau trong lòng chị. Nói về nỗi nhớ Ly “quằn quại”, “tê tái” của vợ, Bùi Minh Quốc cho rằng: “Nhật ký của Quý, không mấy ngày không nhắc tới con. Bom đạn, gùi cõng, sốt rét, thiểu đỏi... Quỷ chịu được hết, nhưng cải khổ phải vượt qua nhọc nhằn hơn cả là nỗi nhớ con ” [9;444]. Nhà văn Nguyên Ngọc khi nhắc tới giây phút cuối cùng của chị đã hình dung rằng nếu chị có kịp thốt lên tiếng nào thì đó chính là tiếng “Con”. Có thể nói, với tư cách là một người mẹ lên đường đi chiến trường, Dương Thị Xuân Quý đã cho chúng ta một cái nhìn đa chiều về tình mẫu tử. Chị đã góp phần xây dựng hình ảnh người mẹ, người phụ nữ đẹp hơn trong lòng công chúng và sẽ mãi là tấm gương sáng cho chúng ta học tập, noi theo.

160. Trong nhật ký chiến trường của Dương Thị Xuân Quý ta còn thấy hiện lên rất rõ hình ảnh người vợ hiền chung thuỷ, hết mực yêu thương chồng.

161. Trước khi đến với nhau, cả hai đều là những người bạn thân thiết, tri kỉ cùng hoạt động nghệ thuật (Dương Thị Xuân Quý công tác tại Báo Phụ nữ Việt Nam, Bùi Minh

Quốc công tác tại Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam). Vì lý tưởng, vì nghĩa lớn là giải phóng dân tộc mà cả hai cùng xung phong ra chiến trường, chồng đi trước, vợ đi sau. Chị dành tình cảm cho chồng cũng chẳng kém tình cảm dành cho Ly. Không mấy ngày trong nhật ký của chị không có hình ảnh của anh. Vào chiến trường, trên đường hành quân, khi nghe người ta vừa đi vừa “ngâm ngợi” câu thơ của chồng, chị “phải cố gắng lắm mới không bật ra một tiếng reo: Bài thơ ấy của BMQ, chồng tôi đẩy” [9;30]. Có cây ven đường khắc chữ Quốc, tên chồng, chị đang ăn cơm cũng chạy lại, rồi lòng lại bồi hồi xúc động. Sinh nhật lần thứ 27, cũng là sinh nhật đầu tiên tại chiến trường, chị ước mơ được đón sinh nhật cùng chồng. “Thể là 3 ngày sinh nhật rồi em có Anh mà vẫn chẳng có Anh. Bao giở ở bên anh để được anh tổ chức một ngày kỉ niệm nho nhỏ cho em nhỉ?” [9;20]. Nghĩ thì vậy nhưng chị cũng hiểu những phút chạnh lòng ấy có là gì đâu so với gian khổ mà bao người gặp phải và chịu đựng trong chiến tranh.

162. Chị vẫn luôn mong được cùng chồng chia sẻ mọi khoảnh khắc ngọt ngào. Hơn thế, mỗi mốc thời gian kỉ niệm trong cuộc đời chồng, chị đều nhớ rõ. “Một năm anh của ta gia nhập Đảng” [9;39]; “Hôm nay Anh vừa tròn 28 tuổi. Em sẽ chúc mừng sinh nhật của Anh bằng một ngày làm việc thật chăm chỉ” [9; 129]. Quả vậy, giữa chiến trường thiếu thốn vật chất, món quà tinh thần đong đầy tình cảm luôn là món quà ý nghĩa nhất. Lòng chị dù ở hậu phương hay chiến trường thì vẫn luôn lặng lẽ hướng về chồng với tình yêu da diết.

163. Khi vào chiến trường, được gặp chồng, công tác cùng nhưng chị không ỷ lại dựa dẫm mà luôn tự mình hoàn thành công việc được phân công với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Chị cũng không muốn gần nhau quá, hạnh phúc sinh chướng, cản trở công việc của nhau. Giáp mặt với bom đạn, cái chết có thể đến bất cứ lúc nào, chị vẫn động viên chồng cố gắng: “Mình kéo anh xuống hầm, cố ngồi thu nhỏ cho đủ chỗ hai đứa. Nghe tiếng anh thở hổn hển, biết anh sợ lắm, mình động viên: Đừng sợ anh ạ, sợ quái gì, kệ nó” [9;78]. Chồng ốm, chị lo lắng. Chồng đói, chị thương. Mọi lo lắng cho chồng chị luôn giữ trong lòng, chỉ tâm sự qua trang nhật ký. Chị không muốn tình cảm lộ liễu quá. Chính những hy sinh thầm lặng ấy càng khiến tình cảm vợ chồng thêm đáng trân trọng hơn.

164. Nỗi nhớ con và tình yêu thương giành cho chồng của Dương Thị Xuân Quý đã xoa dịu nỗi đau chất chứa nơi chiến trường. Chồng con chính là động lực, sức mạnh giúp chị

vững tin hơn trong cuộc sống, chiến đấu gian khổ. Nhật ký chính là nơi chị gửi gắm mọi tâm sự nỗi niềm của mình. Dù nhớ con hay thương chồng chị cũng không hề bộc lộ ra ngoài mà luôn kiên cường hoàn thành nhiệm vụ. Bên trong dáng vẻ nhỏ bé, yếu đuối ấy là trái tim kiên cường, dũng cảm, cam chịu. Có thể nói, chị chính là người mẹ, người vợ tiêu biểu trong lớp lớp những phụ nữ Việt Nam thời chiến, tấm gương sáng cho thế hệ sau noi theo.

2.3.3.2 Những cảm xúc tình yêu lứa đôi

165. Chiến tranh chỉ đem lại sự mất mát, đau thương, chia ly xa cách...nhưng những con người kiên cường vẫn sống và cống hiến hết mình vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trong họ, bầu nhiệt huyết tình yêu cách mạng luôn chảy, mang theo niềm tin vào tương lai tốt đẹp, mong có ngày trở về đoàn tụ với hậu phương yêu dấu. Tình yêu là một đề tài không thể thiếu trong văn học thời chiến. Tình yêu lứa đôi được hoà với tình yêu quê hương đất nước, nhân dân. Tình cảm thiêng liêng ấy chính là động lực mạnh mẽ tiếp thêm sức mạnh để người lính vững tay súng hơn trong mỗi trận chiến, để xứng đáng với tình yêu, tình cảm họ nhận được.

166. Trong “Mãi mãi tuổi hai mươi”, trải dài từng trang viết là nỗi nhớ nhung sâu sắc của chàng trai trẻ khao khát hạnh phúc hướng về người bạn gái của mình. Nỗi nhớ cháy bỏng ấy luôn thường trực trong trái tim anh, khiến anh thốt lên rằng: “Cỏ lẽ nhắc Như Anh ra khỏi nhật ký thôi, bởi vì nỗi nhớ Như Anh là chuyện hàng ngày, không cần phải nhắc nhiều mà nhàm ” [17;64]. Qua từng trang nhật ký, nỗi nhớ ấy ngày một lớn dần lên. Trong hơn mười tháng trong quân ngũ, ghi nhật ký 91 ngày thì có tới 54 ngày anh nhắc tới Như Anh. Thạc đã thú nhận rằng nỗi nhớ người yêu còn mãnh liệt, da diết hơn cả nỗi nhớ gia đình.

167. Cũng yêu xa nhưng nếu Nguyễn Văn Thạc luôn nồng nàn trong tình yêu, tha thiết khi nghĩ về người yêu trong từng trang viết thì ngược lại, Thuỳ Trâm luôn khắc khoải, dằn vặt về mối tình ấy. Chị luôn nghĩ về người yêu nhưng đó không phải nỗi nhớ của những người yêu nhau nhưng phải xa nhau mà đó là nỗi nhớ của một mối tình ngang trái: “Уаи

thương yêu M vô hạn nhưng tình thương trộn lẫn sự giận hờn trách móc” [20;32]. Chị luôn day dứt, muốn tình yêu ấy rời khỏi trái tim mình để được thanh thản: “M ơi, hãy đi đi, đừng

gieo đau buồn lên con tim rớm máu của Th nữa. Giữa chúng ta không thể nào có một hạnh phúc vĩnh viễn dù cả hai ta còn song sau cuộc chiến tranh này” [20;57]. Dù mọi người luôn động viên vun vén nhưng chị nhận thấy lòng tự ái của mình quá cao và mối tình đó giờ chỉ còn là một vết thương không thể hàn gắn mà suốt đời phải mang theo. Khi nghe M đau ốm chị cũng đau lắm, buồn thương lắm, khao khát lúc đó có thể bên anh, chăm sóc cho anh. “M ơi anh không phải là của em, nhưng em muốn đem yêu thương xoa dịu đau đớn cho anh ”

[20;33]. Nhưng tình yêu ấy không còn là tình yêu đôi lứa nữa mà chỉ là tình đồng chí, đồng đội.

168. Chiến tranh đã cướp đi mọi mơ ước, khát vọng, tình yêu của con người. Họ đã hy sinh tình yêu đôi lứa, hòa tình yêu ấy vào tình yêu đất nước, nhân dân. Nhiều đôi lứa yêu nhau nhưng im lặng vì không muốn người yêu phải đau khổ. Đó là sự hy sinh cao cả trong tình yêu. Thùy Trâm đã từng trách M khi anh không làm được những điều chị ao ước. Ước mong giản dị của người con gái ấy là dù cho mưa bom bão đạn thì tình yêu đôi lứa vẫn luôn sáng ngời rực rỡ. Nhưng M đã giành chọn tình yêu cho Tổ quốc. Hơn nữa, chiến trường hiểm ác, cái chết có thể đến bất cứ lúc nào, một lời hứa hẹn tình yêu trong thời chiến là điều không chắc chắn. Hòa bình lặp lại có lẽ họ không còn được trở về trong vòng tay của những người yêu thương nữa. Vì thế, dù làm đau nhau nhưng họ không muốn hẹn ước để rồi cuộc đời người con gái mình yêu sẽ dang dở mãi. M, Thạc và nhiều chiến sĩ thời đó đã cảm nhận sâu sắc rằng:

169. Những người đi chiến đấu Không muốn nặng thêm khẩu súng Và nhất là

170. Nỗi ân hận quá nhiều Bắt một người yêu Phải đợi

171. Những hy sinh tình cảm riêng tư của bản thân vì Tổ quốc của người lính như anh thật đáng trân trọng và cảm phục. Giờ cả Thuỳ Trâm và M đã rời xa thế giới này, khi đất nước không còn bóng quân thù hay tiếng bom đạn, hy vọng nơi nào đó anh chị gặp và bên nhau, để mối tình mà gốc rễ của yêu thương hình như vẫn còn nằm sâu trong lòng đất, vẫn

còn sức sống, vẫn có thể đâm chồi nẩy lộc nếu mùa xuân lại về với những hạt mưa xuân mát lạnh trên má người con gái năm xưa.

172. Bên cạnh tình yêu lứa đôi hay tình cảm gia đình, nhật ký chiến tranh còn phản ánh tình đồng đội keo sơn gắn bó. Họ thương nhau như thể anh em ruột thịt, lo lắng cho nhau bằng tình yêu con người chứ không phải tình yêu đôi lứa. Tinh thần đoàn kết ấy đã tạo nên sức mạnh của con người thời chiến, ra đi không chần chừ, suy tính, gửi lại phía sau lưng tuổi thơ và những người thân yêu nhất, hiến dâng cả cuộc đời cho sự nghiệp cao đẹp nhất: Sự nghiệp giải phóng loài người.

173. Có thể nói, xuyên suốt ba cuốn nhật ký là những dòng cảm xúc, những trải nghiệm chiến trường. Họ giống nhau đều có những tâm sự về gia đình, tình yêu, đồng đội, lý tưởng nhưng cách thể hiện và mức độ tình cảm có sự khác nhau. Xuyên suốt trong nhật ký Đặng Thuỳ Trâm là hình ảnh những người đồng đội kết nghĩa thương nhau hơn tình ruột thịt, là tinh thần hết lòng cứu chữa bệnh nhân của một bác sĩ, nhật ký Nguyễn Văn Thạc là hình ảnh Như Anh yêu dấu thì sợi chỉ đỏ nối các trang nhật ký của Dương Thị Xuân Quý là tình mẫu tử, vợ chồng, tinh thần của người cầm bút sáng tạo nghệ thuật. Ngoài ra còn có tinh thần của người chiến sĩ với lí tưởng cao đẹp, vượt qua mọi khó khăn thử thách, nêu cao tinh thần phê bình và tự phê bình. Những mảng tâm lí đó thể hiện qua từng ngày, liên kết chặt chẽ với nhau xuyên suốt từ đầu tới cuối mỗi nhật ký, thống nhất tạo nên tâm lí đa dạng của người viết. Kết cấu tâm lí trong nhật ký nhờ vậy mà đa dạng hơn. Nhật ký là thể loại riêng tư và những điều ghi chép trong đó là những cảm xúc rất thật. Những tâm sự nỗi niềm ấy giúp người đọc hiểu hơn về tâm lí người lính nơi chiến trường. Kết cấu tâm lí theo dòng cảm xúc như vậy không chỉ có trong nhật ký mà trong tự sự hiện đại cũng rất hay sử dụng. Nhưng sự đan xem tâm lý ấy là do dụng ý nghệ thuật của tác giả còn trong nhật ký, nó dựa trên tâm lí chân thực của người viết mà không có sự hư cấu, tưởng tượng hay dụng ý nào. Đây cũng là điểm riêng trong kết cấu tâm lí của nhật ký so với các thể loại khác.

174. Qua ba cuốn nhật ký chiến tranh được chọn, chúng tôi đã khảo sát và làm rõ ba kiểu kết cấu chính là kết cấu thời gian, kết cấu không gian và kết cấu tâm lí. Chúng được tạo nên thông qua các thủ pháp đối lập, song hành... Ba kiểu kết cấu này không độc lập mà luôn đan xen với nhau trong suốt tác phẩm, tạo nên tính chỉnh thể, mạch lạc cho nhật ký chiến tranh. Chúng không phải là đặc

trưng riêng chỉ thể loại nhật ký mới có mà còn xuất hiện trong các thể loại khác. Tuy nhiên, cách thể hiện, liên kết độc đáo trong kết cấu ấy đã tạo được nét riêng biệt, góp phần nâng cao giá trị và sức hấp dẫn của thể loại.

Một phần của tài liệu Kết cấu nhật ký văn học (khảo sát qua 3 cuốn nhật ký chiến tranh nhật ký đặng thùy trâm, mãi mãi tuổi hai mươi, nhật ký chiến trường) (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w