phản trị (tòng trị)
Một số bệnh diễn biến phức tạp, âm dương lẫn lộn, khó phân biệt ấy gọi là chứng giả tượng. Ví như có bệnh biểu hiện là nhiệt nhưng kỳ thực chính bệnh là hàn ấy gọi là chân hàn giả nhiệt. Ví dụ: bệnh biểu hiện có sốt, miệng khát, mặt đỏ hồng, trong người phiền muộn, mạch phù, xác(thuộc chứng nhiệt). Song tuy có sốt, miệng khát nhưng lại muốn uống nước ấm thích mặc ấm, sợ lạnh, rêu lưỡi vàng nhưng chất lưỡi nhợt nhạt, mạch phù, xác nhưng vô lực. Tất cả những điều đó nói lên rằng âm hàn đang thịnh ở bên trong khi đó phải dùng dương dược.
Lại có bệnh biểu hiện là hàn nhưng kỳ thực chính bệnh là nhiệt. Ví dụ: Bệnh biểu hiện chân tay lạnh, rêu lưỡi đen, mạch tế (thuộc chứng hàn). Tuy vậy, chân tay lạnh nhưng không thích sưởi ấm, không thích uống nước nóng,
rêu lưỡi đen nhưng chất lưỡi đỏ, mạch tế nhưng hưũ lực. Tất cả điều đó chứng tỏ tà nhiệt còn ẩn náu ở bôn trong, khi đó phải dùng âm dược.
Người thầy thuốc phải vận dụng và phân tích một cách kỹ lưỡng, tránh trường hợp dùng thuốc cùng hướng với bệnh không những không làm giảm mà còn làm nặng thêm bệnh như người xưa nói: "Nhiệt ngộ nhiệt tắc cuồng, hàn gặp hàn tắc lử”.
Tuy nhiên việc sử dụng âm dược hay dương dược cũng phải mang tính tương đối, tuỳ mức độ nặng nhẹ khác nhau mà sử dụng vị có lính âm dương mạnh yếu cho phù hợp, Nội kinh có đoạn ’."Dùng vị toan, khổ đến thái quá lìiời âm sẽ thắng, làm lổn hại dương khí. Dùng vị tân, cam thái quá dương s ẽ lliắìig, làm hại đến âm phận'' [20,63] Hải Thượng Lãn Ông khuyên: "Dũng
nhiệt phải tránh nhiệt, dùng hàn phải tránh hàn". Đặc biệt ông quan niệm người phương Nam khi mắc cản mạo phong hàn thì không nên dùng bài: "Quế chi ma hoàng thang" của người phương Bắc, vì đây là bài thuốc có tính phát tán mạnh mà chân khí của người phương Nam thường không mạnh bằng của người phương Bắc, nên lất dễ bị thương tổn. Theo ông thì nên dùng xen âm dược trong dương phương hoặc dương dược trong âm phương thì được lợi dương mà không hại chân âm, lợi âm mà không hại chân dương, thật vẹn cả đôi đường.