4. Hừ thì bổ, thực thì tả.
2.5.1. Học thuyết Âm Dương vói phân chia tính vị thuốc cổ truyền.
Thuốc cổ truyền là một loại thuốc có nguồn gốc từ thực vật, động vật, khoáng vật được chế biến và sử cỉụng theo nguyên lý của y học cổ truyền nhằm chữa bệnh hoặc nâng cao sức klioẻ con người.
Bởi vì nguyên nhân sinh ra bệnh là do sự mất cân bằng Âm - Dương trong cơ thể. Vị thuốc để chữa bệnh phải có vai trò lập lại cân bằng Âm - Dương, do vậy người xưa đã vận dụng quy luật Âm - Dương vào việc phân chia tính vị của thuốc để phù hợp trong sử dụng.
Tính của vị thuốc là lừ chỉ chiều hướng và mức độ tác dụng khác nhau của vị thuốc được quyết định Ihông qua tác dụng của chúng đối với các bệnh đối lập. Vị của vị thuốc là những cảm giác của lưỡi đem lại, đặc tnrng cho khả năng và chiều hướng tác dụng cũng như sự quy kinh của vị thuốc.
Trong kinh văn viết: "Vị là âm, khí là dương, vị hậu thuộc về âm, vị bạc thuộc về dương, vị hậu thời kết, vị bạc thời thông, khí bạc thời phát tiết, khí hậu thời phát nhiệt... Khí vị tăn, cam công năng của nó chuyên về phát tán,
thuộc dương, khí vị toan, khổ công năng của nó có thể dũng tiết, thuộc âm" ị 20,56].
Trong sách "Thanh dịch bản thảo" của Lý Đông Viên có thiên "Dược dụng pháp tượng" cũng chia khí (tính) của vị thuốc ra bình, hàn (thuộc âm) ôn, nhiệt (thuộc dương) các vị có ngũ vị đó là tân (cay), cam (ngọt), khổ (đắng), hàm (mặn), toan (chua).
Trong "Nam dược thần hiệu”, Tuệ Tĩnh cũng phân chia tính vị của khoảng 500 vị thuốc nam thành tính nóng, tính ấm, tính mát, tính lạnh, vị đắng, ngọt, cay, mặn, chua.
Biện về Âm - Dương trong dược phẩm Lãn Ông viết:" Phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa là sáu thứ khí của irời. Cay, ngọt, mặn, đắng, chua là năm vị của đất, lính của nó cố ôn, lương, bổ, tả, thăng, giáng. Cay, ngọt chủ Ô11 bổ, chủ thăng thuộc phẩn dương của đất. Dương thì nổi lên, âm thì chìm xuống, cay hay tán, chua hay lỉm ỉiễm, mặn hay nhuận mền, đắng hay tả, ngọt hay hoà hoãn... Khí thuộc dương, vị thuộc âm, khí hậu như Phụ tử là dương trong dương, khí bạc như Ma hoàng là âm trong âm", [31,469]. Trong quyển Dược phẩm vạn yếu, ông cũng phân chia khí của vị thuốc thành: Đại nhiệt, nhiệt, ôn thuộc dương chữa âm bệnh, lương, hàn, đại hàn thuộc âm chữa đương bệnh, giữa âm và dương có lính bình.
Tóm lại: Có thể thống nhất việc vận dụng Âm - Dương vào phân loại lính, vị các vị ihuốc ở một số điểm sau:
* Về tính (khí): Bốn khí chỉ mức độ và chiều hướng tác dụng khác nhau của vị ihuốc đó là: hàn (lạnh), lương (mát) thuộc âm, ôn (ấm), nhiệt (nóng) thuộc dương. Trong đó: Tính hàn có mức độ lạnh hơn tính lương, tính nhiệt nóng hơn tính ôn, sự phân chia mang tính tương đối, giữa hàn lương - ôn nhiệt có tính bình: không nóng không lạnh. Một số vị có tính quá nóng thì gọi là đại nhiệt, quá lạnh gọi là đại hàn.
* Về ngụ vị của vị thuốc có thể phân chia thành 5 vị đó là: Tân
(cay), cam (ngọt), khổ (đắng), loan (chua), hàm (mặn). Trong đó:
+ Tân (cay) chủ thăng, chủ tán, công năng giải biểu, phát hãn, hành khí, hành huyết, giảm đau, Ihuộc dương.
+ Cam (ngọt) chủ hoà hoãn, công năng giải độc, giải co quắp, làm cơ thể tỉnh táo, bồi bổ cơ thể, thuộc dương.
+ Đắng (khổ), chủ giáng, công năng thanh nhiệt, chống viêm nhiễm, sát trùng, thuộc âm.
+ Hàm (mặn), chủ giáng, chủ trầm, công năng nhuyễn kiên, nhuận hạ, thuộc âm.
* Riông vị chua chủ về thu liemjmang tính lưỡng tính, với lượng ít làm cơ thể mát mẻ, lúc đó thiên về àm, lượng lớn dùng lâu thiên về nhiệt.
2.5.2.ỈỈỌC thuyết Ẩm - Dương vói phân loại thuốc cổ truyền
* Â m dược:
Là những vị thuốc trên thực tế lâm sàng dùng để chữa bệnh thuộc chứng ôn nhiệt, bệnh thuộc dương, đa phần các vị này có tính lương, hàn vị đắng, mặn hoặc chua, công năng giải biểu nhiệt, thanh nhiệt, bổ âm, bổ huyết, phần lớn mang tính ức chế.
Ví dụ: Chi tử vị đắng tính hàn, cổng năng thanh nhiệt giáng hoả. Hoàng liên vị đắng tính hàn, cồng năng thanh tâm hoả.
* Dương dược: Là những vị thuốc Irên thực tế lâm sàng dùng để chữa các bệnh thuộc âm, đa phần các vị này có vị cay, ngọt, tính ôn, nhiêt hoặc chua, công năng: ôn trung tán hàn, giải biểu hàn, bổ dương, cứu dương nói chung mang lính kích thích hưng phấn cục bộ hay toàn bộ.
Ví dụ: Quế nhục, Phụ tử: vị cay tính đại nhiệt, công năng ôn trung tán hàn, hồi dương cứu nghịch.
Tuy nhiên, việc phân loại các vị thuốc theo Âm - Dương chỉ mang tính tương đối, tính tương đối của Âm - Dương thể hiện trong các vị thuốc như sau:
- Vị thuốc có tính, vị đều thuộc âm đó là âm trong âm (thuần âm) như: Kim ngân, Bồ công anh, Hoàng liên đều có vị đắng, tính hàn.
- Có vị thuốc có vị đắng, mặn nhưng tính ôn, nhiệt gọi là âm trong dương như: cẩu tích, Cốt toái bổ đều có vị đắng, tính ôn.
- Vị ihuốc có lính, vị đều thuộc dương gọi là dương trong dương (thuần dương) như: Phụ íử, Quế phụ đều có vị cay ngọt, tính đại nhiệt.
- Vị Ihuốc có vị cay, ngọt tính hàn, lương gọi là dương trong âm như Bạc hà, Cúc hoa ( Bạc hà vị cay, tính lương; Cúc hoa vị ngọt, tính lương).