4. Hừ thì bổ, thực thì tả.
2.5.5. Học thuyết Âm Dưoìig vói việc thu hái, chế biến thuốc cổ truyền.
* Thu hái dược liệu: Các bộ phận của cây có thời kì phát triển khác nhau thuận theo quy luật Âm - Dương của thời tiết, nên có thời gian thu hái khác nhau thường thì mùa xuân, hạ cây phát triển sinh trưởng, chất dinh dưỡng tập trung nhiều ở lá, ngọn nên thích hợp cho việc thu hái dược liệu là hoa, quả, lá, cành còn mùa thu, đông dương khí thu tàng, cây cũng khô héo chất dinh dưỡng tập trung vào thân, 1'ễ nên thích hợp thu hái dược liệu có bộ phận dùng là ihân, rễ...
* C h ế biến thuốc cổ truyền theo Ầ m - Dương.
- Về phương pháp có thuỷ chế, hỏa chế.
- Về mục đích: Trong chế biến thuốc cổ truyền có thể dùng các nguyên phụ liệu có tính âm, tính dương để trích, tẩm, chế cùng với vị thuốc nhằm làm thay đổi tính âm, dương của vị thuốc cho phù hợp với mục đích sử dụng.
Ví dụ:
+ Chế biến làm tăng tính âm của vị thuốc. Ví dụ: Trạch tả trích muối, Nga truật nấu với dấm, Sài hồ trích miết huyết.
+ Làm giảm tính âm của vị thuốc: Sinh địa vị đắng, tính hàn, thuộc âm sau khi sao khô hoặc chế thành Thục địa (nấu với gừng, Sa nhân, rượu) sẽ làm giảm tính âm (Thục địa vị ngọt tính lương, khi dùng nếu cơ thể dương khí kém, tỳ vị géí trệ có thể đem Thục địa sao khô).
+ Chế biến làm tăng tính dương của vị thuốc. Ví dụ: Nhân sâm, Đẳng sâm, tính ôn có thể trích gừng để tăng tính dương, tăng công năng bổ khí.
+ Chê biến làm giảm tính dương của vị thuốc. Ví dụ: Sinh phụ tử đại nhiệt, đại độc tính dương rất mạnh khi ngâm với dung dịch đảm ba ( Magiê clorid: MgClo) tính độc tính nhiệt của phụ tử giảm có thể dùng uống.
Trên đây là một số kinh nghiệm thực tiễn vận dụng học thuyết Âm - Dương vào y dược học cổ truyền trong và ngoài nước, đã được đúc kết từ lâu đời. Những kinh nghiệm vận dụng này mang tính đúng đắn, khoa học đặc biệt dưới ánh sáng của y học hiện đại.