ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ SỰ HẤP DẪN CỦA CÁC ĐIỂM DU LỊCH

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại tỉnh sóc trăng (Trang 63 - 67)

VĂN HOÁ TÂM LINH TỈNH SÓC TRĂNG

Qua số liệu thống kê, có thể thấy “Kiến trúc chùa, tượng phật độc đáo”, sự “nguy nga, trang trọng” của chùa và “tính thiêng liêng của điểm đến” là những yếu tố hấp dẫn du khách đến các điểm du lịch văn hoá tâm linh tỉnh Sóc Trăng. Sóc Trăng là vùng đất hội tụ nhiều lễ hội, với các phong tục, tập quán đặc trưng từ sự giao thoa văn hóa của ba dân tộc Kinh – Khmer – Hoa cùng cộng cư.

Chính những lễ hội độc đáo, nét kiến trúc đặc sắc của các ngôi chùa đã tạo nên nét hấp dẫn riêng, 70,9% du khách đến điểm tham quan vì nét độc đáo của kiến trúc chùa, hay 51,8% du khách vì sự nguy nga, trang trọng của chùa.

Đây là những lý do hấp dẫn du khách lần đầu đến Sóc Trăng.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 LD1 LD2 LD3 LD4 LD5 LD6 LD7 LD8 70,9% 51,8% 51,8% 31,8% 12,7% 6,4% 17,3% 6,4% Nguồn: Số liệu khảo sát 2014

Hình 4.8 Biểu đồ thể hiện lý do hấp dẫn đáp viên

Chú thích:

LD1: Kiến trúc chùa, tượng phật độc đáo LD2: Chùa nguy nga, trang trọng LD3: Mức độ thiêng liêng của điểm đến

LD4: Khung cảnh thiên nhiên xung canh điểm đến đẹp, hoang sơ LD5: Có nhiều món ăn đặc sản địa phương

LD6: Người dân thân thiện, gần gũi LD7: Đơn thuần chỉ đến hành hương LD8: Đời sống sinh hoạt người dân

Cũng với 51,8% du khách đến các điểm du lịch văn hoá tâm linh chủ yếu là để chiêm bái, cầu nguyện, vì sự thiêng liêng của điểm đến. Và đây cũng là lý do chủ yếu hấp dẫn du khách quay trở lại Sóc Trăng.

Đó là những lý do chủ yếu hấp dẫn du khách đến với Sóc Trăng, đến với các điểm du lịch văn hoá tâm linh ở Sóc Trăng, bên cạnh đó, những nét đẹp của khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, những món ăn đặc sản của địa địa phương cũng hấp dẫn du khách bốn phương đến với Sóc Trăng, đến với những điểm du lịch tâm linh. (Phụ lục 2.5)

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Qua quá trình phân tích, kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, đã rút ra được các nhân tố phù hợp trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo, cho thấy các thang đo đều đạt yêu cầu. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các điểm du lịch tham quan tâm linh được du khách đánh giá cao về môi trường tại điểm tham quan và thái độ nhân viên tại điểm tham quan. Hầu hết du khách đều cho rằng các điểm này vẫn còn giữ được môi trường trong lành và cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, kiến trúc nguy nga, trang trọng và độc đáo. Bên cạnh đó hướng dẫn viên, thuyết minh viên tại điểm tham quan cũng tạo được thiện cảm, làm hài lòng du khách và giá cả lưu trú, mua sắm ở Sóc Trăng cũng khá hợp lý nên đã tạo được sự hài lòng cho du khách. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng tại các điểm tham quan, cơ sở vật chất kỹ thuật tại các cơ sở lưu trú, các hoạt động mua bán hàng hoá lưu niệm chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách. Như vậy, các điểm du lịch tâm linh ở Sóc Trăng chỉ mới đáp ứng được nhu cầu cơ bản của du khách. Trong thời gian tới, cần nhanh chóng hoàn thiện, nâng cấp, cải thiện về mọi mặt để phục vụ du khách đến tham quan tại các điểm du lịch tâm linh nói riêng và du lịch Sóc Trăng nói riêng.

Khi kiểm định ANOVA về khác biệt trong đánh giá nhóm tiêu chí “Cơ sở lưu trú ở tỉnh Sóc Trăng” theo nghề nghiệp thì có sự khác biệt trong đánh giá giữa các nhóm nghề nghiệp khác nhau. Cụ thể nhóm “Kinh doanh” là nhóm đánh giá cao nhất về tiêu chí này 3,8929 điểm, và nhóm “Công nhân viên chức” là nhóm đánh giá thấp nhất cho tiêu chí này 2,9167 điểm, các nhóm “Học sinh-sinh viên”, “Nội trợ “, “Lao động phổ thông”, “Nghỉ hưu” và “Thất nghiệp” đánh giá với mức điểm trung bình lần lượt là 3,3654 điểm - 3,2949điểm - 3,5556điểm - 3,1667điểm và 3,6250 điểm.

Khi kiểm định ANOVA về khác biệt trong đánh giá nhóm tiêu chí “Giá cả các loại dịch vụ” theo trình độ học vấn thì có sự khác biệt trong đánh giá giữa các nhóm trình độ học vấn khác nhau. Cụ thể nhóm “THPT” là nhóm đánh giá cao nhất về tiêu chí này với mức điểm trung bình là 3,7297 điểm, tiếp theo là “Dưới THPT” 3,7054 điểm, nhóm “Sau Đại học” đánh giá 3,3000 điểm và cuối cùng nhóm TC/CĐ/ĐH là nhóm đánh giá thấp nhất tiêu chí này với mức điểm trung bình là 3,1333 điểm.

Khi kiểm định Independent- sample T- Test về sự khác biệt trong đánh giá giá cá của các loại dịch vụ theo giới tính thì có sự khác biệt trong đánh giá tiêu chí này theo giới tính. Cụ thể nam giới có sự đánh giá cao về tiêu chí này

hơn nữ giới với mức điểm trung bình là 3,5515 điểm, và nữ giới là 3,3224 điểm.

Để du lịch văn hoá tâm linh trở thành loại hình du lịch đặc trưng của tỉnh Sóc Trăng, cần phải khắc phục những tồn tại và phát huy tối đa tiềm năng vốn có. Để làm được điều đó, cần phải có những hướng đi đúng đắn trong việc phát triển du lịch văn hoá tâm linh tỉnh Sóc Trăng. Việc phân tích đánh giá của du khách về các điểm du lịch văn hoá tâm linh tỉnh Sóc Trăng là tiền đề cho việc đề xuất các định hướng và giải pháp để phát triển bền vững loại hình du lịch văn hoá tâm linh sẽ được đề cập trong những chương tiếp theo.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HOÁ TÂM LINH TỈNH SÓC TRĂNG

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại tỉnh sóc trăng (Trang 63 - 67)