KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO BẰNG HỆ SỐ

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại tỉnh sóc trăng (Trang 56 - 57)

CRONBACH’S ALPHA

Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, nhằm loại bỏ các biến kém quan trọng, hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo.

Với phương pháp này, những biến có hệ số tương quan biến tổng (item- total correlation) nhỏ hơn 0,3 hoặc hệ số Cronbach Alpha nếu loại biến (Cronbach's Alpha if Item Deleted) lớn hơn hệ số Cronbach Alpha biến tổng sẽ bị loại. Thang đo có hệ số Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên có thể được sử dụng để tiến hành phân tích.

Bảng 4.2 Hệ số Cronbach’s Alpha của mô hình

Tiêu chí Hệ số Cronbach’s Alpha N of Items

Không gian, cảnh quan tại điểm tham quan 0,879 3 An ninh trật tự, an toàn tại điểm tham quan 0,915 4 Vấn đề môi trường tại điểm tham quan 0,847 4

Cơ sở hạ tầng tại điểm tham quan 0,902 3

Thái độ của nhân viên tại điểm tham quan 0,881 3 Hoạt động mua bán trong địa điểm tham quan 0,880 4

Cơ sở lưu trú ở tỉnh Sóc Trăng 0,925 6

Giá cả của các loại dịch vụ 0,611 4

Nguồn: Số liệu khảo sát 2014

Như vậy sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo, cho thấy biến

Q15.33 “Có truy cập wifi/internet” có hệ số tương quan biến tổng = 0,178< 0,3 và biến Q15.36Giá cả tham quan hợp lý” có hệ số tương quan biến tổng=0,023<0,3.

Tuy nhiên, theo tác giả thì “Giá cả tham quan hợp lý” là yếu tố rất quan trọng để đánh giá được sự hài lòng của du khách về sản phẩm du lịch.

Bất kỳ loại hình du lịch nào thì yếu tố giá cả vẫn là một trong các yếu tố được quan tâm hàng đầu kể cả du lịch tâm linh. Nếu du khách muốn đi du lịch tâm linh mà phải trả một khoảng chi phí lớn cho giá cả tham quan thì những người không có điều kiện về kinh tế sẽ không có khả năng đi du lịch tâm linh, mặt khác nếu giả cả tham quan không hợp lý thì những người đi du lịch tâm linh họ có cảm giác như đang đi mua niềm tin, đang đi mua sự tín ngưỡng hơn là họ tự thể hiện tín ngưỡng, tôn sùng của mình. Yếu tố “Có truy cập wifi/internet” khi khảo sát thì 58,2% du khách lưu trú ở khách sạn/nhà nghỉ và trong 58,2% du khách này có 29,6% du khách có trình độ học vấn dưới THPT, và khi được phỏng vấn về yếu tố tầm quan trọng của wifi/internet thì đa số họ trả lời không rành về wifi/internet, không hiểu rõ về nó. Cho nên theo tác giả thì du khách không đánh giá cao về tiêu chí này nguyên nhân chủ yếu do họ chưa hiểu rõ về wifi/internet chứ không phải họ phủ định tầm quan trọng của tiêu chí “Có truy cập wifi/internet”. Bên cạnh đó, khi du khách tham quan cả ngày và sau đó trở về khách sạn/nhà nghỉ thì Wifi/internet là công cụ không kém phần quan trọng cho họ giải trí, thư giãn.

Thấy được tầm quan trọng của hai yếu tố “Giá cả tham quan hợp lý” và

“Có truy cập wifi/internet” đối với bài nghiên cứu của mình nên tác giả quyết định giữ lại hai yếu tố này để tiếp tục phân tích. (Phụ lục 2.2)

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại tỉnh sóc trăng (Trang 56 - 57)