Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại tỉnh sóc trăng (Trang 36 - 37)

Sóc Trăng là một trong 13 tỉnh, thành phố thuộc đồng bằng sông Cửu Long, có dân số hơn 1.300.000 người (tính đến cuối năm 2013). Cùng với những đặc trưng chung của vùng đất Nam bộ về du lịch như du lịch sông nước miệt vườn, đàn ca tài tử, làng nghề,... Sóc Trăng là tỉnh có nhiều tiềm năng riêng để phát triển du lịch, nhất là du lịch văn hóa lễ hội, tìm hiểu phong tục tập quán các loại hình nghệ thuật văn hóa, thể thao truyền thống của ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa. Sóc Trăng còn có điều kiện để phát triển loại hình du lịch sinh thái nghỉ dưỡng với ưu thế là có các dãy cù lao dọc theo sông Hậu dài hơn 50 km ra tận biển Ðông, những cánh rừng ngập mặn ven biển. Sóc Trăng còn có các làng nghề truyền thống như đan đát, làm muối, bánh pía, lạp xưởng, dệt chiếu,... có thể đưa vào khai thác du lịch.

Sóc Trăng có 08 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và trên 20 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh là những điểm đến không thể thiếu khi du khách đến Sóc Trăng, nổi bật: là chùa Dơi, chùa Kh’leang, chùa Ðất Sét, Khu Di tích Ðón đoàn tù Chính trị Côn Ðảo, Khu Căn cứ Tỉnh ủy rừng tràm Mỹ Phước,v.v…

Ngoài ra, Sóc Trăng cũng có nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật dân tộc đặc sắc như sân khấu Rô Băm, sân khấu Dù kê, các điệu múa dân gian của dân tộc Khmer, dân tộc Hoa. Cùng với nhiều hoạt động văn hóa lễ hội diễn ra hàng năm của ba dân tộc Kinh - Khmer - Hoa gắn liền với đời sống văn hóa tâm linh như lễ hội Ooc – om - boc và đua ghe Ngo, lễ cúng Phước Biển, lễ hội Nghinh Ông, lễ hội Cúng Dừa, các lễ hội cúng đình ở các địa phương trong tỉnh,... Ðây là những loại hình văn hóa nghệ thuật độc đáo và hoạt động văn hoá tâm linh có giá trị cao có thể đưa vào khai thác để phục vụ du lịch.

Một số sự kiện văn hóa - thương mại - du lịch đang trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng của Sóc Trăng như Lễ hội Oóc Om Bóc – đua ghe Ngo (tổ chức định kỳ hàng năm vào tháng 10 âm lịch), lễ hội Phước Biển – Vĩnh Châu (vào rằm tháng giêng âm lịch), lễ hội sông nước miệt vườn (vào ngày 05/5 âm lịch), lễ hội Đền thờ Bác Hồ - Cù Lao Dung (vào ngày 19-5), lễ hội Nghinh ông (ngày 23-3 âm lịch)… Hay Khu du lịch chùa Mahatúp, Khu Văn hóa Hồ Nước Ngọt, Khu du lịch sinh thái biển Hồ Bể, cồn Mỹ Phước, Mỏ Ó, Khu du lịch sinh thái Cù Lao Dung, chợ nổi Ngã Năm, các chùa chiền, đình miếu... Đây đều là những tài nguyên du lịch có giá trị, có thể xây dựng sản phẩm và phát triển du lịch. Với hệ thống tài nguyên du lịch đa dạng và sự quan tâm đầu tư phát triển du lịch của tỉnh, Sóc Trăng thực sự là một tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch và là tỉnh du lịch trọng điểm của ĐBSCL. Vì vậy

cần có kế hoạch khai thác bền vững các tài nguyên du lịch của tỉnh Sóc Trăng sao cho có hiệu quả và phát huy hết những giá trị và tiềm năng vốn có.

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại tỉnh sóc trăng (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)