Xác định kích thước mẫu và phương pháp chọn mẫu

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại tỉnh sóc trăng (Trang 34)

Bước 1: Xác định quy mô mẫu theo công thức tính quy mô mẫu của Linus Yamne (1967-1986):

Trong đó: n là quy mô mẫu

N kích thước tổng thể, N = 959.742 (tổng lượt khách đến tỉnh Sóc Trăng năm 2013

e là sai số tiêu chuẩn, chọn độ tin cậy là 95% và sai số cho phép giữa tỷ lệ mẫu và tổng thể là e = 10%.

Lúc đó:

Do đó tiến hành điều tra nghiên cứu trên tổng số mẫu là 110

Bước 2: Tiến hành chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu phi xác suất

Do trọng số giữa khách Quốc tế và Nội địa có sự chênh lệch khá lớn, 98% khách nội địa, chỉ có 2% khách quốc tế. Theo SVHTTDL Sóc Trăng, năm 2013, Sóc Trăng đã đón và phục vụ gần 230.000 lượt khách đến tham quan du lịch. Trong đó lượng khách quốc tế chỉ chiếm 2% và khách trong nước chiếm 98%. Do đó, với 110 mẫu sẽ tiến hành điều tra khách nội địa.

Bước 3: Tiến hành điều tra mẫu theo số lượng đã chọn

Thời gian điều tra: 10/2014 – 11/2014 Phạm vi điều tra: Tỉnh Sóc Trăng

959742

n= ≈ 99,99 1 + 959742 x 0,12

CHƯƠNG 3

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HOÁ TÂM LINH TỈNH SÓC TRĂNG

3.1 TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH TỈNH SÓC TRĂNG 3.1.1 Tổng quan về tỉnh Sóc Trăng

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Tỉnh Sóc Trăng nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, phía Bắc và Tây Bắc giáp thành phố Cần Thơ, phía Đông Bắc giáp tỉnh Trà Vinh, phía Tây giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Nam giáp biển Đông. Ngày 31/10/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 127/2003/NĐ - CP về việc thành lập huyện Ngã Năm thuộc tỉnh Sóc Trăng. Tính đến tháng 8/2014, tỉnh Sóc Trăng có 11 đơn vị hành chính, gồm 01 thành phố, 02 thị xã và 08 huyện.

3.1.1.2 Đặc điểm địa hình

Sóc Trăng có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng. Độ cao cốt đất tuyệt đối từ 0,4 – 1,5 m, độ dốc thay đổi khoảng 45 cm/km chiều dài. Nhìn chung địa hình tỉnh Sóc Trăng có dạng lòng chảo, cao ở phía sông Hậu và biển Đông thấp dần vào trong, vùng thấp nhất là phía Tây và Tây Bắc. Tiểu địa hình có dạng gợn sóng không đều, xen kẽ là những giồng cát địa hình tương đối cao và những vùng thấp trũng nhiễm mặn, phèn. Đó là những dấu vết trầm tích của thời kỳ vận động biển tiến và lùi tạo nên các giồng cát và các bưng trũng ở các huyện Mỹ Tú, thị xã Sóc Trăng, Mỹ Xuyên, Long Phú, Vĩnh Châu. Vùng đất phèn có địa hình lòng chảo ở phía Tây và ven kinh Cái Côn có cao trình rất thấp, từ 0 – 0,5 m, mùa mưa thường bị ngập úng làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng. Vùng cù lao trên sông Hậu cũng có cao trình thấp, thường bị ngập khi triều cường, vì vậy để đảm bảo sản xuất phải có hệ thống đê bao chống lũ.

3.1.1.3 Khí hậu

Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 26,70C, cao nhất 28,20C vào tháng 4, thấp nhất 25,20C vào tháng 1. Một năm có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa trung bình năm 1.799,5 mm, tháng mưa nhiều lên tới 548,9 mm. Tổng số giờ nắng bình quân trong năm 2.372 giờ; tổng lượng bức xạ trung bình năm đạt 140 – 150 kcal/cm2; độ ẩm trung bình là 86%.

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại tỉnh sóc trăng (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)