Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thanh Miếu Phú Thọ (Trang 70 - 74)

- Tên phương á n: Kinh doanh vật liệu xây dựng.

5. Quyền sử dụng đất: BH 696437 do UBND thành phố Việt Trì cấp ngày

2.3.1. Kết quả đạt được

2.3.1.1. Về thời gian thẩm định

Tùy vào từng loại sản phẩm vay mà thời gian thẩm định khác nhau, tuy nhiên trung bình khoảng thời gian từ khi nhận hồ sơ đến khi ra quyết định tín dụng sẽ nằm trong khoảng 3 – 7 ngày. Đây là khoảng thời gian tương đối phù hợp để thẩm định một khoản vay đối với KHDN và đã cải thiện hơn trước rất nhiều.

2.3.1.2. Chuyên môn hóa hoạt động thẩm định

Quy trình thẩm định đối với khách hàng doanh nghiệp của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Thanh Miếu, Việt Trì có sự chuyên môn hóa hơn trước, từng khâu của quy trình thẩm định có sự phân công rõ ràng đối với từng đơn vị cũng như từng cá nhân, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thẩm định, rút ngắn thời gian cũng như giảm thiểu chi phí, nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng KHDN. Quy trình thẩm định đối với khách hàng doanh nghiệp của chi nhánh được thiết lập và hướng dẫn bằng văn bản chi tiết theo quyết định 766/QĐ-NHNo-KHDN do NHNo&PTNT Việt Nam ban hành đề cập đầy đủ từng bước rất cụ thể để đảm bảo cho việc thẩm định thuận tiện và chính xác, tránh trường hợp hiểu sai, hiểu lầm trong bất kì khâu thẩm định nào. Từ đó làm tăng uy tín của ngân hàng đối với khách hàng về thời gian, tốc độ xử lý hồ sơ.

2.3.1.3. Về cán bộ thẩm định

Cán bộ thẩm định của chi nhánh ngân hàng thường xuyên được tiếp xúc, cập nhật cũng như được hướng dẫn các văn bản mới, những quy định chung của NHNo&PTNT Việt Nam trong việc cho vay, thẩm định…điều này giúp cho chuyên viên thẩm định hiểu rõ quyền hạn cũng như trách nhiệm của mình trong công việc thẩm định khách hàng, đồng thời tránh được những sai lầm trong công tác thẩm định do không hiểu hoặc hiểu sai những quy định trong các văn bản.

Về trình độ chuyên môn, các cán bộ thẩm định trong phòng KH&KD đều có trình độ đại học và trên đại học, trong đó phần lớn có nhiều kinh nghiệm, nhạy bén, sâu sắc và nắm bắt, phân tích nhanh vấn đề. Chính vỡ vậy, các cán bộ

thẩm định của phòng KH&KD đều là những con người có đầy đủ khả năng để tiến hành công tác thẩm định một cách có hiệu quả.

Ngân hàng NHNo&PTNT Việt Nam hàng năm dành một khoản chi phí tương đối lớn cho việc đào tạo cán bộ, thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, đánh giá, nhận định thị trường…do đó đã đảm bảo cho trình độ của các chuyên viên thẩm định luôn được nâng cao.

2.3.1.4. Về trang thiết bị, thông tin phục vụ công tác thẩm định

Cùng với việc thực hiện chương trình hiện đại hóa của NHNo&PTNT Việt Nam, cán bộ thẩm định của chi nhánh hiện được trang bị khá đầy đủ các thiết bị thông tin cần thiết như máy vi tính nối mạng, điện thoại, máy fax, máy photocopy…Do đó, cán bộ thẩm định xử lý số liệu, thông tin nhanh hơn, chính xác hơn, tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng. Thêm vào đó, việc tính toán các chỉ tiêu tài chính và hiệu quả kinh tế của các phương án hay dự án đầu tư cũng được áp dụng các phần mềm cài đặt sẵn trên máy tính nên không phải tính toán thủ công, độ chính xác cao, nhanh gọn và hiệu quả, giảm được nhiều công sức của cán bộ thẩm định.

2.3.2. Hạn chế

2.3.2.1. Về thời gian thẩm định

Thời gian thẩm định tuy đã được rút ngắn nhưng vẫn còn tương đối dài, chính sách tín dụng đối với các đối tượng khách hàng còn chưa đa dạng so với các ngân hàng TMCP khác trên địa bàn. Chẳng hạn như một khoản vay ngắn hạn đối với khách hàng quen thuộc và có khả năng tài chính tốt đến làm hồ sơ vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Quân đội có thể hoàn tất thủ tục và giải ngân trong ngày nhưng tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Thanh Miếu, Việt Trì nhanh nhất cũng phải sang ngày thứ 3 khách hàng mới có thể được giải ngân.

2.3.2.2. Chuyên môn hóa hoạt động thẩm định

Chuyên viên thẩm định đôi khi gặp khó khăn trong quá trình thẩm định do sản phẩm cho vay KHDN rất đa dạng trong khi quy trình thẩm định tín dụng đối

với KHDN mang tính chung chung, không cụ thể hóa cho từng sản phẩm. Điều này có thể gây khó khăn cho cán bộ tín dụng, đặc biệt là đối với những cán bộ chưa có kinh nghiệm.

2.3.2.3. Về cán bộ thẩm định

- Vấn đề: Nhận thức về vai trò của công tác thẩm định còn chưa toàn diện, chưa đánh giá đúng vai trò của việc thẩm định mà chỉ coi đó là thủ tục cần thiết trong công tác thẩm định. Chính từ nhận thức chưa đúng dẫn đến thái độ thẩm định còn mang tính chiếu lệ, sự đầu tư thời gian và công sức thẩm định vẫn chưa được đáp ứng, cán bộ thiếu năng động, ngại tìm tòi đổi mới. Cán bộ chỉ coi trọng tài sản đảm bảo mà xem nhẹ phương án kinh doanh.

- Biểu hiện: Do nhận thức chưa toàn diện về vai trò thẩm định nên chưa đầu tư sâu sát mà biểu hiện cụ thể đó là chất lượng các tờ trình của cán bộ thẩm định theo đánh giá kiểm tra của phòng kiểm toán nội bộ NHNo là nhiều tờ trình có nội dung sơ sài, trình bày dài dòng nhưng chất lượng thông tin không đầy đủ hoặc sai lệch, cụ thể là:

+ Thiếu sự kiểm tra, thu thập bổ sung dữ liệu khách hàng trước khi phân tích tài chính: nhiều trường hợp dữ liệu bất thường nhưng không được kiểm tra, xác minh lại nên kết quả phân tích không phản ánh đúng thực chất tình hình (ví dụ báo cáo thể hiện hàng tồn kho lớn nhưng không có danh mục cụ thể hàng hóa và đang được bảo quản ở đâu, danh mục khoản phải thu lớn nhưng không nắm được phương thức và việc bán chịu có an toàn không, người mua chịu có quan hệ thế nào, tài sản bảo đảm có không

+ Phương án kinh doanh sơ sài: Phần lớn chỉ nêu mục đích vay tiền để thanh toán cho hợp đồng nào đó, mà không có phân tích, đánh giá tính khả thi. Có tờ trình chỉ nêu giá mua, dự kiến giá bán, chênh lệch giá mua/ bán rồi kết luận phương án khả thi là thể hiện sự thiếu kiến thức và chưa làm hết trách nhiệm

+ Trình bày quan hệ tín dụng với NHNo không đầy đủ: đây là nội dung được người xét duyệt quan tâm nhưng tờ trình lại chỉ nêu danh mục các khoản tín dụng đang còn số dư mà không có thêm thông tin cần thiết khác.

+ Việc chấm điểm xếp hạng chưa nghiêm túc, có nhiều trường hợp chỉ xếp hạng một cách hình thức.

2.3.2.4. Về trang thiết bị, thông tin phục vụ công tác thẩm định

- Nguồn thông tin: Thẩm định nội dung thị trường là một vấn đề khá phức tạp bởi sự biến thị trường chịu tác động của rất nhiều các yếu tố khác nhau (chính trị, thời tiết, truyền thống, sở thích…). Trong vấn đề này thì việc nắm bắt thông tin và biết phân tích nhận định thông tin thị trường một cách nhanh nhạy là vô cùng cần thiết. Các nguồn thông tin có nhiều, song hiện nay đa số các phân tích của tín dụng chỉ dựa trên nguồn thông tin do đối tượng xin vay cung cấp. Vì thế trong báo cáo thẩm định, những ý kiến về dự báo thị trường, phân tích cung cầu thị trường hoặc là thiếu hoặc là chưa có cơ sở tin cậy. Đây chính là một yếu tố khá quan trọng tác động tới sự thành công của dự án, nó ảnh hưởng không nhỏ tới vấn đề trả nợ của người xin vay.

Ngoài các chỉ tiêu tài chính được xem xét, tính toán trong thẩm định còn mang tính chưa chính xác do phần lớn nguồn thông tin từ phía khách hàng cung cấp.

- Công nghệ: NHNo hiện nay đã áp dụng hệ thống IPCAS, hệ thống này sẽ giúp cho NHNo quản trị rủi ro ngân hàng trên 4 lĩnh vực: Quản trị rủi ro về thị trường, quản lý rủi ro tín dụng, thanh khoản và tác nghiệp, hệ thống máy tính được trang bị cho các phòng ban và mỗi nhân viên, đã có tác dụng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, nâng cao chất lượng cung cấp số liệu. Tuy nhiên việc áp dụng còn nhiều bất cập một mặt do hệ thống thiết kế chưa thật thuận tiện cho người dung một mặt cũng do trình độ của cán bộ ngân hàng còn hạn chế nên trong quá trình sử dụng còn gây chậm trễ và dễ mắc lỗi hệ thống.

Mảng thẩm định tín dụng vẫn chưa có được một chương trình phần mềm nào riêng phục vụ cho công tác này, hầu hết các cán bộ vẫn sử dụng chương trình EXCEL để tự tính toán nên hiệu quả về thời gian và chất lượng chưa cao. Việc thẩm định mang tính cục bộ cá nhân đi ngược lại với đặc trưng của công tác thẩm định đó là đòi hỏi phải có sự phối kết hợp trí tuệ của nhiều cá nhân và

cả tập thể. Nhiều tính năng ưu việt của công nghệ thông tin chưa được khai thác hiệu quả, mới chỉ dừng lại ở việc phục vụ cho soạn thảo, lưu giữ thông tin chứ chưa thực sự sử dụng các tính năng trong dự báo, phân tích và thẩm định.

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thanh Miếu Phú Thọ (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w