Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thanh Miếu Phú Thọ (Trang 27 - 30)

Môi trường kinh tế bao hàm các yếu tố: GDP, GDP/người, tỷ lệ thất nghiệp hay tình trạng suy thoái kinh tế. Nếu những nhân tố này phát triển theo chiều hướng tốt dẫn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao, từ đó tăng nhu cầu tín dụng của lớp đối tượng này. Ngược lại, nếu một đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị đình trệ và có thể dẫn tới phá sản…từ đó sẽ tác động giảm nhu cầu vay vốn.

Về môi trường chính trị, nước nào có tình hình chính trị ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế phát triển, tránh được các cuộc khủng hoảng gõy tỏc động xấu đến kết quả thẩm định.

1.5.2.2. Môi trường pháp luật

Tất cả mọi hoạt động của ngân hàng đều phải chịu sự chi phối, ràng buộc của một hệ thống luật pháp nhất định nhằm để nhà nước có thể kiểm soát, chi phối các hoạt động ngân hàng như hoạt huy động, cho vay, các dịch vụ ngân hàng cũng như đường lối phát triển của ngân hàng…Chính vì vậy, một môi trường pháp luật thông thoáng, rõ ràng, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa ngân hàng, nhà nước và người đi vay sẽ giúp cho hiệu quả công tác thẩm định tín dụng KHDN được nâng cao.

1.5.2.3. Ngành hàng và thị trường đầu ra của dự án đầu tư

Thị trường luôn biến động, không ngành hàng nào có thể thịnh vượng trong mọi thời kì. Do đó, đánh giá được môi trường kinh doanh có thuận lợi cho dự án đầu tư phát triển để sinh lời, từ đó có nguồn trả nợ ổn định cho ngân hàng là rất quan trọng. Chẳng hạn như địa bàn Bạch Hạc, thành phố Việt Trì có vị trí gần đường sông. Thấy được lợi ích từ việc vận chuyển hàng hóa như cát, sỏi bằng tàu thuyền đem lại lợi nhuận rất lớn cho nên Agribank Thanh Miếu Phú Thọ đã cho vay rất nhiều dự án đóng tàu. Tuy nhiên, khai thác cát sỏi trong 2 năm gần đây bị kiểm soát rất nghiêm ngặt, do việc khai thác nguồn tài nguyên này nếu không có sự tính toán cẩn thận sẽ gây nguy hiểm cho người dân sinh sống ven sông. Khai thác không thuận lợi dẫn đến nguồn hàng vận chuyển

không còn dồi dào như trước, hàng loạt các dự án đóng tàu phá sản, chi phí đóng tàu lên đến vài tỷ đồng chưa hoàn vốn đã phải bán vội để trang trải các khoản nợ đến hạn. Nhiều khách hàng bị mất hoàn toàn khả năng thanh toán cho các khoản vay trước đó dẫn đến thiệt hại mất vốn cho ngân hàng. Điều này cho thấy việc xác định đầu ra phương án sản xuất, kinh doanh là vô cùng quan trọng.

Tóm tắt chương 1

Chương 1 đã cho chúng ta cái nhìn tổng quan về hoạt động cho vay KHDN, việc cho vay KHDN giúp tài trợ cho nhu cầu đầu tư của khách hàng bao gồm các doanh nghiệp có quy mô lớn, doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ hoạt động trong tất cả các lĩnh vực sản xuất đời sống mà pháp luật không cấm. Nhu cầu vay của các đối tượng này thường là lớn, phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế cũng như chu kỳ kinh doanh của từng doanh nghiệp. Mức độ rủi ro đối với loại hình cho vay này tương đối cao song bù lại đó là lợi nhuận mang lại từ mảng hoạt động này lớn, từ đó các ngân hàng cần có biện pháp nắm bắt cũng như có các chính sách sản phẩm phù hợp. Với ngân hàng, để giảm thiểu rủi ro đối với loại hình cho vay KHDN việc cần làm là phải hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác thẩm định. Việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác thẩm định chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố chủ quan từ phía ngân hàng cũng như các nhân tố khách quan khác. Việc nghiên cứu những cơ sở lý luận trên là căn cứ để phân tích, đánh giá được thực trạng công tác thẩm định đối với KHDN tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Thanh Miếu Phú Thọ.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thanh Miếu Phú Thọ (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w