Tiền gửi theo kỳ hạn

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thanh Miếu Phú Thọ (Trang 39 - 44)

Không kỳ hạn 21.437 16,47 12.781 7,93 13.956 6.11 -8.656 - 40,38 1.175 9.19 -19,31 < 12 tháng 26.500 20,35 52.549 32,62 158.812 69.51 26049 98,29 106.263 202.22 144,80 12-24 tháng 79.101 60,78 95.015 58,99 54.649 23.92 15.914 20.12 -40.366 -42,48 -16,88 >24 tháng 3.128 2,40 745 0,46 1.055 0.46 -2383 - 23,82 - 743.945 -99.86 -58,08 Tổng vốn huy động 130.166 100 161.090 100 228.472 100 30.924 23,80 67.382 41,83 32,49

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2012-2014)

Nhận xét:

Qua bảng số liệu về huy động của ngân hàng ta thấy tổng nguồn vốn huy động luôn tăng đều trong 3 năm với Mức tăng trưởng bình quân 32,49% từ đó ta thấy được ngân hàng đã thu hút được rất nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh với một lượng vốn dư thừa trong dân lớn, để từ đó có một lượng vốn lớn để tái cho vay. Một phần nhờ có những chương trình ưu đãi về lãi suất về giải thưởng của ngân hàng tỉnh nên chi nhánh huy động lượng tiền gửi tăng qua các năm cụ thể: Năm 2013 tăng 23,80% so với năm 2012. Năm 2014 tăng 41,83% so với năm 2013.

Phân loại theo loại tiền

Tiền gửi nội tệ luôn chiếm tỷ trọng lớn so với ngoại tệ do đây là một chi nhánh của thành phố trong tỉnh nên dân cư và tổ chức kinh tế không giao dịch nhiều bằng ngoại tệ. Tiền gửi nội tệ với tăng trưởng bình quân 35,88% và mức độ tăng qua các năm cụ thể như sau: Năm 2013 tăng 28,44% so với năm 2012. Năm 2014 tiếp tục tăng 66.589 triệu đồng tương đương 43,75% so với năm 2013.

Tiền gửi ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ hơn với mức tăng trưởng bình quân giảm 8,93% trong giai đoạn 2012-2014. Tình hình huy động bằng ngoại tệ cụ thể:

Năm 2013 giảm 2.782 triệu đồng so với năm 2012. Nhưng đến năm 2014 việc huy động bằng ngoại tệ lại tăng nhẹ 8,94% so với năm 2013 do tỷ giá trong năm có sự biến đổi, lãi suất gửi ngoại tệ không được hấp dẫn nên dẫn đến tỷ trọng như trên. Qua đó chi nhánh cần chú trọng huy động bằng ngoại tệ để đa dạng hóa nguồn vốn, đồng thời có thêm ngoại tệ để giao dịch ngoại hối, tăng thêm thu nhập cho chi nhánh.

Phân loại theo thời gian

- Tiền gửi không kì hạn trong giai đoạn 2012-2014 với tăng trưởng bình quân giảm 19,31% vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn tiền gửi dưới 12 tháng vì trong giai đoạn này ngân hàng có mức lãi suất tiền gửi dưới 12 tháng hấp dẫn hơn nhiều so với không kì hạn, cụ thể với tiền gửi không kì hạn: Năm 2013 giảm 86.56 triệu đồng so với năm 2012 tiếp trong năm 2014 tăng 1.175 triệu đồng tương đương tăng 9,19% so với 2013 có được tăng như vậy là do ngân hàng đã khắc phục bằng việc điều chỉnh lãi suất không kì hạn có tăng và một số đối tương khách hàng muốn gửi không kì hạn để họ chủ động trong công việc sử dụng vốn, nhưng vẫn có lãi nhờ gửi tiết kiệm.

- Tiền gửi dưới 12 tháng luôn chiếm ưu thế trong tổng nguồn vốn huy động với mức tăng trưởng bình quân mạnh là 144,8% Trong 2 năm 2012 và 2013 lượng tiền gửi tăng 26.049 triệu đồng tương đương tăng 98,29 % và trong năm 2014 tiếp tục tăng so với 2013 là 106.263 triệu đồng tương đương tăng 202,22% tức tăng gấp 3 lần có được như vậy nhờ sự chú trọng huy động vốn của ngân hàng, tăng nhiều hình thức mở thưởng và ưu đãi khách hàng.

- Loại tiền gửi trên 12 tháng đến 24 tháng mức tăng bình quân giảm 16,88% . Cụ thể năm 2013 tăng 20,12% so với 2012, nhưng năm 2014 nguồn huy động này đã giảm 40.366 triệu đồng giảm 42,48% . Công tác huy động vốn của ngân hàng rất được chú trọng nhưng tiền gửi trên 12 tháng sẽ không được nhiều khách hàng gửi, quan tâm nhiều vì thời gian lâu làm cho khách hàng cá nhân, công ty không chủ động trong những khi cần vốn gấp và gửi trên 12 tháng dễ gặp phải sự giảm lãi suất không mong muốn cho khách hàng.

- Loại tiền gửi trên 24 tháng có mức giảm bình quân tới 58,08% vì với thời hạn gửi dài sẽ rất khó huy động được khách hàng vì ít ai muốn để tiền nhàn rỗi của mình lâu như vậy

2.1.5.2. Hoạt động tín dụng

a. Tình hình cho vay

Cùng với sự gia tăng về nguồn vốn trong những năm qua hoạt động cho vay của Ngân hàng cũng không ngừng tăng trưởng. Điều đó được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.3: Tình hình cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Thanh Miếu Phú Thọ giai đoạn 2012 – 2014

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch

BQ(%) (%) 2013/2012 2014/2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Phân theo kỳ hạn - Ngắn hạn 170.670 62,63 190.285 59,14 183.179 55,84 19.615 11,49 -7106 -3,74 3,60 - Trung và dài hạn 101.821 37,37 131.463 40,86 144.874 44,16 29.642 29,11 13.411 10,20 19,28 - Cá nhân 159.051 58,37 219.135 68,11 232.787 70,96 60.084 37,78 13.652 6,23 20,98 - Doanh nghiệp 113.440 41,63 102.613 31,89 95.266 29,04 -10.827 -9,54 -7.347 -7,16 -8,36 Dư nợ 272.491 100 321.748 100 328.053 100 49.257 18.08 6305 1,96 9,72

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012-2014)

Nhận xét:

Qua bảng số liệu trên ta thấy hoạt động tín dụng được chi nhánh đặc biệt rất chú trọng mức tăng trưởng bình quân của doanh số cho vay đạt 9,72% vì đây là hoạt động chính đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng.

Theo thời hạn vay

Cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao so với trung và dài hạn vì vay ngắn luôn chiếm rủi ro thấp hơn trung và dài hạn, vay ngắn hạn giúp cho doanh

nghiệp thuận tiện cho vòng quay vốn kinh doanh. Điều đó được thể hiện qua các năm cụ thể cho vay ngắn hạn năm 2012 chiếm 62,63% tỷ trọng vay, năm 2013 chiếm 59,14% , năm 2014 giảm còn 55,84% . Dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2014 giảm xuống cùng với tỷ trọng cho vay ngắn hạn giảm, trong khi dư nợ cho cá nhân tăng lên điều này có thể gây nhiều rủi ro cho ngân hàng. Bởi vì thời hạn cho vay càng dài thì càng khó lường trước biến đổi của thị trường có ảnh hưởng tới nguồn trả nợ như thế nào, hơn nữa uy tín của khách hàng cá nhân cũng không cao bằng khách hàng doanh nghiệp. Cho vay trung và dài hạn chiếm tỉ trọng thấp hơn, nhưng qua 3 năm đạt mức tăng trưởng 19,28% cho thấy ngân hàng đang có xu hướng chuyển sang cho vay trung và dài hạn. Nhìn chung, với xu thế phát triển hiện nay việc tài trợ cho các cá nhân và doanh nghiệp kinh doanh mở rộng sản xuất hay nâng cao đời sống là cần thiết, đáp ứng nhu cầu vay dài hạn hơn của các thành phần kinh tế phù hợp với quy luật phát triển của nền kinh tế nhưng ngân hàng vẫn cần chú ý cân đối cơ cấu cho vay theo thời hạn để đảm bảo tối thiểu hóa rủi ro.

Theo thành phần kinh tế

Tỷ trọng cho vay doanh nghiệp giảm xuống trong khi cho vay các cá nhân tăng lên có thể là do những thay đổi liên tục của thị trường những năm gần đây gây khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (đối tượng doanh nghiệp chủ yếu của ngân hàng), hàng loạt các doanh nghiệp giải thể và phá sản dẫn đến việc e ngại tài trợ cho phương án sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Xét về mức dư nợ thì dư nợ dành cho cá nhân tăng tới 20,98%, ngược lại dư nợ cho doanh nghiệp giảm đi 8,36% cho thấy ngân hàng vừa tích cực thu hồi nợ vừa hạn chế cho vay ra đối với doanh nghiệp. Đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng là cần thiết nhưng khi nền kinh tế mới hội nhập với thế giới đang rất cần sự mạnh dạn đầu tư của các doanh nghiệp góp phần làm tăng trưởng kinh tế thì ngân hàng cũng nên xem xét tăng cường tài trợ vốn cho các phương án kinh doanh và dự án đầu tư của doanh nghiệp. Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cũng phối hợp thực hiện những chủ trương ưu đãi cho

doanh nghiệp vay vốn để kinh doanh như việc giảm lãi suất liên tục trong những năm gần đây.

b. Tình hình doanh số cho vay và doanh số thu nợ

Bảng 2.4. Tình hình doanh số cho vay, doanh số thu nợ tại NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh Thanh Miếu Phú Thọ

giai đoạn 2012-2014 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch BQ (%) 2013/2012 2014/2013 Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 475.763 467.687 503.961 -8.076 -1,70 36.274 7,76 2,92 Doanh số thu nợ 435.275 328.053 497.656 -107.222 -24,63 169.603 51,70 6,93 Dư nợ 278.491 321.748 328.053 43.257 15,53 6.305 1,96 8,53

(Nguồn: Phòng Kế hoạch-kinh doanh)

Nhận xét:

Qua bảng số liệu trên ta thấy từ năm 2012 đến năm 2014 doanh số cho vay của chi nhánh có xu hướng biến động. Cụ thể là: năm 2013 doanh số cho vay giảm 8.076 triệu đồng tương ứng giảm 1,7% so với năm 2012. Sang năm 2014 khoản mục này có xu hướng tăng, tăng 36.724 triệu đồng (7,76%) so với năm 2013. Bình quân doanh số cho vay tăng 2,92%. Theo đó doanh số thu nợ có xu hướng biến động theo. Năm 2013 giảm 107.722 triệu đồng giảm 24,63% so với năm 2012. Năm 2014 doanh số thu nợ tăng 169.603 triệu đồng tăng 51,70% so với năm 2013. Bình quân doanh số thu nợ tăng 6,93%

Sự biến động của hai chỉ tiêu trên là do trong 3 năm này do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ không trả được nợ cùng với chủ trương của Ban giám đốc hạn chế cho vay doanh nghiệp mới đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, khai thác vật liệu xây dựng.

Tổng dư nợ qua 3 năm xu hướng tăng lên. Năm 2012 tổng dư nợ là 278.491 triệu đồng, năm 2013 tăng so với năm 2012 là 43.257 triệu đồng (15,53%). Sang 2014 tổng dư nợ tăng 6.305 triệu đồng tăng 1,96% so với năm 2013. Khoản mục này tăng là do chi nhánh đã thực hiện đề án mở rộng dư nợ nông nghiệp nông thôn và nâng cao chất lượng dư nợ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh tỉnh Phú Thọ. Chi nhánh đã chuyển dịch cơ cấu đầu tư vào đối tượng khách hàng là cá nhân hộ gia đình sản xuất kinh doanh có hiệu quả đồng thời tăng trưởng tín dụng gắn với nâng cao chất lượng tín dụng. Qua đó ta thấy tình hình hoạt động của chi nhánh vẫn được duy trì ổn định cho thấy khả năng tài chính bền vững đồng thời công tác quản lý tốt, đội ngũ cán bộ làm việc hiệu quả tạo sự tin tưởng vững chắc cho khách hàng.

c. Tình hình nợ xấu

Bảng 2.5. Tình hình nợ xấu phân theo nhóm nợ tại

NHNN&PTNT Việt Nam - chi nhánh Thanh Miếu Phú Thọ giai đoạn 2012 - 2014 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh 2013/2012 So sánh 2014/2013 Bình quân (%) ±∆ (%) ±∆ (%) Tổng nợ xấu 945 991 1.042 46 4,87 51 5,15 5,01

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thanh Miếu Phú Thọ (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w