- Tên phương á n: Kinh doanh vật liệu xây dựng.
5. Quyền sử dụng đất: BH 696437 do UBND thành phố Việt Trì cấp ngày
3.2.1. Định hướng công tác thẩm định đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Thanh Miếu Phú Thọ năm 2015
3.2.1.1. Phương hướng phát triển chung tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Thanh Miếu Phú Thọ
Xuất phát từ mục tiêu, phương hướng của Ngân hàng No& PTNT Việt Nam nói chung và của Chi nhánh nói riêng, căn cứ vào một số tồn tại trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, Chi nhánh đã xây dựng định hướng phát triển năm 2015 như sau:
Về khách hàng: Phục vụ tốt các khách hàng truyền thống sản xuất kinh doanh có hiệu quả, mở rộng khách hàng là các doanh nghiệp ngoài thành phố, khu công nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tư nhân, cá thể với bước đi hợp lý thông qua nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ.
Về sản phẩm: Ngoài sản phẩm truyền thống như huy động vốn và cho vay ngắn, trung, dài hạn cho mọi thành phần kinh tế, tập trung đẩy mạnh dịch vụ mang tính tiện ích cao như: Dịch vụ ngân hàng tại nhà, tăng thêm máy rút tiền tự động, thanh toán điện tử, các dịch vụ uỷ thác, ký gửi và đại lý.
An toàn và hiệu quả: Hoạt động kinh doanh tất cả các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đảm bảo thực hiện theo đúng pháp luật của Nhà nước, đúng thể chế, quy định của ngành và bảo đảm có lãi.
Tăng trưởng thị phần trên địa bàn về huy động vốn, thu dịch vụ.
Là một trong những Ngân hàng có chất lượng hoạt động cao cả về huy động vốn, chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ, quản trị điều hành và hiệu quả kinh doanh trong địa bàn tỉnh.
Huy động vốn đạt tăng trưởng bình quân 15%/năm. Dư nợ tín dụng tăng trưởng bình quân 20%/năm. Hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả và có lãi .
Phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu của ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ giao, đạt danh hiệu hoàn thành kế hoạch năm, đạt danh hiệu đơn vị trong sạch vững mạnh.
3.2.1.2. Định hướng của công tác thẩm định nói chung của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Thanh Miếu Phú Thọ
Hoàn thiện hơn nữa quy trình thẩm định dự án.
Quy trình thẩm định dự án mặc dù đã thống nhất nhưng không cố định, do trong mỗi lĩnh vực thẩm định lại có sự khác nhau, vì vậy trong quá trình triển khai hoạt động các cán bộ thẩm định, nhân viên ngân hàng cần xây dựng, đóng góp để hoàn thiện hơn nữa quy trình thẩm định.
Bên cạnh đó, cần tham khảo quy trình thẩm định của các ngân hàng khác để đúc rút kinh nghiệm, sửa đổi, bổ sung quy trình thẩm định cho phù hợp, thuận tiện và hiệu quả.
Nâng cao hệ thống trang thiết bị phục vụ cho quá trình thẩm định.
Trong quá trình thẩm định dự án, công nghệ là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến kết quả của công tác thẩm định, từ khâu thu thập thông tin, đến khâu xử lý, phân tích thông tin…do đó, việc đổi mới trang thiết bị, cập nhật những phần mềm kế toán, tài chính mới thích hợp là điều cần thiết. Bên cạnh đó, cần có sự kết nối hệ thống, đặc biệt là hệ thống thông tin với các chi nhánh khác trong hệ thống và khác hệ thống nhằm cập nhật thông tin nhanh nhất về khách hàng.
Nâng cao trình độ nhân viên ngân hàng.
Con người là một trong những yếu tố cốt yếu để đưa tới thành công. Trong công tác thẩm định cũng vậy, việc nâng cao chất lượng nhân viên ngân hàng qua việc tuyển dụng từ lúc vào và đào tạo lại qua các khóa học về chuyên môn nghiệp vụ.
Hoàn thiện hơn nữa cơ cấu tổ chức thẩm định.
Việc tổ chức điều hành công tác thẩm định tín dụng sẽ được hoàn thiện theo hướng xây dựng khoa học, chặt chẽ, có sự chuyên môn hóa cao nhằm phát huy được năng lực, sức sáng tạo của từng cá nhân và sức mạnh tập thể tạo thành một hệ thống đồng bộ và hoạt động hiệu quả. Bên cạnh đó là hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình thẩm định đối với từng cá nhân và bộ phận thẩm định.
3.2.1.3. Định hướng công tác thẩm định đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Thanh Miếu Phú Thọ
a. Xu hướng đầu tư, chi tiêu của doanh nghiệp trong tương lai
Nhu cầu đầu tư, chi tiêu (thường xuyên hoặc bất thường) của nhóm khách hàng doanh nghiệp chính là một trong những yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến tín dụng KHDN của Ngân hàng, với những doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư lớn trong khi nguồn vốn và lợi nhuận để lại không đủ để thỏa mãn hay những doanh nghiệp có nhu cầu chi tiêu nhưng lượng tiền mặt hiện tại không đủ để đáp ứng trong khi dòng tiền thu được trong tương lai được đảm bảo chắc chắn thì vay vốn là một nhu cầu thiết yếu, việc dự đoán nhu cầu đầu tư, chi tiêu của đối tượng khách hàng doanh nghiệp sẽ có ảnh hưởng lớn đến đường lối cũng như chính sách phát triển của ngân hàng, giúp ngân hàng tung ra những sản phẩm phù hợp.
Nhu cầu đầu tư, chi tiêu của DN phụ thuộc vào những yếu tố sau:
Thứ nhất, diễn biến của nền kinh tế Việt Nam.
Năm 2015 với diễn biến kinh tế thế giới thuận lợi hơn, cùng với sự năng động và dẻo dai của nền kinh tế Việt Nam, nếu các điều kiện vĩ mô được giữ ổn
định đồng thời từng bước khắc phục thể chế và nguồn nhân lực thì với nội lực sẵn có, nền kinh tế Việt Nam sẽ duy trì ở mức tăng trưởng từ 6 đến 7% một cách ổn định và vững chắc. Các dấu hiệu hồi phục đã xuất hiện trong giai đoạn 2012- 2014 nhưng còn chậm đặt ra những cơ hội và thách thức mới cho doanh nghiệp cũng như những nhà tài trợ vốn như ngân hàng.
Thứ hai, đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp.
Theo Tổng cục Thống kê, trong năm 2014, cả nước có 74.842 doanh nghiệp đăng kí thành lập mới với tổng vốn đăng kí 432,2 nghìn tỷ đồng, giảm 2,7% về số doanh nghiệp và tăng 8,4% về số vốn đăng kí so với năm trước. Số vốn đăng kí bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong năm đạt 5,8 ty đồng, tăng 11,5% so với năm 2013. Như vậy, trên khía cạnh quy mô vốn doanh nghiệp thành lập mới đang trên đà tăng trưởng. Trong 12 tháng, cả nước có 15.419 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 7,1% so với năm 2013. Tổng số vốn đăng kí mới và đăng kí bổ sung thêm vào nền kinh tế năm 2014 là 1027,9 nghìn tỷ đồng, bao gồm 595,7 nghìn tỷ đồng của doanh nghiệp đăng kí thành lập mới và 432,2 nghìn tỷ đồng của doanh nghiệp thay đổi tăng vốn. Tuy nhiên, cũng theo số liệu của Tổng cục thống kê, số lượng doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải giải thể hoặc đăng kí tạm dừng hoạt động kinh doanh có thời hạn là khoảng 67.823 doanh nghiệp trong đó 9.501 doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục giải thể, giảm 3,2% so với năm trước. Đa số đều là những doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng. Những số liệu trên cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng cũng chứa đựng những triển vọng phát triển lớn trong tương lai. Đây là những khách hàng tiềm năng cho các ngân hàng thương mại.
Thứ ba, về nhu cầu tín dụng.
Cùng với sự hồi phục nền kinh tế thế giới và Việt Nam như trên và sự phát triển ấn tượng của khu vực doanh nghiệp, bên cạnh đó là những chính sách khuyến khích, tạo điều kiện của Chính phủ, dự đoán nhu cầu tín dụng của khối doanh nghiệp sẽ tăng cao trong năm 2015. Những tháng đầu năm 2015, giá xăng
dầu tiếp tục giảm, giá vàng và tỷ giá đồng USD ổn định cùng với các chính sách mở cửa nhập khẩu hàng hóa tạo ra môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp thương mại trong nước cũng như các doanh nghiệp đa quốc gia, lãi suất huy động xuống thấp để kích thích doanh nghiệp đầu tư và đi vay để đầu tư. Do đó, tuy nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp còn tăng cao trong tương lai nhưng trong giai đoạn này, ngân hàng vẫn đang cho vay chỉ đáp ứng một phần nào đó nhu cầu tín dụng cho những doanh nghiệp thực sự hoạt động tốt và có tiềm năng. Chính vì vậy, yêu cầu tăng hiệu quả công tác thẩm định đối với nhóm KHDN là vô cùng cần thiết.
b. Định hướng công tác thẩm định đối với khách hàng doanh nghiệp
- Chuyên môn hóa công tác thẩm định đối với khách hàng doanh nghiệp. - Tăng cường đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn cũng như kinh nghiệm thẩm định đối với KHDN.
- Rút ngắn thời gian thẩm định.
- Tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát thẩm định.
- Chiến lược về sản phẩm: Khảo sát nhu cầu của thị trường để tạo ra những sản phẩm dịch vụ chủ đạo nổi bật trong phân nhóm khách hàng DNVVN, như tài trợ xuất khẩu và tài trợ thương mại, tài trợ kho vận, thấu chi và cho vay tín chấp kinh doanh nhỏ, phấn đấu trở thành NH nổi bật về việc cải tiến sản phẩm và doanh thu từ sản phẩm mới chiếm trên 20% hàng năm.
- Chiến lược về quản lý rủi ro: học hỏi và tiếp nhận hỗ trợ từ đối tác chiến lược nước ngoài, xây dựng và phát triển hệ thống xếp hạng tín dụng, đánh giá khách hàng.