Tình trạng nuôi hải sâ mở một số nước trên thế giớ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu Protein trong khẩu phần thức ăn của hải sâm cát (Holothuria scabra) cỡ giống 2g 1cá thể (Trang 36 - 38)

c/ Nghiên cứu về sinh sản nhân tạo hải sâm cát

1.5.1 Tình trạng nuôi hải sâ mở một số nước trên thế giớ

- Trung Quốc: Tại Trung Quốc, có khoảng 20 loài hải sâm và hải sâm được coi là thực phẩm cũng như vị thuốc quý trong nhiều năm qua. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, đồng thời bảo vệ tốt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cơ quan thủy sản TQ đã ưu tiên cho sản xuất giống hải sâm cát (Apostichopus japonicus) nhằm phát triển nông nghiệp và kỹ thuật trang trại. Nuôi trồng hải sâm đã trở thành một phần quan trọng trong ngành nuôi trồng thủy sản ở Bắc TQ, bao gồm cả tỉnh Sơn Đông và Liêu Ninh. Tổng khối lượng đạt 5.800 tấn (trọng lượng ướt) năm 2000, sản phẩm được bán cho các nhà hàng, các cơ sở chế biến các sản phẩm khô và thực phẩm chức năng.

- Indonesia: Indonesia là quốc đảo lớn nhất thế giới (8,3 triệu km2 ), bao gồm 17.508 hòn đảo và 81.000 km bờ biển. Các khu vực ven biển của Indonesia là môi trường sống thuận lợi cho nhiều loài hải sâm phát triền, hải sâm được khai thác trong nhiều thập kỷ qua và Indonesia được coi là một nguồn xuất khẩu hải sâm chính trên thế giới. Bốn khu vực địa lý quan trọng trong ngành nuôi trồng hải sâm ở Indonesia gồm: Papua (378 tấn trọng lượng ướt /năm), Trung Sulawesi (200 tấn), Đông Nam Sulawesi (3 tấn) và Đông Kalimantan (1 tấn). Việc khai thác quá mức sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến tính bền trong ngành sản xuất hải sâm ở Indonesia. Một số chiến lược được vạch ra để khôi phục nguồn lợi hải sâm ở Indonesia:

- Thúc đấy phát triển khai thác bền vững.

- Quy định kích thước khai thác.

- Cải thiện quy trình xử lý và chế biến sau thu hoạch.

- Malaysia: hải sâm ở Malaysia được khai thác số lượng đáng kể ở các vùng ven biển và xung quanh các vùng rạn san hô ở Sabah phía Đông Malaysia. Các loài hải sâm được khai thác bao gồm: hải sâm cát, hải sâm vú đen, hải sâm vú trắng, hải sâm gai, hải sâm nâu…ngoài việc được tiêu thụ tại địa phương, hải sâm được xuất khẩu chủ yếu đi: Singapore, Thái Lan, Hồng Kông, Đài Loan và Trung Quốc… Hiện nay, chưa có những quy định cụ thể nào nhằm ngăn chặn nạn khai thác quá mức (trừ những vùng biển cấm đánh bắt). Các biện pháp quản lý cũng như giải quyết vấn đề trên đang được thảo luận và đề ra.

- Philippine: Có khoảng một trăm loài hải sâm được biết đến ở Philippines, 25 trong số đó là thu hoạch cho mục đích thương mại. Mặc dù, truyền thống của nguồn tài nguyên này là xuất khẩu đã tồn tại nhiều thế kỷ, tuy nhiên thống kê theo dõi cho thấy nó chỉ thực sự phát triển trong thập niên 1970. Trong hai thập kỷ qua, xuất khẩu được duy trì ở mức 1000 tấn/năm với sự suy giảm trong số lượng các loài có giá trị cao được bù đắp bằng các loài giá trị thấp. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là: Hồng Kông, Trung Quốc, Canada. Việc nghiên cứu và phát triển nuôi trồng hải sâm có giá trị cao ở biển bắt đầu vào năm 2000, với mục tiêu dài hạn là sản xuất giống hải sâm tốt cho sự phát triển trong tự nhiên; đồng thời tiến hành nghiên cứu để nâng cao tỷ lệ sống cho con giống.

_ Tình trạng khai thác hải sâm ở biển Đỏ-những kinh nghiệm của Ai Cập: khai thác hải sâm tại Ai Cập bắt đầu vào năm 1998 , chủ yếu ở phía Nam của đất nước. Ban đầu chỉ ở mức độ thấp, nhỏ lẻ. Đến năm 2000 ngành thủy sản đã đột ngột mở rộng khai thác, dẫn đến những lo ngại về việc khai thác quá mức. Do đó, trong năm 2001, chính quyền biển Đỏ đã ra lệnh cấm khai thác hải sâm và kéo dài đến năm 2002. Dự án Darwin cho thấy: số lượng hải sâm đã suy giảm nghiêm trọng và cần bảo vệ ngay lập tức. Vì vậy, một lệnh cấm khai thác trên toàn bờ biển được ban hành vào tháng 3 năm 2003.

_ Đông nam Cuba: trong những năm từ 1999-2003, đã khai thác được tổng cộng 1.438 tấn ướt, hải sâm ở Cuba được chế biến làm mặt hàng khô và xuất đi thị trường Hồng Kông. Hiện nay, chính phủ đang nổ lực để thiết lập tình trạng khai thác cũng như chế biến ở Cuba một cách hợp lý nhất. [26]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu Protein trong khẩu phần thức ăn của hải sâm cát (Holothuria scabra) cỡ giống 2g 1cá thể (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)