Nhóm nguyên liệu cung cấp protein

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu Protein trong khẩu phần thức ăn của hải sâm cát (Holothuria scabra) cỡ giống 2g 1cá thể (Trang 33 - 35)

c/ Nghiên cứu về sinh sản nhân tạo hải sâm cát

1.4.1 Nhóm nguyên liệu cung cấp protein

Các nguyên liệu cung cấp protein có thể có nguồn gốc từ động vật hay thực vật biển. Các nguyên liệu có nguồn gốc động vật thường có khẩu vị hấp dẫn, giàu protein có chất lượng cao, chứa đầy đủ các acid amin không thay thế, dễ tiêu hóa và hấp thụ. Các protein có nguồn gốc từ động vật và thực vật theo những tỷ lệ thích

hợp sẽ cung cấp các khẩu phần acid amin cân đối và hoàn chỉnh, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của động vật thủy sản.

Nguyên liệu có nguồn gốc động vật:

- Tôm và các loài nhuyễn thể: có lượng các yếu tố vi khoáng cao, có nhiều và đầy đủ các acid amin cần thiết và hấp dẫn động vật thủy sản khi dùng làm thức ăn.

- Bột cá: là nguồn nguyên liệu protein động vật phổ biến nhất dùng trong sản xuất thức ăn tổng hợp. Giá trị chất lượng của bột cá được đánh giá bởi hàm lượng protein. Protein bột cá là loại có giá trị cao giàu lisine, tyrosine, tryptophan, cystine, methionine, iso-leucine, các hợp chất hữu cơ ở trong bột cá được tiêu hóa và hấp thu ở tỷ lệ cao, hàm lượng protein thường từ 55-60%.

- Bột mực: được sản xuất từ các phụ, phế phẩm trong chế biến mực như đầu, da mực…Bột mực có mùi thơm rất hấp dẫn tôm, giá trị khẩu vị rất cao. Hàm lượng protein bột mực không dưới 40%, chất béo 5-15%, giàu cholesterol (15-20% so với khối lượng chất béo và một số phospho lipid và acid béo không thay thế). Trong thành phần của mực có chứa 1 loại chất sinh học chưa được định danh nhưng có tác dụng kích thích tôm tăng trưởng nhanh và giúp làm tăng hiệu quả tiêu hóa thức ăn. Vì vậy, bột mực là nguyên liệu tốt để làm thức ăn.

- Bột ruốc: có mùi thơm hấp dẫn, hàm lượng protein có trong bột ruốc khoảng từ 45-55%. Trong bột ruốc có các carotenoid, chitin, cholesterol và một số acid amin không thay thế

Nguyên liệu có nguồn gốc thực vật

- Bột đậu nành: là loại nguyên liệu thực vật rất đặc biệt, có nhiều protein (37%), muối khoáng và vitamin tan tốt trong chất béo, giàu acid amin không thay thế như lisine, tryptophan nhưng nghèo acid amin chưa lưu huỳnh như methyonine, cystine và được xem là có giá trị cao nhất trong số protein có nguồn gốc thực vật. Trong đậu nành có chứa leucitine và một loại phospholipid có tác dụng làm tăng trưởng và tăng tỷ lệ sống của tôm nuôi. Đậu nành còn giàu các nguyên tố: Ca, Mg, Zn, Mn, Cu.

- Bột cám gạo: Cám gạo là một nguồn dinh dưỡng tốt. Trong cám gạo, chứa nhiều vitamin B1, B2, B6, PP, acid folic... Lượng chất béo trong cám rất cao: 15-22%, đạm trên 12% và hàm lượng sắt trên 14mg%. Thông thường bà con nông dân hay dùng cám gạo để nuôi lợn, gà, ngan, vịt... con vật nuôi lớn nhanh, béo khỏe. - Gluten (ngô) có tính kết dính tốt như lúa mì. Gluten thường nghèo lisine, chứa khoảng 20-30% protein, có hàm lượng chất xơ cao. [2]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu Protein trong khẩu phần thức ăn của hải sâm cát (Holothuria scabra) cỡ giống 2g 1cá thể (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)