Các nghiên cứu về dinh dưỡng của hải sâm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu Protein trong khẩu phần thức ăn của hải sâm cát (Holothuria scabra) cỡ giống 2g 1cá thể (Trang 27 - 30)

- Theo Sun và cộng tác viên (2004), ông đã nghiên cứu ảnh hưởng của các mức protein khác nhau lên sự sinh trưởng và phát triển của hải sâm Apostichopus japonicus. Ông đã tiến hành thí nghiệm với 4 khẩu phần ăn khác nhau về hàm lượng protein cho hải sâm như trong bảng 1.2.

Bảng 1.2 Chế độ ăn thành phần và hàm lượng protein. [16] Thành phần

nguyên liệu(%)

Các mẫu thức ăn

thức ăn 1 thức ăn 2 thức ăn 3 thức ăn 4

Sargassum thumbergii 45 39 30 23 Bột cá 0 6 15 22 Cặn 20 20 20 20 Bùn 15.5 15.5 15.5 15.5 Bột tảo bẹ 7 7 7 7 Men 3 3 3 3 Vitamin 0.5 0.5 0.5 0.5 Khoáng 0.5 0.5 0.5 0.5 Đậu tương 5 5 5 5 Cám gạo 3 3 3 3

Crom oxit (Cr 2 O 3) 0.5 0.5 0.5 0.5

Hàmlượng Protein(%)

14.7 17.7 19.1 21.5

Thí nghiệm được tiến hành trong cùng điều kiện: - Đối tượng: hải sâm giống (4,5-4,8g/cá thể)

- Mỗi lô thí nghiệm ứng với 3 bể ( 12 bể) và 1 mẫu đối chứng. - Số lượng: 30 con/ bể.

- Lượng thức ăn cho ăn: 3% trọng lượng cơ thể. - Thời gian nuôi: 70 ngày.

Kết quả thu được thể hiện ở bảng 1.3.

Bảng 1.3 Ảnh hưởng của hàm lượng protein đối với khả năng tiêu thụ thức ăn và tăng trưởng của hải sâm giống. [16]

Tham số Chế độ ăn

1 2 3 4

Hàm lượng Protein (%) 14.7 17.7 19.1 21.5

Khả năng tiêu hóa (%) 40.6a 48,2 b 55.8c 63,9 d Tỷ lệ tăng trọng (%) 105,8a 113,8 b 122.7c 145,6 d

Ông đã kết luận rằng tốc độ tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn vật nuôi tăng cao tỷ lệ thuận với mức protein tăng dần. Tốc độ tăng trưởng của hải sâm giống đạt cao nhất khi thức ăn có hàm lượng protein trong khoảng 15-21,5%.

Kết quả chỉ ra rằng tỷ lệ tăng cân là tối đa khi các chế độ ăn uống được giàu các acid amin thiết yếu, đặc biệt là threonine, valine, leucine, phenylalanine , lysine, histidine và arginine. Qua đó, ông đã nêu lên được tầm quan trọng của các acid amin trên.

Bảng 1.4 Sự tăng trưởng của hải sâm trong giai đoạn thử nghiệm. [16] Thử nghiệm chế độ ăn

1 2 3 4 5

Tỷ lệ tăng trọng (%) 174.1 119.2 149.3 157.6 159.2 Tỷ lệ sống (%) 100.0 99.6 98.5 100.0 98.0

Mặt khác, tỷ lệ canxi và phốt pho Ca/P cũng là một yếu tố quyết định đến tỷ lệ sinh trưởng của hải sâm, tốc độ tăng trưởng cao nhất đã đạt được khi tỷ lệ giữa (Ca / P) thay đổi từ khoảng 6.8-8.8:1. Từ kết quả như trên thì có thể kết luận tỷ lệ Ca / P tối ưu trong một chế độ ăn của hải sâm con là trong khoảng từ 7- 9.

Bảng 1.5 Mối quan hệ của tỉ lệ P/Ca với tỷ lệ tăng trọng của hải sâm con [16]

Thử nghiệm chế độ ăn

1 2 3 4 5

Tỷ lệ tăng trọng (%) 174.1 119.2 149.3 157.6 159.2

Mặt khác, tốc độ tăng trưởng của hải sâm giống giảm khi sử dụng khẩu phần ăn giàu chất xơ.

Bảng 1.6 Các tác dụng của chất xơ vào tốc độ tăng trưởng của cá con hải sâm trong thời gian thử nghiệm. [16]

Thử nghiệm chế độ ăn

1 2 3 4 5

Hàm lượng chất xơ thô (%) 4.3 11.2 16.5 8.6 8.1 Tỷ lệ tăng trọng (%) 174.1 119.2 149.3 157.6 159.2

=> Như vậy, sự phát triển của hải sâm chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, do đó cần thiết phải thiết kế một khẩu phần ăn thích hợp sẽ giúp cho hải sâm giống phát triển tốt ngay từ đầu và tạo tiền đề cho sự phát triển về sau.

1.3.2.2 Một số nghiên cứu trong nước

Cũng như trên Thế giới, các nhà khoa học trong nước cũng đã nghiên cứu về hải sâm từ những năm 70 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, chủ yếu chỉ nghiên cứu về thành phần khối lượng, thành phần sinh hóa và một số tính chất dược học của hải sâm. Qua quá trình tham khảo tài liệu trong nước, em tóm lược được một số tài liệu như sau:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu Protein trong khẩu phần thức ăn của hải sâm cát (Holothuria scabra) cỡ giống 2g 1cá thể (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)