Đánh giá cảm quan về tốc độ tăng trưởng của hải sâm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu Protein trong khẩu phần thức ăn của hải sâm cát (Holothuria scabra) cỡ giống 2g 1cá thể (Trang 72 - 77)

b/ Tạo công thức thức ăn

3.7 Đánh giá cảm quan về tốc độ tăng trưởng của hải sâm

Hình 3.15 Hải sâm cát sau 28 ngày nuôi thí nghiệm với loại thức ăn 22% protein

Hình 3.16 Hải sâm cát sau 28 ngày nuôi thí nghiệm với loại thức ăn là bột rong

Nhận xét: Hình 3.14 cho thấy hải sâm giống vào thời điểm bắt đầu thí nghiệm có kích thước, khối lượng, màu sắc khá tương đồng với nhau. Đồng thời, ở giai đoạn này, gai trên thân hải sâm cũng chưa phát triển, chỉ có những chấm trắng nhỏ.

So sánh giữa 2 hình 3.15 và 3.16 cho thấy, hải sâm ở hình 3.15 với loại thức ăn 22% protein đã có sự phát triển tốt hơn: kích thước lớn hơn rất nhiều, màu sắc của hải sâm ở lô thí nghiệm này sẫm hơn, những đường vân trên thân hải sâm đậm hơn và gai cũng phát triển tốt hơn. Ngược lại, hải sâm ở hình 3.16 với loại thức ăn đối chứng là bột rong cho kết quả kém hơn: kích thước nhỏ hơn, màu sắc cũng nhạt

hơn, những đường vân trên thân hải sâm không hiện rõ, bên cạnh đó gai cũng phát triện chậm hơn.

Như vậy, tuy chỉ đánh giá về mặt cảm quan nhưng hải sâm sử dụng loại thức ăn 22% protein đã có những đánh giá vượt trội hơn rất nhiều so với mẫu thức ăn đối chứng.

Chương IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 4.1.Kết luận

Hiện nay, các trại giống ương nuôi hải sâm cát thường sử dụng thức ăn là bột rong để ương nuôi, loại thức ăn này cho sinh trưởng của hải sâm thấp và kéo dài thời gian ương nuôi. Việc nghiên cứu thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng có thể làm tăng tốc độ sinh trưởng và rút ngắn thời gian ương nuôi hải sâm giống.

Thông qua các kết quả nghiên cứu, đề tài đi đến một số kết luận sau:

1. Đã xây dựng được các công thức thức ăn và chế biến các loại thức ăn nuôi hải sâm cát.

Thành phần dinh dưỡng của từng loại thức ăn như sau:

Bảng 4.1 Thành phần dinh dưỡng trong từng loại thức ăn thí nghiệm

Loại thức ăn Thành phần dinh dưỡng (%)

Protein Lipid Canxi P

Bột rong 8.97 8.06 3.80 1.54 23.5

16% protein 16.206 3.6974 2.2496 1.2101 13.728

19% protein 19.402 3.8944 2.4275 1.2735 12.394

22% protein 22.179 4.1798 2.5771 1.3343 11.062

- Về tỷ lệ tăng trọng: mẫu thức ăn 22% protein cho tỷ lệ tăng trọng cao nhất (669.271%) và hoàn toàn vượt trội với mẫu thức ăn đối chứng là bột rong (308.696%) - là loại thức ăn đang được sử dụng hiện nay tại các trại ương nuôi hải sâm.

- Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối: loại thức ăn 22% protein cũng cho thấy tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của hải sâm đối với mẫu này là tốt nhất (0.459 g/ngày) và cũng hoàn toàn vượt trội hơn so với bột rong (0.203 g/ngày)

- Tỷ lệ sống: mặc dù tỷ lệ sống ở mẫu bột rong là cao nhất (97.222%), nhưng với hàm lượng ptrotein là 22% và tỷ lệ sống là 94.444%, cao hơn so với 2 mẫu còn lại (đều 91.667%), thì tỷ lệ sống của hải sâm khi sử dụng loại thức ăn này hoàn toàn thích hợp và chấp nhận được.

- Hệ số thức ăn (FCR): hệ số FCR của loại thức ăn 22% là thấp nhất (0.375) và thấp hơn rất nhiều so với mẫu bột rong (0.861), kết luận rằng khả năng hấp thụ của hải sâm đối với mẫu này là rất tốt và có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế trong ương nuôi hải sâm.

3. Hiệu quả của từng loại thức ăn: ngoài những hiệu quả về các yếu tố trên, loại thức ăn 22% protein còn cho thấy hiệu quả lớn về mặt kinh tế, mặc dù giá thành của bột rong là thấp nhất ( 5.500 đồng/ kg) và giá thành của loại thức ăn 22% protein ) khá cao 8514.5 đồng, nhưng loại thức ăn 22% protein khi sử dụng thì chi phí nuôi để hải sâm tăng trọng lên 1 kg là thấp nhất (chỉ 3192.9 đồng), trong khi đó chi phí cho hải sâm nếu sử dụng bột rong là cao nhât (4735.5 đồng). Do đó, mẫu thức ăn 22% protein là lựa chọn tối ưu nhất đối với việc nuôi thương phẩm.

4. Mẫu thức ăn 22% protein so với thức ăn hiện nay đang sử dụng (bột rong) cho hiệu quả tốt hơn để nuôi hải sâm cát cỡ giống 2g/con.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu Protein trong khẩu phần thức ăn của hải sâm cát (Holothuria scabra) cỡ giống 2g 1cá thể (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)