b/ Tạo công thức thức ăn
3.1.2 Xây dựng các công thức thức ăn nuôi hải sâm cát
Để sản xuất thức ăn cho đối tượng nuôi thì việc xác định công thức thức ăn là cần thiết. Bảng 2.2, 2.3, 2.4 là công thức các mẫu thức ăn chế biến được sử dụng trong thí nghiệm, thành phần trong công thức là dạng khô. Nguồn protein chính là bột cá, bột đậu nành, bột rong, bộ lên men … đây là những thành phần mà hải sâm có thể tiêu hóa tốt, hàm lượng protein ở các mức khác nhau: 16%,19% và 22%, đây là yếu tố quan trọng, quyết định khả năng hấp thụ, sinh trưởng và phát triển của hải sâm giống. Hàm lượng lipid luôn được giữ ổn định: ~ 4%. Tỷ lệ Ca/P cũng được duy trì 2/1. Hàm lượng chất xơ ở các mẫu khác nhau, cao nhất là ở mẫu thức ăn 16% protein và thấp nhất là ở mẫu 22% protein, đây cũng là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của hải sâm giống. Đồng thời ở các mẫu thức ăn còn
bổ sung thêm vitamin và các chất phụ trợ khác nhằm làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn.
Bảng 3.2 Thành phần từng loại nguyên liệu trong mẫu thức ăn 1 ( 16% protein)
Nguyên liệu Thành phần tỷ lệ (%)
Hàm lượng dinh dưỡng (%)
Protein Lipid Ca P Xơ
Bột cá 8.5 4.6912 0.7599 0.442 0.2125 0.102 Bột đậu nành 5 2.304 0.078 0.0725 0.0435 0.56 Bột lên men 33 5.1117 1.2408 0.4686 0.2937 2.871 Bột rong 31 2.7807 0.2666 1.178 0.4774 7.285 Phụ phẩm men 3 0.2682 0.0525 0.0261 0.0174 0.126 Cám gạo 12 1.05 1.2996 0.0624 0.1656 2.784 vitamin 2 . . . . . Chất độn 3.5 Kết dính 2 Tổng 100 16.206 3.6974 2.2496 1.2101 13.728
Trong mẫu thức ăn 1, hàm lượng protein tổng cộng là 16,2 %, trong đó thành phần bột cá sử dụng để phối trộn chỉ là 8,5 % nên hàm lượng protein do bột cá cung cấp không nhiều, vì vậy thành phần các acid amin không thay thế có trong bột cá cũng giảm đáng kể. Trong mẫu thức ăn này, bột lên men là thành phần cung cấp protein nhiều nhất, tuy nhiên, thành phần chủ yếu của protein bột lên men là gluten nên không thể bổ sung được các acid amin như bột cá. Thành phần bột rong trong mẫu này là cao nhất, điều này giúp bổ sung tốt cho hàm lượng Ca, có lợi cho hải sâm trong quá trình phát triên thân, tuy nhiên, bột rong nhiều lại mang đến hàm lượng chất xơ cao, không hỗ trợ nhiều cho quá trình phát triển của chúng. Hàm lượng lipid tương đối thích hợp cho hải sâm ở giai đoạn này.
Bảng 3.3 Thành phần từng loại nguyên liệu trong mẫu thức ăn 2 ( 19% protein)
Nguyên liệu Thành phần tỷ lệ (%)
Hàm lượng dinh dưỡng (%)
Protein lipid Ca P Xơ
Bột cá 14.5 8.0026 1.2963 0.754 0.3625 0.174 Bột đậu nành 6 2.7648 0.0936 0.087 0.0522 0.672 Bột lên men 33 5.1117 1.2408 0.4686 0.2937 2.871 Bột rong 27.5 2.4668 0.2365 1.045 0.4235 6.4625 Phụ phẩm men 3 0.2682 0.0525 0.0261 0.0174 0.126 Cám gạo 9 0.7875 0.9747 0.0468 0.1242 2.088 Vitamin 2 . . . . . Chất độn 3 Kết dính 2 Tổng 100 19.402 3.8944 2.4275 1.2735 12.394
Ở mẫu thức ăn 2, hàm lượng protein tổng cộng là 19,4 %, trong đó, thành phần bột cá được sử dụng nhiều hơn ( 14,5%),nên hàm lượng protein do bột cá cung cấp cũng cao hơn, điều này giúp đảm bảo thành phần các acid amin không thay thế ở mẫu này ổn định hơn. Thành phần bột lên men không thay đổi giúp ổn định hàm lượng lipid. Trong mẫu thức ăn này, thành phần bột đậu nành cao hơn nên bổ sung lượng protein có chứa nhiều các acid amin nhiều, đảm bảo hỗ trợ ổn định, bổ sung thêm các acid amin bên cạnh bột cá. Thành phần bột rong biển trong mẫu này thấp hơn mẫu 1, vì vậy hàm lượng chất xơ được giảm đi, góp phần làm tăng khả năng tiêu thụ thức ăn; tuy hàm lượng Ca cũng giảm đi nhưng hàm lượng này được bổ sung do thành phần bột cá cao hơn.
Bảng 3.4 Thành phần từng loại nguyên liệu trong mẫu thức ăn 3 ( 22% protein)
Nguyên liệu Thành phần tỷ lệ (%)
Hàm lượng dinh dưỡng (%)
Protein lipid Ca P Xơ
Bột cá 20.5 11.314 1.8327 1.066 0.5125 0.246 Bột đậu nành 6 2.7648 0.0936 0.087 0.0522 0.672 Bột lên men 33 5.1117 1.2408 0.4686 0.2937 2.871 Bột rong 23.5 2.108 0.2021 0.893 0.3619 5.5225 Phụ phẩm men 3 0.2682 0.0525 0.0261 0.0174 0.126 Cám gạo 7 0.6125 0.7581 0.0364 0.0966 1.624 Vitamin 2 . . . . . Chất độn 3 Kết dính 2 Tổng 100 22.179 4.1798 2.5771 1.3343 11.062
Đối với mẫu thức ăn 3, hàm lượng protein là cao nhất (22,179%), thành phần bột cá sử dụng để phối trộn cũng cao nhất (20,5%) và vì vậy hàm lượng protein do bột cá cung cấp cũng tốt nhất, đảm bảo thành phần các acid amin không thay thế trong mẫu này là tốt nhất, ngoài ra còn bổ sung hàm lượng Ca cao hơn. Thành phần bột lên men và bột đậu nành không thay đổi so với mẫu thức ăn 2, vì vậy, hàm lượng lipid cũng như các acid amin do đậu nành bổ sung cũng không thay đổi nhiều. Trong mẫu thức ăn này, hàm lượng bột rong thấp hơn rất nhiều so với mẫu 1 và 2, nên hàm lượng chất xơ cũng giảm đáng kể, do đó khả năng tiêu thụ thức ăn cũng tốt hơn, tuy hàm lượng Ca cũng giảm đi nhiều nhưng lại được bổ sung bởi thành phần bột cá cao.
=> Tuy mẫu thức ăn 3 (22%) có nhiều ưu điểm vượt trội hơn mẫu 1 và 2, nhưng để đánh giá một cách chính xác hiệu quả của các mẫu thức ăn thì cần dựa vào kết quả thu được sau khi tiến hành thí nghiệm.