9.2.2 Vệ sinh máy móc thiết bị
Máy móc, thiết bị phải được vệ sinh sạch sẽ. Đặc biệt các thùng lên men phải được vệ sinh, sát trùng kỹ để chuẩn bị lên men lượng dịch tiếp theo, nhằm hạn chế tối đa sự nhiễm tạp khuẩn làm giảm hiệu suất lên men.
9.2.3 Vệ sinh xí nghiệp
Trong phân xưởng sản xuất, sau mỗi ca cần phải vệ sinh khu làm việc.
9.2.4 Xử lí phế liệu trong quá trình sản xuất
Phế liệu trong quá trình sản xuất như bã hèm là phế liệu dễ gây nhiễm bẩn. Sau mỗi mẻ sản xuất cần chứa đúng quy định và xử lí để sản xuất phân bón vi sinh, hoặc thức ăn gia súc.
9.2.5 Xử lí nước thải
Nước thải chứa nhiều tạp chất hữu cơ nên vi sinh vật dễ phát triển gây ô nhiễm môi trường sống của con người. Vì vậy vấn đề xử lí nước thải rất quan trọng đối với nhà máy. Nhà máy sử dụng phương pháp sinh học để xử lí nước thải.
Nguyên tắc làm việc hệ thống như sau:
Nước thải chảy xuống bể lắng và đi ra ngoài. Do sự tiếp xúc của nước thải và vi sinh vật trên bề mặt vật liệu xốp nên quá trình xử lý được tiến hành khá nhanh. Vật liệu xốp ở đây có thể là gốm, sứ, đá dăm với độ xốp cao. Ưu điểm của bể lắng sinh học là quá trình làm sạch nhanh, liên tục thiết bị đơn giản, dễ làm, rẻ tiền và dễ ứng dụng.
9.2.6 Xử lí nước dùng cho sản xuất
Các nguồn nước đều không đạt tiêu chuẩn về chất lượng để sản xuất rượu. Do đó cần phải xử lý nước trước khi đưa vào sản xuất. Nhà máy sử dụng phương pháp kết tủa các ion Ca2+, Mg2+.
KẾT LUẬN
Sau hơn 3 tháng nghiên cứu học hỏi, đến nay tôi đã hoàn thành xong đồ án tốt nghiệp của mình với đề tài: “Thiết kế nhà máy sản xuất cồn etylic từ nguyên liệu tinh bột với năng suất 50 tấn nguyên liệu/ngày”.
Đồ án này đã giúp tôi hiểu thêm về: