3.2.2.1 Mục đích: phá vỡ cấu trúc màng tế bào tạo điều kiện để giải phóng các hạt tinh bột ra khỏi mô, làm tăng bề mặt tiếp xúc giữa các hạt tinh bột và nước, giúp cho quá trình trương nở và hòa tan tốt hơn. Do đó rút ngắn thời gian đường hóa, tiết kiệm hơi, nâng cao hiệu suất thu hồi rượu. [3, trang 33]
3.2.2.2 Phương pháp nghiền: dựa vào đặc tính nguyên liệu chọn dùng máy nghiền búa. (Phụ lục 2)
3.2.2.3 Yêu cầu bột sắn sau nghiền:
Bột nghiền càng mịn càng tốt, kích thước đồng đều, tối thiểu phải có 60% bột mịn lọt qua rây có đường kính 1mm và nhỏ hơn 10% nằm trên rây có đường kính 2mm.
Hàm lượng tinh bột: ≥ 63%.
Độ ẩm: ≤ 14%.
Đạt chỉ tiêu chất lượng cảm quan: có màu trắng và mịn, có mùi thơm đặc trưng của sắn. Không lẫn tạp chất, mối mọt.
3.2.3 Nấu bột
3.2.3.1 Mục đích:phá vỡ tế bào tinh bột và chuyển tinh bột của nguyên liệu sang trạng thái hoà tan giúp cho quá trình lên men đạt hiệu quả cao hơn và hiệu suất thu hồi cao hơn. Vì hạt tinh bột có màng bảo vệ tế bào nên men amylaza không thể tác dụng trực tiếp được. Khi nghiền nguyên liệu chỉ một phần tế bào tinh bột bị phá vỡ. Hơn nữa, tinh bột sống không hoà tan trong nước do đó khi đường hoá men amylaza tác dụng rất chậm. [3, trang 36]
3.2.3.2 Cách tiến hành:
Hình 3.3 Sơ đồ nấu liên tục
2. Gàu tải 11. Bơm
3. Khử kim loại 12. Ống góp hơi chính
4. Phểu chứa 13. Phun dịch hóa
5. Vít tải 14. Nấu chín
6. Van điều chỉnh mức 15. Nấu chín thêm
7. Máy nghiền búa 16. Phao điều chỉnh mức
10. Nấu sơ bộ 17. Thiết bị tách hơi.
Sắn được làm sạch tạp chất, khử kim loại ở (3), sau đó qua cân định lượng (4) và nghiền nhỏ bằng máy nghiền búa (7). Sự chuẩn bị và gia nhiệt khối nấu tiến hành trong thiết nấu sơ bộ (10).
Hỗn hợp được chuẩn bị trong (10) được chuyển đến bộ phận phun dịch hóa (13) nhờ bơm (11) rồi đi qua thiết bị nấu chín (14), sau đó qua thiết bị nấu chín thêm (15). Điều chỉnh mức khối nấu trong các thiết bị nhờ phao điều chỉnh (16), chuyển khối nấu đến thiết bị tách hơi (17), hơi tách ra dùng để gia nhiệt cho thiết bị nấu sơ bộ. Khối nấu giữ mức quy định ở thiết bị (17) chuyển đến bộ phận làm nguội và đường hóa.
Enzyme Termamyl SC có các đặc tính:
Mô tả: chế phẩm Enzyme lỏng, dung môi nước.
Mùi, pH, điểm sôi, điểm nóng chảy, nhiệt độ tự bốc cháy, áp suất hơi, tỉ trọng và khả năng hòa tan không liên quan đến sự an toàn.
Bản chất hóa học của thành phần hoạt động: Enzyme protein.
Bản chất hóa học: Alpha – amylase. 3.2.4 Đường hóa
3.2.4.1 Mục đích: chuyển tinh bột thành glucose dưới tác dụng của enzyme amylaza. Sau khi nấu, tinh bột trong dịch cháo đã chuyển sang trạng thái hòa tan nhưng không thể tiến hành lên men được mà phải có quá trình chuyển hóa tinh bột thành đường glucose, gọi là quá trình đường hóa. Công đoạn đường hóa có ý nghĩa quan trọng trong quá trình sản xuất cồn, quyết định lớn đến hiệu suất thu hồi. [3, trang 62]
3.2.4.2 Cách tiến hành:
Chọn phương pháp đường hóa liên tục tác nhân đường hóa là chế phẩm enzyme amylaza.
Khối nấu từ thùng tách hơi (1) qua van (2) vào bộ phận bốc hơi (3), tại đây có độ chân không khoảng 600 – 610 mmHg, độ chân không tương đương với nhiệt độ bốc hơi khối nấu 62 – 63 0C ; trong ống (4) độ chân không được tạo ra tương đương với trong bộ phận bốc hơi (3). Khối nấu được chuyền theo ống (4). Trong ống tạo ra một hỗn hợp dung dịch nhũ tương hơi và khối nấu. Thể tích hơi trong hỗn hợp vào khoảng 95%.
Tốc độ của dung dịch nhũ tương chuyển động trong ống đạt 30 – 40 cm/s. Để loại trừ sự tạo bọt của khối nấu, một phần sản phẩm theo ống (5) trở về thùng đường hóa. Trong bộ phận bốc hơi, xảy ra sự phân tách hơi khối nấu đạt nhiệt độ 62 – 63 0C và theo ống (6) chảy xuống thùng đường hóa (7). Thời gian đường hóa tiến hành trong 5 phút. Để đảo trộn đều dịch đường hóa, có lắp thêm cánh khuấy (8). Hơi cùng một số khí không ngưng đến bơm chân không (9) ; hơi được ngưng tụ bằng nước trong thiết bị (10).
Hình 3.4 sơ đồ làm nguội chân không, đường hóa liên tục.
1. Thùng tách hơi. 8. Cánh khuấy
2. Van điều chỉnh 9. Bơm chân không
3. Bộ phận bốc hơi 10. Thiết bị ngưng tụ
4. Ống tạo chân không 11. Thùng chứa
enzyme