VI TRI (km) DI THUONG TU O km 202 (nT)
2. Về mặt thực tiễn
2.1- Về tính toán
Chúng tôi đã viết một chương trình để đưa các hàm wavelet Poisson và wavelet Poisson – Hardy vào hộp công cụ wavelet của môi trường tính toán Matlab.
Điều này tạo thuận lợi cho những nhà nghiên cứu khác có thể sử dụng biến đổi wavelet Poisson của Moreau hoặc biến đổi wavelet Poisson – Hardy do chúng tôi đề
nghịđể phân tích định lượng các tài liệu từ một cách dễ dàng và nhanh chóng.
2.2- Về cấu trúc địa chất.
Chúng tôi chọn sáu tuyến đo trên bản đồ hàng không cường độ từ toàn phần (1985,0) của Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam để phân tích định lượng bằng phép biến đổi wavelet, sử dụng các hàm wavelet (KL1) và (KL2). Sáu tuyến đo là (1) Cà Mau – An Giang, (2) Cà Mau – Trà Vinh, (3) Sóc Trăng – Long An, (4) Trà Vinh – Đồng Tháp, (5) Cà Mau – Sóc Trăng và (6) Hà Tiên – Đồng Tháp ở vùng
Đồng bằng Sông Cửu Long thuộc Nam bộ.
So sánh kết quả phân tích bằng biến đổi wavelet Poisson – Hardy xây dựng trong luận án và kết quả phân tích bằng biến đổi wavelet Poisson của Moreau cho thấy hình dạng đẳng pha của từng dị thường có nét khác nhau nhưng việc xác định vị trí và độ sâu cho kết quả khá phù hợp; kết quả tính chỉ số cấu trúc là như nhau.
Kết quả phân tích về độ sâu cho thấy, các nguồn dị thường gây ra các dị
thường từ có độ sâu từ 0,2km đến 4,3km; trong đó, đa số các nguồn được phân tích
ở độ sâu từ 1,5 – 2,7km. Có thể các nguồn trường này nằm trên mặt móng kết tinh của vùng nghiên cứu.
Kết quả phân tích về chỉ số cấu trúc cho thấy chỉ có một nguồn dị thường có dạng hình cầu ở vị trí km thứ 83 (kinh độ 1050 35’Đ và vĩ độ 100 37’B) trên tuyến Hà Tiên – Đồng Tháp, còn các nguồn dị thường khác đều có dạng đứt gãy, vỉa hoặc hình trụ; điều này phù hợp cho các vật thể có từ tính. Phần lớn các dị thường được phân tích trên sáu tuyến đo đều đã được phát hiện trên các khu vực có dị thường lớn dựa theo công trình nghiên cứu của Đặng Văn Liệt [4] ngoại trừ hai dị thường ở km 135 ; 165 ở An Giang và dị thường ở km 18 ở Hà Tiên. Việc phân tích sáu tuyến đo
trên bằng wavelet Poisson của Moreau cũng cho kết quả tương tự như kết quả của chúng tôi.
Các kết quả trên góp phần cung cấp những thông tin hữu ích cho các nhà Địa Vật lý, các nhà Địa chất và các nhà Môi trường khi tiến hành các nghiên cứu có liên quan đến cấu trúc địa chất của Nam bộ.
3- Hướng phát triển
Qua việc phân tích tài liệu từ trên các tuyến ở Nam bộ, chúng tôi định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo như sau.
1- Kết hợp phép biến đổi wavelet rời rạc DWT và phép biến đổi wavelet liên tục CWT trong việc phân tích tài liệu từ. Cụ thể là sử dụng phép biến đổi wavelet rời rạc để lọc nhiễu và tách trường sau đó áp dụng việc phân tích định lượng bằng hàm wavelet Poisson – Hardy được chúng tôi xây dựng trong luận án này.
2- Tổng hợp những phân tích tài liệu từ, tài liệu trọng lực, các tài liệu Địa Vật lý khác và các tài liệu Địa chất để có những kết luận chính xác hơn về các vị trí,
độ sâu và hình dạng của các nguồn dị thường được phân tích trên các tuyến đo ở