Đứt gãy Sông Hậu, Sông Tiền (F2a – F2b)

Một phần của tài liệu TOÀN văn phân tích tài liệu từ ở nam bộ bằng phép biến đổi wavelet (Trang 127 - 128)

VI TRI (km)G

PHÂN TÍCH TÀI LIỆU TỪ Ở NAM BỘ

5.2.1.3- Đứt gãy Sông Hậu, Sông Tiền (F2a – F2b)

Hai đứt gãy này nằm dọc theo Sông Hậu và sông Tiền (sông Cổ Chiên) trong

đó đứt gãy Sông Hậu là đứt gãy chính. Độ rộng toàn bộ có thểđạt tới 300km, kéo dài trên 1000km. Trong vùng nghiên cứu, đứt gãy Sông Hậu chỉ kéo dài 350km, là

ranh giới giữa phụ đới Cà Mau và phụđới Bến Tre. Độ sâu ảnh hưởng của đứt gãy có thểđạt tới 50km – 60km (xuyên qua vỏ) và cắm về phía Đông Bắc với góc cắm 750 – 800. Dọc theo đứt gãy có phát hiện nước nóng, nước khoáng ở Cái Vồn (37,50C), Cầu Kè (310C), Mỹ Thới (360C). Cực đại động đất quan sát được dọc theo

đứt gãy Sông Hậu có biên độ nhỏ hơn 5,00 Richter.

5.2.1.4- Đứt gãy sông Vàm Cỏ Tây (Mộc Hoá – Gò Công) (F3)

Đứt gãy này có hướng cắm về phía Đông Bắc và là đứt gãy trượt bằng trái trong Kainozoi muộn nhưng sau đó là đứt gãy trượt bằng phải trong Kainozoi sớm.

5.2.1.5- Đứt gãy Vàm CỏĐông – Sài Gòn( F4)

Đứt gãy Vàm CỏĐông – Sài Gòn kéo dài 285km, gồm ba đứt gãy chính: đứt gãy Vàm CỏĐông, đứt gãy sông Sài Gòn, đứt gãy Bến Cát – Phú Mỹ chạy dọc theo sông Vàm Cỏ Đông, sông Sài Gòn và sông Đồng Nai tạo nên địa hình dạng bậc thấp dần hướng từĐông Bắc về phía Tây Nam.

Đứt gãy Vàm Cỏ Đông có thể đạt tới độ sâu ảnh hưởng đứt gãy là 30 – 35km, mặt trượt đứt gãy cắm về phía Tây Nam với góc dốc 700 – 750. Có sự hoạt

động nước nóng ở Phú Hiệp (600C) và Tân Mỹ (300C), chưa có biểu hiện của động

đất.

Đứt gãy sông Sài Gòn có độ sâu ảnh hưởng khoảng 20km. Mặt đứt gãy cắm về phía Tây Nam với góc dốc 400 – 500. Các đá xâm nhập, phun trào lộ ra ở núi Bà

Đen, Châu Thới, Vũng Tàu bị nứt nẻ mạnh theo phương Tây Bắc – Đông Nam. Chưa có biểu hiện động đất.

Một phần của tài liệu TOÀN văn phân tích tài liệu từ ở nam bộ bằng phép biến đổi wavelet (Trang 127 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)