Kết quả phân tích trên tuyến Hà Tiên – Đồng Tháp

Một phần của tài liệu TOÀN văn phân tích tài liệu từ ở nam bộ bằng phép biến đổi wavelet (Trang 169 - 172)

VI TRI (km) DI THUONG TU O km 202 (nT)

4 CUONG DO TRUONG TU TONGHOP

5.2.6.3- Kết quả phân tích trên tuyến Hà Tiên – Đồng Tháp

Bảng 5.6 là kết quả tính vị trí, độ sâu và chỉ số cấu trúc của các nguồn dị

thường trên tuyến Hà Tiên – Đồng Tháp; trong đó, có kết quả phân tích bằng wavelet Poisson của Moreau.

Bảng 5.6: Vị trí, độ sâu và chỉ số cấu trúc của các nguồn dị thường trên tuyến Hà Tiên – Đồng Tháp

Phương pháp sử dụng wavelet Poisson – Hardy Vị trí nguồn dị thường (ở km thứ) 18 83 Kinh độλ và vĩđộϕ 105 0 02’Đ, 100 20’B 105 0 35’Đ, 100 37’B Độ sâu tính từ mặt đất (km) 3,7 3,7 Chỉ số cấu trúc N 2 3 Dạng hình học tương ứng Hình trụ ngang/ thẳng đứng Hình cầu Phương pháp sử dụng wavelet Poisson (Moreau)

Vị trí nguồn dị thường (ở km thứ) 18 83,2 Độ sâu tính từ mặt đất (km) 3,7 3,7 Chỉ số cấu trúc N 2 3 Dạng hình học tương ứng Hình trụ ngang/ thẳng đứng Hình cầu

Nhận xét: Trên tuyến này có nguồn dị thường ở km 83 theo phân tích chỉ

số cấu trúc, có dạng hình cầu và các đường đẳng pha của biến đổi wavelet Poisson – Hardy thẳng, không bị cong ở các tỉ lệ lớn. Trong hai nguồn dị thường nêu trên, chỉ

có dị thường ở km 83 (hình cầu) đã được phát hiện trên các khu vực có dị thường lớn ở Đồng Tháp như phân tích ở phần 5.2. Dị thường ở km 18 chưa được phát hiện trong các tài liệu trước đây.

Nhận xét về kết quả phân tích

Từ kết quả phân tích sáu tuyến đo ở Nam bộ, chúng tôi rút ra một số vấn đề

như sau:

1- Các nguồn dị thường được phân tích trên sáu tuyến đo có độ sâu nằm trong giới hạn từ 0,2km cho đến 4,3km, trong đó, độ sâu bé nhất (0,2km) gây ra bởi dị thường ở km 80 (kinh độ 1050 26’Đ và vĩ độ 90 12’B) trên tuyến Cà Mau – Trà

Vinh; độ sâu lớn nhất (4,3km) gây ra dị thường ở km 102 (kinh độ 1050 05’Đ và vĩ độ 100 10’B) trên tuyến Sóc Trăng – Long An. Đa số các nguồn dị thường có độ sâu nằm trong khoảng 1,5 – 2,7km và phần lớn đều đã được phát hiện trên các khu vực có dị thường lớn ngoại trừ hai dị thường ở km 135 ; 165 ở An Giang và dị thường ở

km 18 ở Hà Tiên.

2- Các kết quả phân tích bằng wavelet Poisson của Moreau cũng cho kết quả

tương tự như kết quả phân tích bằng wavelet Poisson – Hardy do chúng tôi đề nghị. 3- Với các nguồn dị thường nằm sâu (3 – 4,3km) các đường đẳng pha của biến đổi wavelet Poisson – Hardy có khuynh hướng bị bẻ cong tại các tỉ lệ s nhỏ,

điều này có thể do tác động của những nguồn dị thường nhỏ hơn nằm gần mặt đất. 4- Trên tuyến Trà Vinh – Đồng Tháp, có ba nguồn dị thường với cùng chỉ số

cấu trúc là 1 (dạng vỉa) phân bố khá đều nhau (ở vị trí km 88, 118, 145) cho thấy có khả năng trên tuyến này đã có sự hình thành nhiều nguồn dị thường đồng dạng.

5- Nguồn dị thường có chỉ số cấu trúc là 3 (dạng hình cầu) chỉ phát hiện duy nhất ở vị trí km 83 (kinh độ 1050 35’Đ và vĩ độ 100 37’B) trên tuyến Hà Tiên –

Đồng Tháp. Điều này cho thấy đa số các nguồn dị thường ở khu vực Nam bộ

thường có dạng đứt gãy, hình trụ hoặc vỉa.

6- Dù rằng chúng tôi đã chọn các tuyến đo có các nguồn dị thường khá xa nhau nhưng trong vùng không gian lận cận của từng nguồn dị thường có thể tồn tại các nguồn dị thường khác làm ảnh hưởng lên các dị thường trên các tuyến nên việc phân tích đôi khi gặp khó khăn nhất là những dị thường nằm gần nhau.

5.5- KẾT LUẬN

Trong chương này chúng tôi đã mô tả tóm lược về các đứt gãy ở Nam bộ

cùng với đặc điểm các dị thường từ trong vùng nghiên cứu. Chúng tôi trình bày chi tiết về phương pháp tính dị thường trên các tuyến. Sử dụng biến đổi wavelet trên gradien của dị thường từ với hàm wavelet Poisson – Hardy, chúng tôi đã phân tích

định lượng các dị thường trên sáu tuyến đo để xác định vị trí độ sâu và dạng hình học của các nguồn dị thường từđó rút ra một số nhận xét về các tính chất của các nguồn dị thường trong vùng phân tích.

KẾT LUẬN

Luận án đạt được những kết quả sau đây.

Một phần của tài liệu TOÀN văn phân tích tài liệu từ ở nam bộ bằng phép biến đổi wavelet (Trang 169 - 172)