Mô hình bố n Phuy sắt và bình ga đặt thẳng đứng

Một phần của tài liệu TOÀN văn phân tích tài liệu từ ở nam bộ bằng phép biến đổi wavelet (Trang 121 - 124)

VI TRI (km)G

4.4.4- Mô hình bố n Phuy sắt và bình ga đặt thẳng đứng

4.4.4.1- Cường độ dị thường từ và gradien ngang

Phuy sắt và bình ga đặt thẳng đứng cách nhau 6,5m, mặt trên của bình ga đặt cao hơn mặt trên của thùng phuy là 0,5m; sensor được đặt ở độ cao 2m so với mặt trên của phuy sắt. Vậy vị trí của phuy sắt trên tuyến đo là (x =12,5m , z = 2m), vị trí của bình ga trên tuyến đo là (x = 6m , z = 1,5m).

Hình 4.33 là cường độ dị thường từ của phuy sắt và bình ga đặt thẳng đứng, đường biểu diễn là hai hình đối xứng tâm như đồ thị hình 4.22 (phuy sắt đặt thẳng đứng) nối tiếp nhau. Hình thứ nhất có cực đại là 810nT và cực tiểu là –270 nT, tâm ở vị trí x = 6,0m là dị thường của bình ga. Hình thứ hai có cực đại là 690nT và cực tiểu là –240nT, tâm ở vị trí x = 12,5m là dị thường của thùng phuy.

Hình 4.33: Cường độ dị thường từ của phuy sắt và bình ga đặt thẳng đứng 0 5 10 15 20 -400 -200 0 200 400 600 800 1000 DI THUONG TU (nT) VI TRI (m)

Hình 4.34 là gradien ngang của dị thường từ của mô hình, nó có dạng ghép đôi của hai đồ thị gradien ngang của dị thường đã xuất hiện ở hình 4.23 (phuy sắt đặt thẳng đứng). Nhánh bên trái của đồ thị có cực đại 1520 nT/m, ở vị trí x = 6m, đây là gradien ngang của bình ga. Nhánh bên phải của đồ thị có cực đại 1010 nT/m, ở vị trí x = 12,5m, đây là gradien ngang của thùng phuy. Nhánh bên trái có biên độ lớn hơn nhánh bên phải.

Hình 4.34: Gradien ngang của dị thường từ do phuy sắt và bình ga đặt thẳng đứng 0 5 10 15 20 -1000 -500 0 500 1000 1500 2000

GRADIEN NGANG DI THUONG TU (nT/m)

VI TRI (m)

4.4.4.2- Kết quả phân tích

Để xác định vị trí ngang và độ sâu của nguồn chúng tôi lấy biến đổi wavelet Poisson – Hardy của gradien ngang của dị thường của phuy sắt và bình ga đặt thẳng đứng.

Hình 4.35: Pha của biến đổi wavelet Poisson – Hardy trên gradien ngang của dị thường từ với nguồn trường là phuy sắt và bình ga đặt thẳng đứng

Kết quả: (x = 12,5m, z = 2m) và (x = 6m, z = 1,5m) (phù hợp với vị trí của mô hình)

DANG PHA CUA BIEN DOI WAVELET POISSON HARDY

VI TRI (m)TI TI LE (s ) 2.5 5 7.5 10 12.5 15 17.5 20 22.5 -4 -2 0 2 4 6 8

Hình 4.35 là pha của biến đổi wavelet Poisson – Hardy trên gradien ngang của mô hình thùng phuy và bình ga đặt thẳng đứng; các đường đẳng pha hội tụ về vị

trí của nguồn là phuy sắt (x = 12,5m và z = 2m) và của nguồn là bình ga (x = 6m và z = 1,5m); kết quả phân tích phù hợp với vị trí của mô hình thực nghiệm.

Việc tính chỉ số cấu trúc đối với nguồn dị thường của thùng phuy và bình ga cho kết quả tính toán tương tự kết quả các phần 4.3.2.2 và 4.3.3.2 nên chúng tôi không trình bày lại ởđây.

Các thí nghiệm cũng được thực hiện với khoảng cách giữa thùng phuy và bình ga nhỏ hơn 5m, việc phân tích vị trí và độ sâu cho kết quả không chính xác vì có hiện tượng giao thoa giữa hai dị thường. Khi khoảng cách thu nhỏ còn 3m thì không thể phân tích được.

Tóm lại, qua các kết quả phân tích trên mô hình lý thuyết và mô hình thực nghiệm cho thấy phương pháp sử dụng wavelet Poisson – Hardy cho kết quả tốt với các dị thường đơn. Với các dị thường tạo ra do sự chồng chập bởi nhiều nguồn gần nhau, việc phân tích bị giới hạn.

4.5- KẾT LUẬN

Trong chương này, chúng tôi đã áp dụng phương pháp MED sử dụng hàm wavelet Poisson – Hardy và qui trình tính chỉ số cấu trúc sử dụng hàm wavelet là phần thực của wavelet Poisson – Hardy để phân tích một số mô hình toán (lý thuyết) và mô hình thực nghiệm, để minh chứng tính chính xác của phương pháp phân tích định lượng về xác định vị trí ngang, độ sâu và chỉ số cấu trúc của nguồn dị thường với hàm wavelet do chúng tôi đề nghị. Các kết quả phân tích trên các mô hình khẳng định độ tin cậy của phương pháp.Từ cơ sở trên, trong chương tiếp theo, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích tài liệu từ trên các tuyến đo của Nam bộ – đặc biệt là vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

Chương 5

Một phần của tài liệu TOÀN văn phân tích tài liệu từ ở nam bộ bằng phép biến đổi wavelet (Trang 121 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)