Việc lựa chọn thức ăn cho cá chép, trắm cỏ nuôi lồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Hình thức nuôi - Mật độ cá nuôi - Đối tượng cá nuôi - Giai đoạn nuôi.
Mỗi loại thức ăn đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, tùy theo hình thức nuôi, giai đoạn phát triển của cá và điều kiện của từng hộ gia đình mà lựa chọn loại thức ăn cho phù hợp. Có thể lựa chọn thức ăn xanh, thức ăn tự chế biến, thức ăn
công nghiệp để nuôi cá trắm cỏ; thức ăn tự chế biến và thức ăn công nghiệp để nuôi cá chép.
2.1. Thức ăn xanh
- Là các loại thực vật thượng đẳng thân mềm ở trên cạn và dưới nước đảm bảo yêu cầu không đắng, không độc đối với cá
- Trong khi nuôi cá tùy theo điều kiện thực tiễn người nuôi có thể lựa chọn loại thức ăn cho phù hợp
+ Những khu vực có diện tích đất trống nên chủ động trồng các loại cỏ làm thức ăn cho cá, việc trồng cỏ sẽ chủ động nguồn thức ăn chất lượng tốt
Hình 3.3.3: Cỏ voi Hình 3.3.4: Cỏ ghi nê
+ Những vùng có diện tích mặt nước lớn (hồ tự nhiên, hồ chứa) nguồn thực vật thủy sinh nhiều có thể tận dụng vớt các loại thực vật thủy sinh làm thức ăn cho cá
2.2. Thức ăn chế biến
Thức ăn tự chế được làm từ những nguyên liệu sẵn có của địa phương để phối chế thành thức ăn cho cá. Thức ăn tự chế thay đổi theo mùa vụ của nguyên liệu để phong phú thức ăn và giảm giá thành. Các nguyên liệu cần được tính toán hợp lý đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng quan trọng nhất là đạm theo nhu cầu của cá chép, trắm cỏ. Các nguyên liệu được nghiền nhỏ, trộn đều với các chất kết dính như bột gòn, nấu chín để vo lại thành nắm hoặc qua máy đùn viên.
Chú ý: Không nên cho cá ăn dạng bột vì thức ăn bị tan vào trong nước vừa lãng phí vừa làm bẩn môi trường nước khu vực nuôi.
Hiện nay thức ăn tự chế đang được sử dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản, độ ẩm thường cao hơn 40%, thành phần nguyên liệu chính là tép, cá tạp, phụ phẩm của nhà máy chế biến thủy sản, các sản phẩm phụ nông nghiệp như tấm, cám, khoai củ, bắp… Ngoài ra, cần bổ sung thêm premix khoáng, vitamin. Tỷ lệ phối chế thức ăn biến động tùy theo khả năng của nông hộ, mùa vụ của nguyên liệu và cả giá thành của sản phẩm.
Ưu điểm của thức ăn tự chế: - Sẵn có, ngon miệng;
- Có thể chế biến tại chỗ, giá thành thấp;
- Phù hợp với đa số các mô hình nuôi cá mật độ thấp. Nhược điểm của thức ăn tự chế:
- Hiệu quả sử dụng thức ăn thấp do tan nhanh trong môi trường nước; - Khó kiểm soát nguồn gốc thức ăn, mang nhiều mầm bệnh;
- Giá trị dinh dưỡng không ổn định; - Thời gian bảo quản ngắn.
2.3. Thức ăn công nghiệp
Hiện nay trên thị trường không có loại thức ăn công nghiệp dành riêng cho cá chép, trắm cỏ. Vì vậy người nuôi cá có thể các loại thức ăn viên công nghiệp dành cho cá các loại có vẩy để nuôi cá chép, trắm cỏ trong lồng bè, vẫn đảm bảo yêu cầu dinh dưỡng và giá thành sản phẩm.
2.3.1. Yêu cầu của thức ăn hỗn hợp dạng viên
Thức ăn công nghiệp là thức ăn khô ép viên nổi do các nhà máy chế biến theo dây chuyền công nghiệp. Thức ăn công nghiệp có một số yêu cầu về chất lượng như sau:
- Độ bền trong nước hơn 1 giờ, làm giảm tỷ lệ hao hụt do tan trong nước sẽ giảm được chi phí thức ăn và ít gây ô nhiễm môi trường;
- Phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của từng giai đoạn phát triển của cơ thể; - Thức ăn viên dạng nổi nhiều kích cỡ khác nhau phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cá, đường kính từ 1-6mm;
- Bao bì đảm bảo an toàn, các thông tin ghi trên bao bì phải rõ ràng, đầy đủ; Thức ăn viên phù hợp sẽ góp phần quan trọng quyết định sự tăng trưởng của cá nuôi, đến hiệu quả kinh tế của trại nuôi. Do đó, cần chọn lựa thương hiệu thức ăn có uy tín trên thị trường.
Theo tiêu chuẩn Quốc Gia (TCVN: 2012) quy định về thức ăn hỗn hợp dạng viên cho cá có vẩy theo bảng 3.3.1; 3.3.2 và 3.3.3 sau đây:
Bảng 3.3.1: Thức ăn hỗn hợp dạng viên sử dụng cho các giai đoạn của cá
Số hiệu thức ăn Số 1 Số 2 Số 3 Số 4 Số 5 Số 6 Sử dụng cho cỡ cá có khối lượng: nhỏ hơn 5,0 g/con Sử dụng cho cỡ cá có khối lượng từ: 5,0g/con đến 10,0 g/con Sử dụng cho cỡ cá có khối lượng lớn hơn: 10,0g/con đến 20,0g/con Sử dụng cho cỡ cá có khối lượng lớn hơn 20,0 g/con đến 200,0 g/con Sử dụng cho cỡ cá có khối lượng lớn hơn 200,0 g/con đến 500,0 g/con Sử dụng cho cỡ cá có khối lượng: lớn hơn 500,0 g/con Bảng 3.3.2: Chỉ tiêu cảm quan của thức ăn viên
STT Chỉ tiêu Yêu cầu
1 Hình dạng bên ngoài Viên hình trụ, hình tròn hoặc mảnh đều nhau, bề mặt mịn, kích cỡ theo đúng số hiệu của từng loại thức ăn quy định trong Bảng 4.3.2
2 Màu sắc Đặc trưng của nguyên liệu phối chế
3 Mùi vị Đặc trưng của nguyên liệu phối chế, không có mùi mốc và mùi lạ khác
- Chỉ tiêu lý, hóa: Thức ăn viên cho cá phải theo đúng mức được quy định trong bảng 3.3.3.
Bảng 3.3.3: Chỉ tiêu lý, hóa của thức ăn viên STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Loại thức ăn Số 1 Số 2 Số 3 Số 4 Số 5 Số 6 1 Kích cỡ Đường kính mặt cắt
ngang, không lớn hơn mm 1,0 1,5 2,0 3,0 4,0 6 Chiều dài so với
đường kính viên, nằm trong khoảng Lần 1-1,5 2 Tỉ lệ vụn nát không lớn hơn % 1 3 Độ bền trong nước không nhỏ hơn phút 60
4 Năng lượng thô không nhỏ hơn
Kca/K
g 3200 3000 2860 2800 2750 2700
5 Độ ẩm không lớn hơn % 11
6 Hàm lượng protein
thô, không nhỏ hơn % 40 35 30 27 25 20 7 Hàm lượng lipid thô
không nhỏ hơn % 6 6 5 5 4 4
8 Hàm lượng xơ thô
không lớn hơn % 5 5 6 6 7 7
9 Hàm lượng tro không
lớn hơn % 14
10 Cát sạn (tro không hòa tan trong HCL 10%) không lớn hơn
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Loại thức ăn Số 1 Số 2 Số 3 Số 4 Số 5 Số 6 11 Hàm lượng canxi không lớn hơn 2,5 12 Tỷ lệ canxi/phospho, nằm trong khoảng Lần 1-1,5 13 Hàm lượng natri clorua, không lớn hơn
% 1,5 14 Hàm lượng lyzin không nhỏ hơn % 1,7 1,6 1,4 1,3 1,1 0,9 15 Hàm lượng methionin không nhỏ hơn % 1,0 0,9 0,8 0,7 0,6 0,5
Các chỉ tiêu vi sinh, hóa chất, kháng sinh của thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng viên cho cá phải đúng yêu cầu được quy định trong Bảng 4.3.5.
Bảng 3.3.4: Chỉ tiêu vi sinh và hóa chất kháng sinh của thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng viên cho cá có vẩy
STT Chỉ tiêu Yêu cầu
1 Côn trùng sống Không cho phép
2 Vi khuẩn gây bệnh (Salmonella) Không cho phép 3 Nấm mốc độc (Aspergillus flavus) Không cho phép
4 Aflatoxin B1 ≤ 10ppb
5 Melamin ≤ 2,5ppm
6 Các loại kháng sinh và hóa chất đã bị cấm sử dụng theo các quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Không cho phép
2.3.2. Kiểm tra thức ăn
- Mục đích của việc kiểm tra thức ăn là để biết thức ăn có đảm bảo yêu cầu hay không.
- Các chỉ tiêu cần kiểm tra là: Độ bền của viên thức ăn, kích cỡ, màu sắc, mùi vị viên thức ăn và tỷ lệ vụn nát.
- Từ kết quả thu được sẽ so sánh với tiêu chuẩn của thức ăn cá chép, cá trắm cỏ để đánh giá chất lượng thức ăn đó bằng phương pháp cảm quan.
* Chỉ tiêu kiểm tra bao bì, ghi nhãn trên bao bì thức ăn:
- Thức ăn phải có nhãn hiệu, thành phần dinh dưỡng rõ ràng và còn hạn sử dụng;
- Thức ăn phải được đóng gói trong các loại bao PE, PP hoặc bao giấy 3 lớp; - Bao đựng thức ăn phải bền, kín, không rách, đã được khử trùng;
- Trên bao bì thức ăn ghi đầy đủ các thông tin sau: + Tên hàng hoá;
+ Tên và địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
+ Khối lượng hàng hóa;
+ Thành phần nguyên liệu chính;
+ Hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng (lượng cho ăn, số lần cho ăn, và cách theo dõi lượng thức ăn
hàng ngày); Hình 3.3.7: Bảng hướng dẫn trên bao bì + Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu (hàm lượng protein thô, chất béo, độ ẩm, chất xơ thô, hàm lượng khoáng ...);
+ Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng và thời hạn bảo quản; + Xuất xứ của hàng hoá (đối với thức ăn được nhập khẩu).
Ngoài các nội dung bắt buộc, trên nhãn phải ghi thêm các nội dung sau: + Cam kết: Thức ăn không chứa các chất bị cấm sử dụng theo quy định
+ Số hiệu tiêu chuẩn đăng ký chất lượng của thức ăn (cấp cơ sở hoặc cấp ngành);
* Kiểm tra viên thức ăn - Lấy mẫu
+ Lấy ngẫu nhiên 3 bao thức ăn ở 3 vị trí khác nhau của lô hàng. Mỗi bao lấy 3 mẫu thức ăn ở 3 vị trí, mỗi mẫu khoảng 50 - 100g/mẫu
+ Trộn các mẫu lại thành mẫu thức ăn chung;
+ Lấy từ mẫu thức ăn chung ra các mẫu thử để kiểm tra một số chỉ tiêu. - Kiểm tra độ bền của thức ăn
viên trong nước Dụng cụ thử:
+ Ly thủy tinh hoặc lọ nhựa không màu dùng để đựng nước ngâm thức ăn;
+ Đũa dùng để khuấy thức ăn.
Hình 3.3.8: Dụng cụ kiểm tra thức ăn Cách thử độ bền:
+ Lấy khoảng 5g thức ăn viên cho vào cốc thủy tinh có chứa khoảng 100ml nước, để yên trong vài phút;
Hình 3.3.9: Cho thức ăn vào ly + Sau đó, cứ khoảng 15 phút
dùng đũa thủy tinh khuấy nhẹ một vòng rồi quan sát;
+ Nếu hầu hết các viên thức ăn vẫn còn giữ nguyên hình dạng và có thể cầm nhẹ lên mà không bị vỡ nát là thức ăn chưa bị rã;
Hình 3.3.11: Cầm thử thức ăn + Nếu sau 1 giờ quan sát thức
ăn vẫn còn giữ nguyên hình dạng là thức ăn đảm bảo yêu cầu;
Hình 3.3.12: Thức ăn chưa rã + Nếu nhỏ hơn 1 giờ quan sát
thức ăn bị tan rã, không còn giữ nguyên hình dạng là thức ăn không đảm bảo yêu cầu.
- Kiểm tra cảm quan:
+ Lấy khoảng 50-100g thức ăn viên từ mẫu chung cho vào đĩa thủy tinh trắng trong hoặc đĩa sứ trắng;
+ Đưa đĩa thức ăn ra nơi có đầy đủ ánh sáng tự nhiên để quan sát hình dạng, màu sắc viên thức ăn.
Hình 3.3.14: Kiểm tra cảm quan - Chỉ tiêu hình dạng: đồng nhất, bề mặt trơn mịn
- Màu sắc: nâu vàng đến nâu đồng nhất
- Mùi vị: mùi đặc trưng của nguyên liệu phối chế, không có mùi ẩm mốc hoặc mùi lạ.
- Đo kích cỡ: Đường kính và chiều dài viên thức ăn được đo bằng thước kẹp, các chỉ tiêu chiều dài và đường kính đúng với mã thức ăn ghi trên bao bì.
Hình 3.3.15: Đo thức ăn viên - Kiểm tra tỷ lệ vụn nát:
- Thực hiện bằng phương pháp sàng
- Tỷ lệ vụn nát của thức ăn viên được tính theo công thức:
Tỷ lệ vụn nát (%) =
(Khối lượng thức ăn vụn ) x 100 (Khối lượng mẫu thức ăn)
- Kết quả kiểm tra tỷ lệ vụn nát của thức ăn phải đạt yêu cầu là không lớn hơn 1% (bảng 3.3.3).