Cất trữ hay bảo quản thức ăn đúng cách nghĩa là làm chống lại các tác nhân như nhiệt độ, độ ẩm không khí, vi khuẩn, sự tấn công của côn trùng và các loại gặm nhấm.
Hình 3.3.34: A- Bảo quản thức ăn không đúng phương pháp B- Bảo quản thức ăn đúng phương pháp
Nguyên tắc bảo quản thức ăn:
A
- Thức ăn được bảo quản tuỳ thuộc vào từng loại thức ăn, không được để dưới nền sàn nhà hay dựa vào tường.
- Việc bảo quản cần thiết 100% không chạm đến nước, vật liệu bảo quản phải được chống ẩm.
- Nguyên vật liệu dùng trong sản xuất thức ăn tuỳ thuộc vào tính chất mà bảo quản và sử dụng vào sản xuất sớm nhất khi có thể.
- Các vật liệu bảo quản nhiều cần hạn chế sự phá hoại của nấm mốc và côn trùng.
- Sự thông thoát hợp lí trong bảo quản sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
- Luôn chú ý rằng, sự bảo quản sẽ không làm tăng chất lượng của sản phẩm mà chỉ làm chậm đi sự giảm phẩm chất của sản phẩm.
* Đối với nguyên liệu và thức ăn khô:
- Kho bãi phải sạch khô, an toàn, thoáng mát.
- Trên bao bì phải có nhãn ghi đầy đủ các thành phần nguyên liệu và thành phần dinh dưỡng của thức ăn, loại thức ăn, ngày sản xuất.
- Các bao thức ăn phải đặt trên kệ cao từ 12-15 cm so với nền kho, mỗi một dãy không xếp qua 6 bao theo chiều cao để tránh côn trùng, nấm mốc xâm nhập từ nền kho.
- Thức ăn khô chỉ sử dụng trong thời gian 3 tháng kể từ ngày sản xuất, thức ăn nhập trước thì sử dụng trước tránh lãng phí.
- Không giẫm đạp lên các bao thức ăn. * Đối với thức ăn dạng ướt hoặc ẩm
- Đối với thức ăn là cá tạp nên sử dụng khi cá còn tươi; để tránh ươn, thối có thể cấp đông.
- Giữ dầu hoặc mỡ trong các chai, lọ sẫm màu để tránh oxy hoá, hoặc cất giữ trong các kho lạnh, tủ lạnh. Duy trì nhiệt độ trong kho nhỏ hơn 10oC.
- Để vitamin trong thức ăn không bị phá huỷ hoặc hàm lượng vitamin không giảm trong quá trình cất giữ, thức ăn phải cất giữ trong các kho lạnh hoặc tủ lạnh.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi:
1.1. Câu hỏi 1: Trình bày phương pháp lựa chọn thức ăn công nghiệp cho cá chép, cá trắm cỏ?
1.2. Câu hỏi 2: Trình bày quy trình chế biến thức ăn cho cá? 2. Bài tập thực hành:
2.1. Bài tập thực hành 1. Thực hành đánh giá chất lượng bằng cảm quan thức ăn công nghiệp cho cá chép, trắm cỏ
2.2. Bài tập thực hành 2: Chế biến 10 kg thức ăn tự chế cho cá
C. Ghi nhớ:
- Cân nguyên liệu để chế biến thức ăn phải chính xác; - Trộn thức ăn phải đều;
- Nguyên liệu sử dụng trong chế biến thức ăn phải đảm bảo chất lượng, không nấm mốc, không chứa các loại hóa chất hay thuốc kháng sinh đã bị cấm;
- Khi chọn thức ăn công nghiệp phải phù hợp với giai đoạn phát triển của cá;
Bài 04. Cho cá ăn Mã bài: MĐ 03-04
Mục tiêu:
- Tính được lượng thức ăn cho cá mỗi ngày; - Thực hiện cho cá ăn theo 4 định;
- Kiểm tra sau khi cho cá ăn để điều chỉnh thức ăn.
A. Nội dung