Chế biến thức ăn

Một phần của tài liệu giáo trình chăm sóc cá nuôi nghề nuôi cá lồng bè nước ngọt (Trang 41 - 52)

3.1. Chọn nguyên liệu

- Chất lượng nguyên liệu là vấn đề then chốt trong thức ăn thủy sản.

- Lựa chọn nguyên liệu thích hợp để phối chế thức ăn cho động vật thủy sản cần phải hội đủ hai điều kiện cơ bản là chất lượng và giá thành.

Hình 3.3.16: Một số loại nguyên liệu sử dụng sản xuất thức ăn

Căn cứ vào thành phần dinh dưỡng, nguyên liệu được chia thành 2 nhóm cơ bản:

+ Nguyên liệu cung cấp chất đạm + Nguyên liệu cung cấp năng lượng

Tuy theo điều kiện thực tế, người nuôi cá có thể lựa chọn một số dạng nguyên liệu sau đây để chế biến thức ăn cho cá:

3.1.1. Nguyên liệu cung cấp chất đạm

- Trong chế biến thức ăn cho cá, nguồn nguyên liệu cung cấp chất đạm luôn là yếu tố được quan tâm đầu tiên.

- Nguyên liệu cung cấp đạm có hàm lượng đạm lớn hơn 20%, được chia làm hai nhóm phụ thuộc vào nguồn gốc: đạm động vật và đạm thực vật.

Nguồn đạm động vật thường được động vật thủy sản sử dụng hiệu quả hơn nguồn đạm thực vật.

* Bột cá:

- Bột cá là nguồn cung cấp đạm tốt nhất. Bột cá có hàm lượng đạm cao, trung bình từ 45- 60%, có loại hơn 70% và chủ yếu được làm từ cá biển.

- Bột cá làm cho thức có mùi hấp dẫn và kích thích cá sử dụng thức ăn. - Hàm lượng khoáng lớn hơn 16%.

- Trong chế biến thức ăn cho cá chỉ sử dụng bột cá nhạt (độ mặn dưới 5 %). - Giá thành cao và nguồn nguyên liệu rất biến động.

- Chất lượng bột cá phụ thuộc vào loài, độ tươi của nguyên liệu tươi, phương thức chế biến và bảo quản.

Hình 3.3.17: Bột cá

Bảng 3.3.5: Thành phần dinh dưỡng của một số loại bột cá Tỷ lệ (%)

Nguồn bột cá Đạm Mỡ Khoáng Xơ Độ ẩm

Cá Anchovy 65 9 16 - 10 Cá trích 72,7 9,1 10,1 - 8,1 Cá mòi 62,6 10,1 19,2 0,7 8,1 Cá trắng 65 5 20 - 10 Bột cá Peru 66,9 0,67 15,2 0,13 8,7 Bột cá Kiên giang 59,2 8,24 24,5 0,12 8,2

* Bột thịt:

- Bột thịt có hàm lượng đạm cao tương đương bột cá (50-60%), tuy nhiên giá trị tiêu hóa đạm của bột thịt thấp hơn so với bột cá (trong thành phần đạm của bột thịt có nhiều loại đạm khó tiêu hóa)

- Bột thịt thường được chế biến từ sản phẩm của lò mổ, bao gồm: ruột già, gân, móng, thức ăn trong dạ dày và lông.

- Hàm lượng can xi <3%.

- Hàm lượng đạm phụ thuộc vào chất lượng, nguồn gốc nguyên liệu chế biến

Hình 3.3.18: Bột thịt * Giun và bột giun:

- Đây là nguồn thức ăn cao đạm dễ tiêu hoá và hấp thu. - Có thể sử dụng trực tiếp giun tươi để làm thức ăn cho cá.

- Ốc bươu vàng: thịt ốc có thể cho ăn sống hoặc hấp chín bằng hơi nước, phơi khô và nghiền thành bột để sản xuất thức ăn tự chế.

Hình 3.3.21: Ốc bươu vàng - Động vật thủy sản tạp

Hình 3.3.22: Tép (ruốc) Hình 3.3.23: Cá tạp Bảng 3.3.6: Thành phần dinh dưỡng một số nguồn đạm động vật Tỷ lệ (%)

Nguồn Chất khô Đạm Chất béo Xơ Muối khoáng

Bột lông vũ 93 83,3 5,4 1,2 2,9

Bột đầu tôm 88 39,5 3,2 12,8 27,2

Bột máu 93 93 1,4 1,1 7,1

3.1.1.2. Nhóm đạm thực vật:

Nguồn cung cấp đạm thực vật quan trọng là những hạt có dầu như đậu nành, đậu phộng (lạc), hạt bông vải…

Nhóm đạm thực vật hiện nay được sử dụng trong thức ăn cho cá với mục đích thay thế nguồn đạm bột cá, nhằm giảm giá thành thức ăn.

* Bột đậu tương (đậu nành):

- Bột đậu tương là nguồn đạm thực vật thay thế cho bột cá tốt nhất.

- Chủ yếu sử dụng bột đậu tương đã tách chất béo có hàm lượng đạm khoảng 47-50%, mỡ không quá 2%.

Hình 3.3.24: Đậu tương và khô dầu đậu tương * Bánh dầu đậu phộng (lạc):

- Bánh dầu đậu phộng là phụ phẩm của quá trình ép dầu.

- Hàm lượng đạm của bánh dầu đậu phộng khoảng 45%.

- Hàm lượng chất béo khoảng 2% (ép công nghiệp ), 8-10% (ép thủ công).

- Bánh dầu đậu phộng dễ bị nấm

* Bánh dầu bông vải:

- Hàm lượng đạm 40 - 50%, hàm lượng mỡ 4 - 5%, hàm lượng xơ khá cao (>12%).

- Giàu vitamin B1.

- Chứa 0,03 - 0,2% chất ức chế hoạt động của men tiêu hóa và làm giảm tính ngon miệng của thức ăn.

Hình 3.3.26: Bánh dầu bông vải Bảng 3.3.7: Thành phần dinh dưỡng của một số nguồn đạm thực vật

Loại nguyên liệu Tỷ lệ (%) Bánh dầu đậu nành Bánh dầu bông vải Bánh dầu dừa Bánh dầu đậu phộng

Khối lượng khô 88 91 90 89

Đạm 45-48 41 21,5 45-48

Mỡ 1,9 1,4 1,6 1,1

Khoáng 6,2 6,5 7,0 4,5

Năng lượng thô (MJ/kg) 17,5 17,9 16,1 - Năng lượng tiêu hóa (MJ/kg) 13,5 9,1 - -

3.1.2. Nguyên liệu cung cấp năng lượng:

Năng lượng trong thức ăn của cá chủ yếu do tinh bột cung cấp.

Tinh bột là thành phần chủ yếu trong mô của các loại khoai củ, ngũ cốc và phụ phẩm nông nghiệp như cám gạo, bột mì…

* Cám gạo:

+ Là sản phẩm phụ của công nghiệp say xát.

+ Hàm lượng đạm trong cám gạo từ 8-13%.

+ Hàm lượng mỡ từ 7-13%.

+ Hàm lượng xơ biến động từ 11- 20%.

+ Giàu vitamin nhómB, vitaminE + Dễ bị ôi mốc, chua và vón cục.

Hình 3.3.27: Cám gạo - Bột mì và cám mì:

+ Hàm lượng đạm 10-14%. + Chứa hầu hết các vitamin B

Hình 3.3.28: Cám mì dạng bột, viên - Ngô:

+ Hàm lượng đạm 8-12%.

+ Hàm lượng tinh bột khoảng 60%.

+ Hàm lượng mỡ từ 4-6%. + Giàu vitamin B1 và vitamin E. + Dễ bị nhiễm nấm mốc.

Bảng 3.3.8: Thành phần dinh dưỡng của một số nguồn cung cấp tinh bột Tỷ lệ (%)

Nguồn Độ khô Đạm Mỡ Xơ Khoáng

Ngô vàng 88 8,5 3,6 2,3 1,3

Gạo 90 12,8 4,6 5,3 7,4

Cám gạo 91 12,8 13,7 11,1 11,6

Khoai lang khô 87 3,2 1,7 2,2 2,6

Khoai mì 87 0,9 1,7 0,8 0,7 Tấm 87 9,5 1,9 0,8 2,1 Lúa mì 88 12,9 1,7 2,5 1,6 Bột mì 88 11,7 1,2 1,3 0,4 Cám lúa mì 89 16,4 4,0 9,9 5,3 3.1.3. Các chất phụ gia Chất kết dính: Tăng độ bền của viên thức ăn, giảm thất thoát dinh dưỡng trong môi trường nước, giảm bụi: Tấm, bột mì, bột lá gòn.

Chất tạo mùi: Dùng để dẫn dụ, kích thích cá ăn thức ăn. Chất dẫn dụ thường dùng như: bột mực, bột nhuyễn thể, bột đầu tôm, dầu mực ...

Hình 3.3.31: Dầu gan mực Premix vitamin - chất khoáng: Bổ

sung vitamin và chất khoáng vào thức ăn cho cá;

Liều lượng từ 0,5-2% trọng lượng thức ăn tùy vào giai đoạn phát triển và tình hình sức khỏe của cá (hoặc theo chỉ dẫn của nhà sản xuất).

Hình 3.3.32: Vitamin

Chú ý:

- Nguyên liệu cung cấp năng lượng cần chú ý hàm lượng xơ:

+ Xơ nhiều làm giảm sự ngon miệng và giảm khả năng tiêu hóa thức ăn. + Ảnh hưởng đến độ kết dính của viên thức ăn.

- Với nguyên liệu cung câp chất đạm:

+ Cần phối chế thức ăn từ nhiều nguồn đạm.

+ Mức độ thay thế nguồn đạm bột cá bằng đạm động vật khác hoặc đạm thực vật không nên quá 50% và cần bổ sung premix khoáng, vitamin.

- Khi lựa chọn nguyên liệu nên dựa vào nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, giá thành rẻ.

3.2. Xác định thành phần nguyên liệu Một số công thức thức ăn tham khảo:

Bảng 3.3.9: Một số công thức thức ăn cho cá chép, trắm cỏ

Công thức 1 (24%Pr) Công thức 2 (23%Pr)

Nguyên liệu Tỷ lệ (%) Nguyên liệu Tỷ lệ (%)

Đỗ tương 40 Cám gạo 64

Ngô 59 Bột cá nhạt 35

Vitamin 0,5 Vitamin 0,5

Khoáng 0,5 Khoáng 0,5

Công thức 3 (24%Pr) Công thức 4 (26%Pr)

Nguyên liệu Tỷ lệ (%) Nguyên liệu Tỷ lệ (%)

Cám gạo 59 Khô đỗ tương 55

Bột cá nhạt 30 Cám gạo 25

Khô đỗ tương 10 Thóc 19

Vitamin 0,5 Vitamin 0,5

3.3. Chế biến thức ăn

Các bước tiến hành chế biến thức ăn:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Ngô, sắn khô, bột đậu tương, bột cá đã được nghiền nhỏ để riêng từng loại. Bước 2: Cân các loại nguyên liệu

Cân các nguyên liệu đã xác định theo công thức thức ăn định phối trộn. Bước 3: Làm chín các loại nguyên liệu như chất kết dính, cám, tấm, cá tạp Bước 4:

- Trộn các nguyên liệu chín với nguyên liệu tươi - Trộn các nguyên liệu khô với nguyên liệu ướt.

- Các nguyên liệu có tỷ lệ nhiều trộn trước, nguyên liệu có tỷ lệ ít trộn sau. - Trộn bổ sung vitamin C, premix khoáng (1%) vào thức ăn để kích thích cá ăn nhiều và tăng sức đề kháng.

Chuẩn bị nguyên liệu

Cân các loại nguyên liệu

Làm chín nguyên liệu

Trộn các nguyên liệu

Tạo viên

Bước 5: Tạo viên

Cuối cùng cho thức ăn vào máy ép cắt thức ăn thành dạng sợi ngắn hoặc viên hoặc vò thành viên nhỏ (nếu không có máy ép viên).

Hình 3.3.33: Tạo viên thức ăn

Một phần của tài liệu giáo trình chăm sóc cá nuôi nghề nuôi cá lồng bè nước ngọt (Trang 41 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)